7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 2024
Kế hoạch marketing là chiến lược giúp doanh nghiệp quảng cáo hiệu quả. Thông qua bản phác thảo có sẵn, bạn sẽ dễ dàng theo dõi mục tiêu và các hoạt động quảng bá. Nhờ đó, thương hiệu sẽ có hướng đi đúng đắn và đủ sức cạnh tranh với nhiều đối thủ khác. Vậy làm thế nào để tạo một bản kế hoạch marketing hoàn hảo. Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay qua bài viết bên dưới nhé.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch marketing (Marketing Plan) hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý những hoạt động liên quan đến marketing. Bản kế hoạch này được xây dựng như một tài liệu giúp thương hiệu vạch ra các định hướng và mục tiêu cho việc quảng cáo sắp tới. Cụ thể, bạn sẽ phải chuẩn bị thông tin về thị trường mục tiêu, chiến lược và cập nhật tình hình truyền thông ở thời điểm hiện tại.
Marketing Plan là chìa khóa giúp thương hiệu có chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch marketing song song với kế hoạch kinh doanh cho các mục tiêu dài hạn. Khi quảng bá một sản phẩm, bạn cần bắt đầu lập Marketing Plan để làm cơ sở thực hiện. Bản kế hoạch này có thể trải dài từ một đến nhiều năm.
Các nội dung quan trọng mà kế hoạch marketing sẽ có bao gồm phân tích về thị trường quảng cáo, thị trường mục tiêu, ngân sách và định hướng. Đặc biệt, bạn cần xây dựng chiến lược và thời gian cho từng mốc hoạt động một cách cụ thể.
Xem thêm: Marketing Plan là gì? Các bước xây dựng Marketing Plan chi tiết
Vai trò của việc lập mẫu kế hoạch Marketing
Khi triển khai chiến dịch, doanh nghiệp cần có bản kế hoạch Marketing mẫu. Tài liệu này đóng vai trò then chốt cho các hoạt động quảng bá. Vậy việc lập kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp như thế nào? Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay nhé.
- Việc lập kế hoạch marketing mẫu giúp bạn hệ thống được những nội dung ưu tiên mà mình cần phải làm.
- Kế hoạch marketing giúp việc quản trị trong doanh nghiệp thuận lợi hơn. Cụ thể, bạn có thể xác định được những mục tiêu, nguồn lực, cơ hội kinh doanh và chiến lược cần thực hiện.
- Marketing Plan giúp bạn hình dung được cơ sở để thực hiện hoạt động. Tài liệu sẽ chỉ rõ về định hướng, ngân sách, thời điểm và lộ trình quảng cáo. Đồng thời, kế hoạch marketing cũng là căn cứ để ban điều hành giám sát và đánh giá quá trình thực hiện những hoạt động này.
- Kế hoạch marketing giúp bạn xác định được nhiều mục tiêu chính. Mỗi marketing plan sẽ có nội dung khác nhau như kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ, định vị thương hiệu, chăm sóc khách hàng hoặc phân khúc thị trường.
- Marketing Plan giúp doanh nghiệp phát triển đúng định hướng và tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Kế hoạch marketing là cơ sở giúp ban điều hành truyền thông đến các bộ phận theo một thể thống nhất. Mỗi phòng ban sẽ làm việc theo đúng kế hoạch chung. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động nhịp nhàng và không xảy ra nhiều xung đột.
Xem thêm: Mẫu lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện, thương hiệu hiệu quả
Các bước lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp hoàn chỉnh
Bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh yêu cầu rất nhiều nội dung. Chính vì thế, bạn cần xây dựng dựa trên các bước cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu được bản kế hoạch và tránh thiếu sót thông tin. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay các bước lập marketing plan nhé.
Nắm rõ những thông tin của doanh nghiệp
Để có mẫu marketing plan hiệu quả, việc hiểu rõ về mô hình làm việc của doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, bạn phải biết thông tin về dịch vụ hoặc sản phẩm, định hướng, mục tiêu và cách thức kinh doanh của công ty. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ về doanh nghiệp để áp dụng cho bản kế hoạch.
Bên cạnh việc thu thập dữ liệu có sẵn, bạn hãy sử dụng mô hình SWOT. Mỗi chữ cái sẽ tượng trưng cho những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải. Sau khi phân tích, bạn sẽ có thêm nhiều chiến lược và ý tưởng dựa trên tình hình của công ty. Từ đó, việc xây dựng kế hoạch marketing sẽ phù hợp hơn.
Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu
Thị trường mục tiêu là yếu tố không thể thiếu khi làm marketing. Việc xác định được đối tượng chính xác sẽ giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Đồng thời, chiến lược quảng cáo cũng đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.
Khi lập kế hoạch marketing, bạn hãy xác định tệp khách hàng chính của mình. Đặc biệt, bạn phải tập trung vào những thông tin như tuổi tác, giới tính, hành vi, thói quen mua sắm. Một phương pháp mà nhiều thương hiệu áp dụng để tạo chiến lược là tìm câu trả lời cho các câu hỏi xoay quanh khách hàng. Bạn hãy tìm hiểu nhu cầu, thời gian và lí do vì sao người tiêu dùng chọn sử dụng sản phẩm của mình.
Xem thêm:
- Target là gì? 7 khái niệm liên quan và cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
- Target Market là gì? Tầm quan trọng, cách xác định, phân loại và ví dụ về Target Market
Xác định và triển khai phân tích đối thủ
Mỗi thương hiệu khi kinh doanh đều sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, bạn cần xác định và phân tích kỹ về những doanh nghiệp tiềm năng cùng lĩnh vực. Điều này giúp bạn đủ sức cạnh tranh với những đối thủ lớn trên thị trường và không bị thương hiệu nhỏ hơn vượt mặt.
Để bắt đầu phân tích, bạn hãy tìm kiếm những thông tin như điểm mạnh, điểm yếu, mô hình và chiến lược quảng cáo của đối thủ. Những dữ liệu này sẽ giúp bạn biết được lợi thế và yếu điểm của thương hiệu khác. Từ đó, bạn có thể so sánh và tận dụng cho kế hoạch marketing của mình. Đặc biệt, việc tìm hiểu đối thủ cũng là cơ hội để bạn sẵn sàng đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Thiết lập mục tiêu Marketing
Khi tạo kế hoạch marketing mẫu, bạn hãy xác định mục tiêu và lộ trình cụ thể. Để marketing plan đạt hiệu quả, bạn nên xem xét tình hình và khả năng của doanh nghiệp nhằm tìm mục tiêu phù hợp. Những mong muốn của thương hiệu có thể là đạt doanh số cao hơn, tiếp cận người tiêu dùng nhiều hơn hoặc đẩy mạnh thị trường. Khi đã lựa chọn xong mục tiêu, bạn hãy hoàn thành đúng theo kế hoạch đã đề ra.
Hoạch định chiến lược Marketing sơ bộ
Sau khi thiết lập được mục tiêu, bạn hãy bắt tay vào hoạch định chiến lược. Ở mỗi tệp khách hàng mà thương hiệu nhắm tới, bạn cần liệt kê đầy đủ nhiệm vụ để triển khai. Điều này cũng giúp bạn quản lý được các hoạt động và kịp thời sửa chữa nếu có vấn đề.
Xem thêm: Strategy vs tactics sự khác biệt là gì?
Xây dựng ngân sách cho kế hoạch Marketing
Mỗi kế hoạch marketing đều phải xây dựng dựa trên ngân sách. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp để tạo marketing plan phù hợp. Việc triển khai vượt quá ngân sách sẽ mang đến nhiều rủi ro. Cụ thể, bạn hãy đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi như chi phí sẽ được thông qua bởi ai và ngân sách chi cho kế hoạch marketing là bao nhiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí khi triển khai.
Kiểm tra lại bản kế hoạch Marketing trước khi triển khai
Cuối cùng, bạn cần kiểm tra lại kế hoạch marketing mẫu trước khi bắt đầu thực hiện. Việc rà soát này cần sự hỗ trợ và đánh giá từ nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ đóng góp ý kiến và lập tức chỉnh sửa nếu kế hoạch có vấn đề. Việc kiểm tra kỹ càng sẽ tránh được nhiều rủi ro khi thực hiện.
Mẫu ví dụ về xây dựng bản kế hoạch cho sản phẩm mới
Khi ra mắt sản phẩm mới, các thương hiệu nổi tiếng đều có kế hoạch marketing kỹ càng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả quảng cáo và tiếp cận được nhiều khách hàng. Nếu marketing plan vẫn là khái niệm khá mới với bạn, hãy cùng TopOnSeek tham khảo ngay hai kế hoạch marketing mẫu đến từ Forbes và Contently nhé.
Xem thêm: Kế hoạch Marketing: 5 ví dụ tốt nhất nên bỏ túi ngay
Mẫu kế hoạch Marketing của Forbes
Forbes là công ty truyền thông sản xuất tạp chí hàng đầu tại Mỹ. Trong giới marketing, Forbes nổi tiếng với bản kế hoạch quảng cáo thu hút hơn 4 triệu lượt xem. Mẫu marketing plan này là ví dụ tuyệt vời cho nhiều doanh nghiệp tham khảo. Cụ thể, kế hoạch bao gồm 15 nội dung chính là:
- Tổng quan
- Khách hàng mục tiêu.
- Chiến lược tiếp thị thu hút
- Chiến lược về giá và định vị thương hiệu.
- Kế hoạch phân phối sản phẩm.
- Chương trình khuyến mãi.
- Cẩm nang tiếp thị.
- Chiến lược quảng cáo.
- Chiến lược marketing trực tuyến.
- Chiến lược chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
- Kế hoạch liên doanh và Hợp danh.
- Chiến lược quảng bá.
- Chiến lược tăng giá.
- Chiến lược giữ chân khách hàng.
- Dự toán về tài chính.
Mẫu kế hoạch Marketing của Contently
Điểm độc đáo của Contently là tận dụng các chiến lược marketing cũ. Phương pháp này giúp doanh nghiệp tiếp tục phát huy điểm mạnh có từ chiến dịch trước đó. Nhờ vậy, kế hoạch quảng cáo sau sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Những hạng mục có trong kế hoạch marketing của Contently là:
- Điều chỉnh nội dung mục tiêu và KPI.
- Xác định được tính cách và đặc điểm của khách hàng.
- Đổi mới nội dung ở mỗi giai đoạn.
- Xác định kênh quảng cáo mang đến hiệu quả cao.
- Xác định những nội dung mà khách hàng quan tâm.
- Phân tích nhu cầu về nguồn lực trong doanh nghiệp.
Để quảng bá sản phẩm và thương hiệu, kế hoạch marketing là yếu tố không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Marketing plan giúp bạn xác định được mục tiêu và giám sát hoạt động quảng cáo. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường. Nếu đang là một marketer, TopOnSeek hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Hãy tận dụng ngay nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành