star star star star star

KOC là gì? 6 điểm khác biệt giữa nghề KOL và KOC trong Marketing

affiliate marketing các nền tảng koc chi phí koc koc accesstrade koc là gì koc marketing kol marketing phân biệt koc/kol
avt
Hiền Trần
09 tháng 5, 2023  

Trong thời đại công nghệ hiện nay, thuật ngữ KOC là gì? đang trở thành xu hướng mới, làn sóng mới đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân, hình ảnh key visual, được doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu trong các chiến dịch Marketing. Vậy KOC là gì? Cùng TOS tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau.

Xem thêm:  

KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng chủ chốt. Công việc chính của KOC là đưa ra đánh giá, cảm nhận về một sản phẩm, giúp định hướng hành vi của người tiêu dùng. KOC được hình thành dựa trên hoạt động cơ bản của KOLInfluencer (người có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường).

Mặc dù hầu hết KOC không có lượng người hâm mộ lớn, nhưng họ chính là chìa khóa giúp mở ra cánh cửa quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nếu vai trò của KOL là đảm bảo “độ phủ sóng” của thương hiệu thì KOC có nhiệm vụ đưa ra những đánh giá chân thực nhất về sản phẩm.

KOC là gì? KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng chủ chốt

KOC là gì? KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng chủ chốt (Nguồn: TOS)

Người tiêu dùng thường đánh giá cao KOC hơn nhờ vào giá trị xác thực và độ đáng tin cậy của hình thức marketing này. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, tiếp thị KOC phổ biến rộng rãi trên các nền tảng Facebook, TikTok và Youtube.

Một số KOC nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Call me Duy: một trong những beauty blogger hoạt động năng nổ trong cộng đồng review làm đẹp.
  • Nguyễn Bùi Nam Phương: TikToker nổi tiếng với những clip hướng dẫn phối quần áo và review sản phẩm làm đẹp.
  • Bé Đăng: Food Blogger với hơn 350.000 lượt theo dõi trên TikTok.
  • Châu Muối: Content Creator trên TikTok với hơn 1 triệu lượt theo dõi, nội dung của Châu xoay quanh các chủ đề như: đời sống hằng ngày, nấu ăn và du lịch.
  • A Dinh SG: Một tiktoker nổi tiếng với những clip review du lịch và cuộc sống đời thường của anh mang phong cách hài hước. A Dinh sở hữu cho mình kênh tiktok với hơn 1 triệu lượt theo dõi.

Xem thêm: 

Sự khác nhau giữa nghề KOL và KOC là gì?

Mặc dù độ phổ biến cao, trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa KOC và KOL. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa KOL và KOC? Dưới đây là ba tiêu chí lớn chỉ ra sự khác nhau giữa hai hình thức tiếp thị này.

Các tiêu chí chính phân biệt KOC và KOL
KOC là gì? Các tiêu chí chính phân biệt KOC và KOL (Nguồn:Internet) 

Xem thêm: Nghề SEO là gì? Học làm SEO như thế nào hiệu quả?

1. Quy mô khán giả và khả năng tiếp cận khách hàng

KOL:

  • Mức độ nổi tiếng của KOL sẽ dựa trên chính lượng người theo dõi (followers) trên các nền tảng social media như: Facebook, Instagram, TikTok và Youtube.
  • Chia thành các nhóm như: Nano KOL (10k – 20k người theo dõi) hoặc Macro KOL (Tối đa 500k người theo dõi).
Khác biệt lượng theo dõi của KOL và KOC là gì?
Lượng người theo dõi của KOL thường nhỉnh hơn (Nguồn: Internet)

KOC:

  • Hầu hết KOC có lượng người theo dõi thấp hơn KOL, nhưng lại nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn.
  • Trên thực tế, các nhãn hàng sử dụng tiếp thị KOC chủ yếu để khảo sát mức độ hài lòng và phản ứng của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của họ.

2. Tính chủ động của KOC và KOL

KOL:

Các nhãn hàng sẽ chủ động tiếp cận với các KOL để thực hiện việc ký hợp đồng quảng cáo, đồng thời sẽ trả lương trực tiếp hoặc thông qua các hình thức khuyến mãi để quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

KOC:

Vì vai trò của KOC là người tiêu dùng, cho nên họ sẽ tự chủ động lựa chọn sản phẩm để trải nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách đưa bài đánh giá của mình lên các trang mạng xã hội, sau đó nhận lại tiền hoa hồng từ chủ nhãn hàng dựa trên số đơn hàng mà Key Opinion Consumer bán được cho người tiêu dùng.

3. Mức độ tin cậy khi đánh giá thương hiệu

KOL:

  • Để mà so sánh, những người theo dõi KOL nhận thức được sự hợp tác có lợi đôi bên giữa thương hiệu và Influencer, vì thế, độ uy tín và tính xác thực của các KOL không mạnh bằng KOC.
  • Bên cạnh đó, do những trường hợp bê bối của một vài Influencer, người tiêu dùng bắt đầu mong cầu nhiều hơn vào những nội dung không bị tác động về mặt lợi ích thương mại.

KOC:

  • Các bài đánh giá từ KOC có độ tin cậy cao hơn đối với người tiêu dùng vì những đánh giá/nhận xét sản phẩm không bị phụ thuộc vào bất cứ yếu tố quảng cáo hay bất kỳ lợi ích thương mại chủ quan nào.
  • Họ sẽ là người chủ động lựa chọn sản phẩm sau đó đưa ra những đánh giá khách quan và chân thực nhất chứ không nhất quyết phải chạy theo kịch bản có sẵn bên phía thương hiệu đưa ra.
Tính xác thực của KOL/KOC
KOC là gì? KOC là người tiêu dùng sản phẩm và đưa ra những đánh giá khách quan dựa vào trải nghiệm cá nhân (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Làm KOL là gì? Cách để thành công với nghề KOL 

KOC cần có tố chất gì?

KOC đã trở thành phương pháp tiếp cận hiệu quả giúp thương hiệu xây dựng và cải thiện niềm tin với khách hàng. Để trở thành một KOC chuyên nghiệp luôn đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau. 

Hiểu rõ thế mạnh bản thân

Ngày nay, giữa vô vàn KOC nổi lên ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau thì các KOC cần thực sự hiểu thế mạnh của bản thân, những mong muốn, mục tiêu đang hướng đến và tập trung phát triển trong một lĩnh vực cụ thể. Thay vì chỉ chia sẻ thông tin, đánh giá chung chung hoặc lấy ý tưởng từ người khác, hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và mục tiêu cá nhân. Điều này sẽ giúp tồn tại và phát triển trong một môi trường KOC ngày càng cạnh tranh.

Xác đinh đúng khách hàng mục tiêu

Để trở nên thành công trong một lĩnh vực nhất định, KOC cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách phân tích các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thói quen, sở thích và thu nhập. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tìm ra cách thích hợp nhất để phục vụ và thuyết phục đối tượng đó.

Kiến thức chuyên môn và trải nghiệm sản phẩm

Kiến thức chuyên môn và trải nghiệm sản phẩm là yếu tố then chốt giúp các KOC đưa ra những nhận xét đánh giá đúng nhất. KOC cần sở hữu kiến thức và kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng các sản phẩm, đặc biệt là trong các lĩnh vực mỹ phẩm và thời trang. Việc này giúp họ có thể chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chi tiết với cộng đồng, từ đó tăng sự tin tưởng và thu hút sự quan tâm từ người theo dõi.

Khả năng tương tác và giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội là yếu tố quan trọng đối với KOC. Họ thường phải tương tác với đông đảo người theo dõi trên các mạng xã hội như trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc và tạo sự tương tác tích cực. Điều này đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả, từ đó thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin từ người theo dõi. Bên cạnh đó, khả năng tương tác xã hội tốt cũng giúp KOC xây dựng mối quan hệ tốt với người theo dõi, tạo sự gần gũi và tin tưởng. Điều này có thể tăng cường lượng tương tác và sự ủng hộ từ cộng đồng.

Đam mê với những sản phẩm/dịch vụ

KOC là người có ảnh hưởng rất lớn đến mọi quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Sự tận tâm và những đánh giá bổ ích từ phía KOC sẽ giúp khách hàng tin tưởng và mua sản phẩm. 

Sự ủng hộ từ cộng đồng

Sự ủng hộ và niềm tin từ cộng đồng chính là động lực quan trọng giúp KOC sản xuất nội dung chất lượng, thu hút sự quan tâm và tăng cường ủng hộ từ người theo dõi. Để trở thành một KOC nổi bật, cần xây dựng một cộng đồng người theo dõi trung thành, bằng cách cung cấp đánh giá chân thực và tâm huyết, cũng như giới thiệu sản phẩm một cách công bằng và khách quan nhất có thể.

Xem thêm: Cách dùng SEO để thay thế chi phí quảng cáo 

Tại sao ở Việt Nam đang có xu hướng chuyển từ KOL sang KOC?

  • Tiết kiệm chi phí hơn cho nhãn hàng: Khi hợp tác với KOL, nhãn hàng phải chi trả một khoản tiền booking tỷ lệ thuận với độ nổi tiếng của KOL. KOL càng nổi tiếng thì số tiền mà nhãn hàng phải chi trả sẽ càng cao, chưa kể đến những phát sinh khác trong quá trình sáng tạo nội dung hay các sản phẩm truyền thông đi kèm.
  • Góp phần tăng doanh thu hiệu quả: KOC trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, sau đó đưa ra những đánh giá cá nhân chân thực nhất mà không bị tác động bởi nhãn hàng. Chính vì thế, những đánh giá của KOC sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn tới khách hàng,  hỗ trợ quyết định mua hàng của người tiêu dùng và tăng hiệu quả kinh doanh cho nhãn hàng, thương hiệu.
  • Tính xác thực, độ tin cậy cao hơn: So sánh với Marketing KOL thì KOC mang đến cho người tiêu dùng những thông tin hữu ích và tính xác thực cao hơn, từ đó tăng độ tin tưởng của người tiêu dùng giúp nâng cao tỷ lệ mua hàng hơn. Thêm vào đó còn khiến người tiêu dùng có cái nhìn thiện cảm về thương hiệu.

Xem thêm: Social Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Social Marketing

KOC Marketing tiết kiệm chi phí hơn KOL
KOC Marketing giúp thương hiệu tiết kiệm chi phí hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách thức kiếm tiền của KOC như thế nào?

Hình thức mà KOC và KOL kiếm tiền không có sự khác biệt nhiều. Nguồn thu nhập của họ sẽ tới từ việc quảng cáo qua các clip review trên các nền tảng như TikTok, Youtube, tham gia làm mẫu ảnh, tham dự các sự kiện, chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu.

Tạo thu nhập thông qua Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một trong những hình thức dễ và rất phổ biến hiện nay mà các bạn từ micro influencer cho đến macro influencer áp dụng để tạo ra nguồn thu. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất hình thức này đơn giản là bạn sẽ đánh giá sản phẩm mình đã sử dụng và gắn link mua hàng trên mô tả của bài đăng. 

Cách thức kiếm tiền thông qua Affiliate Marketing của KOC là gì?
Cách thức kiếm tiền thông qua Affiliate Marketing (Nguồn: Internet)

Sau khi gắn link sản phẩm, nếu có người vào mua hàng thông qua đường link KOC chia sẻ thì KOC sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng. Mức hoa hồng mà KOC kiếm được sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như mức chi tiêu của khách hàng khi click vào link.

Bên cạnh đó, KOC có thể kiếm tiền thông qua Affiliate Marketing bằng các đường link liên kết trực tiếp tới website của các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada,…

Kiếm tiền bằng hình thức Livestream được tài trợ bởi thương hiệu

Hình thức kiếm tiền rất “hot” hiện nay đối với KOC là livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Chính vì sự thịnh hành rộng rãi của hình thức này mà TikTok đã cho ra đời TikTok Shop để đáp ứng nhu cầu booking KOC của các thương hiệu, nhãn hàng, các shop kinh doanh online.

Hình thức tăng thu nhập thông qua livestream của KOC là gì?
Kiếm tiền thông qua hình thức livestream trên nền tảng mạng xã hội (Nguồn: Internet)

Các KOC sẽ vừa phát sóng trực tiếp bán hàng, vừa trò chuyện vui vẻ cũng người theo dõi. Đặc biệt là nền tảng livestream bán hàng trên TikTok còn cho phép người theo dõi bấm vào link mua hàng trực tiếp trên livestream mà không cần chuyển qua trang khác, làm gián đoạn quá trình theo dõi livestream.

Sáng tạo nội dung hấp dẫn

Đây là hình thức tựa như review sản phẩm nhưng quy mô lớn và đầu tư hơn. Ví dụ như các quán ăn sẽ gửi lời mời trải nghiệm quá trình ăn uống tại quán của họ để đổi lấy những bài đánh giá dịch vụ trên kênh của KOC . Hay là những shop thời trang sẽ tài trợ quần áo, phụ kiện để KOC lên những clip phối đồ, mix & match,…

Cách kiếm tiền của KOC là gì? Thông qua sáng tạo nội dung do thương hiệu tài trợ
KOC là gì? Thương hiệu tài trợ cho các nội dung review sáng tạo (Nguồn: Internet)

Tùy thuộc vào loại chiến dịch, sản phẩm mà các KOC sẽ trao đổi với thương hiệu về khoản tài trợ, cách thức thực hiện và quyền lợi được hưởng. Ngoài ra, đối với những KOC có mức độ nổi tiếng nhất định, họ còn có thể kiếm tiền qua những lời mời tham gia event ra mắt sản phẩm mới để PR cho các thương hiệu, nhãn hàng. 

Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO chất lượng và hiệu quả

Các nhãn hàng, thương hiệu tận dụng lợi thế của KOC như thế nào?

Nếu bạn đưa ra thị trường một sản phẩm thành công, bạn sẽ có nhiều lợi thế trong việc thu hút sự chú ý của các KOC, những người sẽ giúp truyền tải thông tin sản phẩm của bạn. Nhưng nếu các nhãn hàng muốn thực sự tận dụng tối đa ưu thế của tiếp thị KOC, họ cần tích cực khuyến khích và thúc đẩy lợi thế tiềm năng của hình thức tiếp thị này.

Các nhãn có thể cân nhắc để tận dụng những lợi ích của tiếp thị KOC dưới đây:

  • Độ nhận diện thương hiệu: Các KOC có khả năng sáng tạo những chủ đề mới mẻ về thương hiệu của bạn hoặc một số sản phẩm nhất định của thương hiệu, từ đó giúp khơi gợi, thúc đẩy sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng.
  • Nội dung có tính truyền tải cao: Nội dung các KOC truyền tải dựa trên đánh giá và nhận xét chân thực thông qua quá trình trải nghiệm sản phẩm của họ, điều này giúp thúc đẩy cuộc thảo luận về sản phẩm, góp phần quảng bá sản phẩm.
  • Tạo sự gắn bó lâu dài với các khách hàng tiềm năng: Các KOC sau đó có thể mời những người theo dõi của họ đưa ra ý kiến ​​và đánh giá cá nhân. Điều này sẽ giúp tăng độ tương tác và giúp chuyển đổi lượng người theo dõi thụ động sang hoạt động tích cực hơn.
  • Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của người tiêu dùng KOC đến khách hàng tiềm năng: Có khoảng hơn 2/3 người tiêu dùng đồng ý rằng đánh giá trực tuyến là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đưa ra quyết định của họ. Đem yếu tố KOC vào chiến lược marketing sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong việc gia tăng uy tín thương hiệu.

Tham khảo thêm: QC là gì? QC làm gì? Các phương pháp QC

Những bước để bắt đầu một chiến dịch hiệu quả cho Marketing KOC là gì?

Với vai trò một nhà tiếp thị, bạn luôn mong muốn đi đầu trong các kỹ thuật marketing mới và hiệu quả nhất, và tiếp thị KOC chắc chắn là một trong những hình thức nhận được sự chú ý nhất hiện nay. Nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để tiếp thị KOC hiệu quả cho thương hiệu của bạn?

Phương pháp bắt đầu chiến dịch KOC là gì
Tiếp thị KOC sao cho hiệu quả? (Nguồn: Internet)

1. Thu hút KOC như thế nào?

  • Tạo ra một sân chơi khuyến khích và thúc đẩy khách hàng đưa ra những đánh giá trên các nền tảng thương mại điện tử của bạn. Trang đánh giá là một trong những cách tốt nhất để thu hút các KOC tiềm năng. Ngoài ra, bằng cách này, thương hiệu cũng thúc đẩy được sự tương tác với người dùng trực tuyến và tăng mức độ tìm kiếm trên mạng xã hội của thương hiệu.
  • Đưa ra các chiến dịch quảng cáo nhắm đến đối tượng khách hàng lý tưởng và tiềm năng của bạn.
  • Tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội những người dùng có mức độ tương tác với thương hiệu của bạn nhiều nhất.

2. Xem xét lựa chọn KOC ra sao?

Sau bước kết nối là bước xem xét đánh giá để xác định ai có thể trở thành KOC của thương hiệu. Có 3 tiêu chí để xem xét lựa chọn KOC lý tưởng, đó là:

  • KOC có một kênh truyền thông bao gồm những người theo dõi chất lượng.
  • KOC có hiểu biết và thật sự quan tâm tới thương hiệu.
  • KOC thuộc nhóm thị trường mục tiêu của thương hiệu.
KOC là gì - Xem xét, lựa chọn KOC thích hợp
Lựa chọn KOC thật sự phù hợp với thương hiệu của bạn (Nguồn: Internet)

3. Làm các thỏa thuận hợp tác với KOC

Bước cuối cùng sau khi đã xác định được các KOC phù hợp là bước thỏa thuận hợp tác. Vậy chúng ta thỏa thuận hợp tác như thế nào? Có thể áp dụng một số cách như:

  • Tạo ra các hoạt động livestream cho các KOC để giúp tiếp cận mạng lưới người theo dõi của họ cho thương hiệu.
  • Gửi tặng sản phẩm để khuyến khích họ đánh giá và đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Đưa ra nhiều chiến dịch hơn nữa để khuyến khích sự hưởng ứng của họ.

Tham khảo thêm: IT là gì? Học và làm IT: Yêu cầu và cơ hội việc làm [Cập nhật 2023]

Khi nào nên sử dụng KOC, KOL cho các chiến dịch Marketing

Về KOL: 

Khi tương tác với KOL, việc đánh giá và chọn lựa nền tảng phù hợp là quan trọng. Ví dụ, một KOL có thể không phát huy hiệu quả trên TikTok, nhưng lại thích hợp hơn khi đăng bài trên Facebook hoặc Instagram. Dưới đây là một số trường hợp hợp tác với KOL:

Chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới: Hợp tác với KOL là một cách hiệu quả để tăng sự nhận biết sản phẩm mới. Gửi sản phẩm cho KOL để họ tạo bài viết, video giới thiệu hoặc đánh giá trên mạng xã hội, từ đó thu hút sự chú ý của khán giả và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Gương mặt đại diện trong mùa lễ: KOL có thể trở thành đại sứ thương hiệu, mang thương hiệu đến với công chúng. Khi chọn đúng đại sứ thương hiệu phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng, chiến dịch marketing có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Về KOC

KOC phù hợp với những chiến dịch giúp thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn. KOC có thể tạo niềm tin từ khách hàng thông qua các đánh giá và review, từ đó điều hướng khách hàng đến website hoặc các trang thương mại điện tử để mua sản phẩm.

Xem thêm: Phương tiện truyền thông xã hội

Chi phí cho KOC liệu có “đắt đỏ” không?

Nói một cách đơn giản là không, tiếp thị KOC vẫn có thể miễn phí. Hoạt động tiếp thị của KOC chủ yếu dựa trên các ưu đãi sản phẩm để thử nghiệm và bạn không cần phải ký bất kỳ hợp đồng nào để chính thức hóa quan hệ đối tác của KOC. 

Ngoài ra, bạn có thể chủ động trong việc quyết định cách thức bạn sẽ thanh toán cho KOC của mình, là thông qua thanh toán tiền trực tiếp hoặc quà tặng, khuyến mãi để thúc đẩy các bài đăng đánh giá trên các nền tảng thương mại điện tử.

Chi phí KOC là gì?
KOC là gì? Chi phí tiếp thị KOC có tốn kém? (Nguồn: Internet)

Đây cũng là điểm khác biệt giữa KOC và KOL, vì tiếp thị KOL đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là KOL có hàng triệu người theo dõi, hiển nhiên chi phí sẽ cao hơn rất nhiều. Các công ty lớn thường chọn KOL cho chiến dịch tiếp thị, nhưng đó là bởi vì họ có thể dễ dàng chi trả cho việc này. Nếu bạn muốn tiếp thị thành công và hiệu quả, hãy chọn đúng KOC phù hợp với thương hiệu của bạn và áp dụng lời khuyên của chúng tôi để có chiến lược tiếp thị tốt nhất.

Xem thêm: QA là gì? Kỹ năng để trở thành nhân viên QA giỏi

Các nền tảng tại Việt Nam phổ biến nhất cho KOC

1. KOC trên Tiktok

TikTok là một nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay được rất nhiều người ưa dùng, nó cho phép mọi người được quyền tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm của bản thân về một sản phẩm nào đó kèm hashtag #review và rất dễ được đẩy cao lên xu hướng nếu nội dung thật sự mang lại giá trị. Chính vì thế, đây sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho các KOC hoạt động.

Tiếp thị KOC ở nền tảng TikTok
KOC là gì?Tiếp thị KOC ở nền tảng TikTok (Nguồn: TOS)

Xem thêm: 

2. KOC trên Facebook

Trên Facebook có rất nhiều hội nhóm được thành lập từ các beauty blogger, chuyên gia make-up dành cho hội chị em đam mê trang điểm và chăm sóc da tham gia. Hoạt động chính của các KOC trong các nhóm này là đăng bài nhận xét và đánh giá quá trình trải nghiệm sản phẩm của bản thân bằng cách đưa ra những ưu nhược điểm, lời khuyên cho sản phẩm đi kèm đường link mua sắm cho những ai có nhu cầu. 

Xem thêm: Facebook Ads là gì? Cách chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả 2023

Tiếp thị KOC ở nền tảng Facebook
Tiếp thị KOC ở nền tảng Facebook (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Accesstrade là gì? Cách kiếm tiền với Accesstrade Affiliate

3. KOC trên Youtube

Youtube cũng là một nền tảng mạng xã hội rất phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc không bị giới hạn thời lượng video sẽ giúp cho nội dung review của KOC chân thật, cụ thể và truyền tải được thông tin sản phẩm tốt hơn. Các KOC cũng có thể gắn link sản phẩm ở dưới phần mô tả để người xem có thể bấm vào mua hàng. 

Tiếp thị KOC ở nền tảng Youtube
KOC là gì? Tiếp thị KOC ở nền tảng Youtube (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

4. KOC Shopee

Nói dễ hiểu thì KOC Shopee là bạn đang làm cộng tác viên cho Shopee. Khi đó, bạn sẽ lấy sản phẩm được bán trên Shopee để giới thiệu, quảng cáo, tăng tương tác với người tiêu dùng. Đến khi nào có khách hàng truy cập vào link giới thiệu của bạn và thực hiện hành vi chuyển đổi là mua hàng thì KOC sẽ được nhận phần trăm hoa hồng.

Để trở thành KOC của Shopee, bạn cần đăng ký tài khoản tại: https://affiliate.shopee.vn/

KOC đang dần trở thành một xu hướng tiếp thị được nhiều thương hiệu, nhãn hàng lựa chọn nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại. Ở trên, TOS đã giúp bạn giải đáp thắc mắc KOC là gì cũng như những phương pháp để tận dụng hiệu quả chiến lược tiếp thị KOC. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có thể nắm bắt rõ và áp dụng hình thức tiếp thị này phù hợp để mang lại hiệu quả cho thương hiệu của mình nhé!

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page

Nguồn tham khảo:

KOC là làm những gì?

Công việc của KOC là sử dụng thử và đưa ra các nhận xét, đánh giá, nhằm định hướng trải nghiệm và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Những cảm nhận của KOC về sản phẩm sẽ mang tính chuyên môn và khách quan.

Điểm khác nhau giữa KOL và KOC là gì?

Sự khác nhau của KOL và KOC dựa trên những điểm đó là: Quy mô khán giả và khả năng tiếp cận khách hàng – tính chủ động – mức độ tin cậy khi đánh giá thương hiệu.