Khách hàng tiềm năng là gì? Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng có khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Cùng TopOnSeek tìm hiểu thêm về khách hàng tiềm năng qua bài viết dưới đây.
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là những cá nhân, nhóm người có mong muốn hoặc nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ hay sản phẩm mà doanh nghiệp sở hữu và cung cấp. Họ có thể chưa trả tiền để mua sản phẩm nhưng lại có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm đó. Nhóm người này cũng có thể đang cần thời gian để tìm hiểu thông tin về dịch vụ hoặc sản phẩm trước khi quyết định mua sắm và thanh toán.
Dưới đây là cách xác định khách hàng tiềm năng theo mô hình phễu Marketing:
- Những người chưa biết đến thương hiệu/doanh nghiệp của bạn hoặc chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
- Những người đang gặp vấn đề và đang muốn tìm giải pháp có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Những người đang có xu hướng phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm giữa bạn với doanh nghiệp đối thủ.
- Những người đã/đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đối thủ.
Có 2 yếu tố chính giúp doanh nghiệp của bạn xác định nhóm khách hàng tiềm năng:
- Những người phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu của bạn.
- Những người bạn có thể thuyết phục để họ chi tiền cho việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, từ đó biến họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
- Customer experience là gì? Làm gì để đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng?
- Định vị thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của định vị thương hiệu
- Organic traffic là gì? Vai trò của organic traffic trong SEO & Marketing
- CLV (Customer Lifetime Value) là gì? Công thức tính giá trị vòng đời khách hàng
Vai trò của nghiên cứu thị trường khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu về khái niệm của thuật ngữ “khách hàng tiềm năng”, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những vai trò của việc nghiên cứu thị trường khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp. Dưới đây là 3 vai trò chính bạn có thể tham khảo:
Tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp một cách trực tiếp
Một trong những điểm sáng đầy thu hút của nhóm khách hàng tiềm năng này là việc mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao. Họ là những người trực tiếp chốt đơn – chi tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ khi từ những người tìm đọc thông tin về sản phẩm/dịch vụ, cho đến giai đoạn tìm hiểu sản phẩm – cân nhắc rồi trở thành khách hàng thực sự. Từ đó trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Khách hàng tiềm năng chính là kênh Marketing 0Đ
Giai đoạn chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự rồi trở thành khách hàng trung thành là một quá trình khá đơn giản nếu có một sự khởi đầu thành công. Khi đó, khách hàng sẽ là một kênh Marketing 0Đ vô cùng giá trị cho thương hiệu/doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể thông qua hình thức truyền miệng (Word Of Mouth) và kêu gọi người thân, bạn bè và các mối quan hệ xung quanh sử dụng sản phẩm. Yếu tố tiên quyết để đạt được điều này thì trước tiên chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn phải thật tốt và được đầu tư kỹ càng.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả bán hàng và Marketing
Việc xác định chính xác khách hàng tiềm năng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả bán hàng và kế hoạch Marketing của bạn. Bởi, về bản chất thì bán hàng và Marketing đơn giản là tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ bằng chính sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Xem thêm:
10 chiến thuật xây dựng khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất
9 bước tối ưu landing page với khách hàng tiềm năng
Lead là gì? 3 mức độ Lead quan trọng trong Marketing 2023
Cách xác định chân dung khách hàng (Customer Persona) trong Marketing
Sapo là gì? Cách viết sapo hay, thu hút
Cách tìm kiếm và nhận biết chân dung khách hàng tiềm năng
Để hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng có hiệu quả tốt, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp mà TopOnSeek gợi ý ngay dưới đây:
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến là một công cụ giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Công cụ dễ nhận biết nhất là website cá nhân/doanh nghiệp hoặc đặt banner quảng cáo của doanh nghiệp trên trang tìm kiếm Google. Với cách quảng cáo này, bạn có thể đặt mức chi phí hàng tháng cho việc quảng cáo và theo dõi hiệu quả từng đợt chiến dịch một cách chủ động và thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo hình thức Email Marketing.
Sử dụng báo chí
Sử dụng báo chí cũng là một phương pháp lý tưởng cho việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, hình thức này không được khuyến nghị sử dụng khi bạn vừa mới chạy quảng cáo, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Nếu mới sử dụng hình thức này lần đầu tiên thì bạn nên thử nghiệm một vài mẫu quảng cáo nhỏ để xem hiệu quả mang thế nào rồi tiếp tục suy xét việc đầu tư. Hạn chế việc đốt tiền vào công cụ này mà không đạt được kết quả mong muốn.
Sử dụng Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
Ngày nay, việc thực hiện Affiliate Marketing đã không còn xa lạ. Việc này không chỉ tăng khả năng nhận diện thương hiệu của bạn nhanh hơn mà còn hỗ trợ thúc đẩy khách hàng có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của bạn thực hiện chuyển đổi mua hàng.
Bạn có thể tham khảo quảng cáo sản phẩm/dịch vụ theo mô hình PPC (pay per click) hoặc PPA (pay per action) bởi những người nổi tiếng (publisher) có phong cách phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Học tập từ đối thủ
“Biết người, biết ta – Trăm trận, trăm thắng”. Hiểu rõ đối thủ, liệt kê và tham khảo các ý tưởng/chiến lược từ các đối thủ cạnh tranh chính là một nước cờ khôn ngoan trong kinh doanh. Điều này không có nghĩa là bạn sao chép hay sử dụng chiêu trò đánh bại họ mà để bạn nắm rõ hoạt động của đối thủ và biết được họ đã và đang làm gì, từ đó lên kế hoạch và tìm kiếm thế mạnh của chính mình để hoàn thiện tốt hơn. Bước trước đối thủ một bước mở rộng cơ hội cạnh tranh cho mình.
Quảng bá sản phẩm qua các sự kiện xã hội
Việc quảng bá sản phẩm qua các sự kiện xã hội như các hội chợ, triển lãm, là cách thức lý tưởng để bạn mang sản phẩm/dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Ngoài ta, bạn nên kết hợp song song với mạng lưới quan hệ cá nhân để mở rộng phạm vi quảng cáo. Chẳng hạn như bạn có thể chia sẻ sản phẩm của mình đến người thân, bạn bè để họ trải nghiệm, sử dụng và giới thiệu đến cho những người quen khác.
Đăng tin trên các diễn đàn
Một trong những cách tiếp cận khách hàng tiềm năng khá đơn giản là đăng tin lên các diễn đàn, trang rao vặt. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn cần phải kiên trì và thực hiện với tần suất đăng liên tục và đều đặn để Google nhanh chóng chú ý đến website cũng như các thông tin mà bạn chia sẻ lên mạng xã hội.
Phân tích khách hàng hiện tại
Nếu bạn đã từng kinh doanh thì sẽ biết rằng, không phải cứ đưa sản phẩm của mình ra thị trường là sẽ có người mua. Điều này có thể đúng với mấy chục năm về trước, nhưng không còn đúng trong thời điểm hiện tại. Trong thời buổi công nghệ phát triển như ngày nay với vô số các lựa chọn, nhóm người tiêu dùng càng trở nên khó tính và thông minh trong tiêu dùng hơn.
Để bán được hàng, doanh nghiệp cần có một chiến lược nhất quán, từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng đến việc phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu và tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp thực hiện xây dựng các chiến lược Marketing, chăm sóc, tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyện nghiệp.
Để phân tích và hiểu được insight khách hàng, bạn có thể tiến hành tìm hiểu và phân tích khách hàng hiện tại hoặc tiến hành khảo sát qua các biểu mẫu. Nên nhớ rằng khách hàng hiện tại chính là nhóm khách hàng tiềm năng trước đó, đây là nguồn dữ liệu tuyệt vời để giúp bạn hiểu hơn về khách hàng, nhóm người đã từng ra quyết định mua hàng từ bạn.
Phân biệt nhóm khách hàng mục tiêu và nhóm khách hàng tiềm năng
Như chúng ta đã biết, khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng doanh nghiệp đã nhắm đến ngay từ đầu. Họ có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng mục tiêu gồm 2 loại: Nhóm khách hàng tiềm năng và nhóm khách hàng thực sự. Có thể nói, khách hàng mục tiêu bao gồm luôn cả khách hàng tiềm năng.
Khác với nhóm khách hàng thực sự, khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ và có điều kiện để chi trả, tuy nhiên, họ vẫn chưa bỏ tiền để sở hữu sản phẩm. Ngược lại, khách hàng thực sự thì đã chi trả một khoản phí nhất định để sử dụng dịch vụ/sản phẩm.
Việc phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp mang về nhiều lợi ích thực tế như:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc nghiên cứu, phân loại từng nhóm khách hàng.
- Giúp cho việc tư vấn và chăm sóc khách hàng trở nên dễ dàng hơn.
- Việc phân loại nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp cho mục tiêu chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá kết quả kinh doanh rõ ràng và chi tiết hơn.
Hiệu quả của việc làm Marketing thể hiện ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và mở rộng tệp khách hàng này. Điều đó không chỉ chứng tỏ năng lực của người làm Marketing mà còn chứng minh hiệu quả kinh doanh cũng như đường lối phát triển của một doanh nghiệp. Bài viết trên đây của TopOnSeek đã tổng hợp “tất tần tật” về khách hàng tiềm năng. Hy vọng nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn! Chúc bạn và doanh nghiệp của mình thành công!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành