Kỹ năng lãnh đạo là gì? 3 yếu tố đột phá của một nhà lãnh đạo hiện đại
Một nhà quản trị hiện đại không chỉ sở hữu những kỹ năng lãnh đạo cơ bản mà còn thay đổi, cập nhật kiến thức, nâng cao các kỹ năng mới trong xã hội hiện đại. Vậy, kỹ năng lãnh đạo là gì và có những yếu tố mới nào mà người quản lý cần có để thích ứng trong thời đại mới? Hãy cùng Toponseek đi tìm câu trả lời nhé!
- Leader là gì? 8 yếu tố cần có để trở thành một leader giỏi
- Manager là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và tố chất để trở thành Manager tài giỏi
- Kỹ Năng Lắng Nghe Và 16 Nguyên Tắc Vàng Rèn Luyện Thành Công
Kỹ năng lãnh đạo là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Hiểu định nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, cả về mặt chuyên môn lẫn cách quản lý tập thể, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Định nghĩa kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm, phối hợp cùng phương thức hành động nhằm tạo sức ảnh hưởng, hướng hành vi của nhóm/tổ chức đạt đến mục tiêu chung. Nói một cách đơn giản, đó chính là khả năng hướng dẫn, quản lý nhóm người đạt được các mục tiêu chung.
Kỹ năng lãnh đạo thường gắn liền với 4 kỹ năng quan trọng nhất: kỹ năng giao tiếp, khích lệ tinh thần, giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Ví dụ: Để lãnh đạo một câu lạc bộ bóng đá với tư cách là huấn luyện viên, ngoài khả năng quản lý, bạn cần sở hữu 4 kỹ năng kể trên nhằm thực hiện các công việc sau:
- Hướng dẫn cầu thủ luyện tập; xác định vai trò, trách nhiệm của cầu thủ trên sân và xác định lối chơi; trả lời truyền thông, chỉ đạo đội bóng,… (kỹ năng giao tiếp).
- Khích lệ tinh thần cầu thủ khi thua trận, không đạt được mục tiêu đề ra hoặc đội bóng gặp khó khăn về tài chính (kỹ năng khích lệ tinh thần).
- Giải quyết các mâu thuẫn trong đội, quản lý phòng thay đồ để cả đội cùng nhau thi đấu hiệu quả (kỹ năng giải quyết vấn đề).
- Quyết định chiến thuật thi đấu, đội hình ra sân, mua – bán cầu thủ,… (kỹ năng ra quyết định).
Lưu ý, người sở hữu kỹ năng lãnh đạo không nhất thiết là nhà quản trị mà có thể là các cá nhân đảm nhiệm vai trò dẫn dắt tập thể trong các hoạt động.
Xem thêm: Top 19 phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất năm 2024
Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quyết định đến việc quản lý thay đổi, đối phó với khủng hoảng và đạt các mục tiêu chiến lược. Từ đó, bạn có thể xây dựng niềm tin, uy tín và giữ chân những người giỏi nhất. Hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tầm quan trọng của kỹ năng mềm này
Sự khác biệt của lãnh đạo từ truyền thống đến hiện đại
Trước đây, lãnh đạo được biết đến là những người chỉ huy và kiểm soát, với phong cách cứng rắn và tập trung vào sự tuân thủ. Họ thích ra lệnh và chờ đợi sự tuân thủ tuyệt đối của các nhân viên dựa trên quyền lực, vị trí trong tổ chức. Song, với lực lượng lao động đa dạng và toàn cầu hóa như hiện nay, khái niệm lãnh đạo đã được mở rộng ra và thay đổi để phù hợp với thời cuộc.
Cụ thể, các lãnh đạo hiện đại tập trung vào sự hợp tác, giao tiếp và phát triển nhân lực. Họ khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và đôi lúc trao quyền cho nhân viên. Một trong những xu hướng nổi bật là lãnh đạo phục vụ (servant leadership) – tức đặt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu, hỗ trợ họ phát triển khả năng tối đa.
Những yếu tố mới trong kỹ năng lãnh đạo hiện đại
Lãnh đạo số
Nhà lãnh đạo số là những người xác định tầm nhìn, đưa ra chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Họ biết cách quan sát, phân tích, thu thập dữ liệu và áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện quy trình làm việc, tối ưu hóa hiệu suất công việc.
Bên cạnh đó, lãnh đạo số còn biết cách sử dụng các nền tảng làm việc từ xa như Zoom, Microsoft Teams và Slack trong các cuộc họp kick off, họp khách hàng, họp nội bộ,… xây dựng văn hóa làm việc tích cực và tạo sự kết nối với các nhân sự không có mặt ở công ty.
Xem thêm: AI cho Chat GPT: Cách sử dụng AI để tối ưu hóa công việc SEO
Lãnh đạo dựa trên sự đa dạng và hòa nhập
Đây là phong cách lãnh đạo tạo môi trường làm việc đa dạng, thúc đẩy sự hòa nhập và tôn trọng trong môi trường làm việc của nhân viên. Kỹ năng lãnh đạo này cho phép mọi người trong tổ chức đưa ra quan điểm cá nhân, ý tưởng mới vì mục tiêu chung của tập thể.
Lãnh đạo theo phong cách cảm xúc
Đây là phong cách lãnh đạo dựa trên EQ, tức quản lý về mặt cảm xúc của bản thân và người khác. Người ta thường nói “Thái độ hơn trình độ”, trong đó, thái độ để chỉ về mặt cảm xúc của con người, còn trình độ chỉ về mặt chuyên môn. Là một người lãnh đạo theo phong cách này, bạn cần bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc trong các tình huống căng thẳng, đồng thời cảm thông với cảm xúc của người khác, từ đó xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Bên cạnh các yếu tố mới, bạn cũng cần rèn luyện, phát triển kỹ năng lãnh đạo cơ bản nếu muốn trở thành nhà quản trị hiện đại giỏi. Trong nội dung tiếp theo, Toponseek sẽ giúp bạn hiểu hơn về những kỹ năng “cốt lõi” mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng nên có trong thời đại hiện nay.
Xem thêm: 15+ Kỹ năng phát triển bản thân làm chủ cuộc đời
8 kỹ năng lãnh đạo cần có của một nhà quản trị hiện đại
1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Một số nhà lãnh đạo cho rằng, họ không cần được nhiều người yêu mến ở nơi làm việc. Điều này có thể đúng nhưng để xây dựng đội ngũ gắn kết, vững chắc, người lãnh đạo giỏi cần có kỹ năng thiết lập mối quan hệ với nhân viên và các cá nhân ở những bộ phận khác, đưa đội/nhóm hoạt động hiệu quả, tăng năng suất công việc.
2. Kỹ năng đổi mới và sáng tạo
Sự đổi mới trong kỹ năng lãnh đạo vô cùng quan trọng đối với các công ty. Đổi mới thành công sẽ bắt đầu từ ý tưởng – giai đoạn các ý tưởng nổi bật được phát triển, trở thành nền tảng và kết thúc với các sản phẩm, dịch vụ khác biệt.
3. Kỹ năng thúc đẩy nhân lực
Kỹ năng thúc đẩy nhân lực là một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng mà các nhà quản trị cần có. Việc liên tục động viên nhân viên và đánh giá cao sự đóng góp của họ sẽ tăng sự gắn kết giữa các nhân, từ đó tăng năng suất trong công việc.
Một nghiên cứu của công ty Interact thực hiện trên 10.000 nhân viên ở Mỹ đã trích dẫn lời phàn nàn của 63% nhân viên liên quan đến người quản lý của họ là thiếu sự đánh giá cao trong công việc. Ngược lại, khi người quản lý đánh giá cao sự đóng góp của họ, mức độ gắn kết sẽ tăng lên 60%.
Theo nghiên cứu của trường Cao đẳng Westminster, 32% nhân viên thích tạo động lực làm việc thông qua việc nâng cao tinh thần, gắn kết giữa các cá nhân. Nếu nhân viên không có động lực, tình trạng nghỉ việc gia tăng sẽ khiến công ty bị ảnh hưởng tiêu cực về tài chính.
Tạo động lực cho nhân viên sẽ giúp họ tự tin vào những gì mình làm và có thể làm, từ đó biết cách phản ứng trước các tình huống khó khăn và phát triển những ý tưởng sáng tạo, giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc.
4. Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định sẽ quyết định đến sự thành công của cá nhân và tổ chức. Với tư cách là một nhà lãnh đạo, người quản lý cần phát triển kỹ năng này ở mức cao nhất và có niềm tin bảo vệ các quyết định của mình, đồng thời phải thích nghi với những quyết định không mang đến kết quả mong muốn.
Kỹ năng ra quyết định bao gồm các kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình huống, đưa ra các lựa chọn và tìm phương án tốt nhất dựa vào mục tiêu và nguyên tắc của nhóm, công ty hay tổ chức. Một người lãnh đạo giỏi cần đưa quyết định nhanh chóng, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xác định, phân tích và đưa ra các phương án giải quyết hiệu quả những vấn đề trong công việc. Người sở hữu kỹ năng này cần có khả năng tư duy logic, thu thập và phân tích thông tin, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý sáng tạo, hiệu quả.
Ngoài ra, người lãnh đạo giỏi còn cần có khả năng quản lý rủi ro, lựa chọn phương án giải quyết và đánh giá kết quả nhằm đảm bảo tính tổ chức, phòng tránh các xung đột trong công việc.
6. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là kỹ năng mềm cơ bản mà bất kỳ cá nhân nào cũng cần rèn luyện và phát triển. Ở vị trí lãnh đạo, cá nhân cần có sự tinh tế, linh hoạt, kiến thức và kinh nghiệm xã hội để nâng cao sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ. Ngoài ra, một nhà quản trị giỏi sẽ công nhận giá trị, sự đóng góp và các thành tựu của người khác bất kể cấp bậc trong tổ chức.
Xem thêm: 8 kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh khi làm việc
7. Kỹ năng đàm phán
Đàm phán là quá trình hai bên có lý tưởng gặp nhau và cùng thống nhất về kết quả đạt được. Quá trình đàm phán bao gồm 6 giai đoạn:
- Chuẩn bị.
- Thảo luận.
- Làm rõ mục tiêu.
- Đàm phán hướng tới kết quả Win-Win.
- Thoả hiệp.
- Triển khai các bước thực hiện.
Các cuộc đàm phán thuận lợi sẽ giúp tổ chức xây dựng mối quan hệ tốt hơn và tìm ra giải pháp tốt nhất trong thời gian dài bằng cách khai thác tối đa hai khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Một người lãnh đạo hiệu quả phải sở hữu kỹ năng đàm phán để đưa tổ chức phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra.
8. Kỹ năng tư duy phản biện
Nghiên cứu của Brandon Hall Group – công ty nghiên cứu và tư vấn chuyên môn, công cụ và chiến lược cho doanh nghiệp cho thấy tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng nhất mà các nhà quản trị cần có để lãnh đạo thành công một tổ chức.
Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng, kết nối logic các ý tưởng để phân tích và phản hồi lại những thông tin người khác một cách tích cực nhằm làm rõ, giải quyết một vấn đề.
Xu hướng kỹ năng lãnh đạo trong tương lai của các hiện đại
Phong cách và các kỹ năng lãnh đạo đang dần thay đổi theo thời gian. Và trong tương lai, với thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, xu hướng của các kỹ năng lãnh đạo cũng có sự khác biệt so với hiện tại. Dưới đây là kỹ năng được dự đoán là các “điểm cốt lõi” cần có của một nhà lãnh đạo thế hệ mới:
- Kỹ năng thích ứng: Trong thế giới đầy biến động với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nhà lãnh đạo cần linh hoạt và thích ứng nhanh chóng với các tình huống mới.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Sự phát triển của công nghệ, môi trường làm việc đa dạng tạo nhu cầu làm việc tập thể hiệu quả. Với kỹ năng này, nhà quản trị sẽ biết cách kết nối mọi người, cùng nhau hướng tới một kết quả chung.
- Kỹ năng xác định mục tiêu: Lãnh đạo cần biết cách điều hành nhóm và đặt ra mục tiêu rõ ràng, định hình tầm nhìn doanh nghiệp.
- Kỹ năng số: Để thích ứng với sự phát triển của công nghệ, lãnh đạo cần sở hữu kỹ năng số để tìm kiếm, sử dụng, chia sẻ, tạo nội dung, phục vụ cho mục tiêu công việc.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: Sự đồng cảm và lắng nghe là yếu tố quan trọng, giúp người lãnh đạo thấu hiểu nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực, sáng tạo.
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục: Dù thời đại có thay đổi như thế nào thì các nhà lãnh đạo vẫn không thể thiếu kỹ năng giao tiếp. Khả năng giao tiếp và thuyết phục hiệu quả sẽ tạo sự đồng thuận, định hình hành động của nhóm.
Để chuẩn bị các kỹ năng mới, bạn nên tích cực rèn luyện, phát triển bản thân hoặc tham khảo vài cuốn sách kỹ năng lãnh đạo, “dung nạp” thêm kiến thức nhằm thích ứng sự thay đổi của thời đại mới.
Xem thêm:
Xem thêm: Nghề SEO là gì? Học làm SEO như thế nào hiệu quả?
Sách kỹ năng lãnh đạo dành cho các nhà quản trị hiện đại
1. Kỹ năng lãnh đạo
- Tác giả: John C. Maxwell
- Số trang: 318
- Ngày xuất bản: 11/2018
- Đối tượng hướng đến: Nhà lãnh đạo trong công ty, doanh nghiệp.
Nội dung của cuốn Kỹ năng lãnh đạo do 1980 Books phát hành sẽ tập trung vào việc phát triển con người, giúp bạn biết cách tìm kiếm nhân sự giỏi, nâng cao các kỹ năng của họ, qua đó tạo động lực hoàn thiện các mục tiêu lớn.
2. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
- Tác giả: John C. Maxwell
- Số trang: 219
- Ngày xuất bản: 10/2017
- Đối tượng hướng đến: Những cá nhân có mục tiêu trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai; nhà quản trị doanh nghiệp, người quản lý, leader,…
Phát triển kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, sức ảnh hưởng, giá trị bản thân và các động lực cần có của một người lãnh đạo. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về lãnh đạo, từ đó thiết lập nguyên tắc riêng và có những thay đổi tích cực trong cuộc sống cũng như công việc.
3. Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo
- Tác giả: John Adair
- Số trang: 208
- Ngày xuất bản: 09/2020
- Đối tượng hướng đến: Những cá nhân có mục tiêu trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai.
Cuốn sách này như một bản đồ, một “kim chỉ nam” dành cho những ai muốn trở thành người lãnh đạo hiện đại giỏi. Những hướng dẫn trong sách khá đơn giản nhưng sát thực tế, dễ tiếp thu, truyền cảm hứng và giúp bạn tự tin hơn trên hành trình trở thành nhà quản trị xuất sắc.
4. Kỹ năng lãnh đạo của người Nhật
- Tác giả: Masakazu Sugiura
- Số trang: 488
- Ngày xuất bản: 12/2018
- Đối tượng hướng đến: Những cá nhân có mục tiêu trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai, nhà quản trị doanh nghiệp, cấp quản lý công ty,…
Với 60 hạng mục, cuốn sách của tác giả Masakazu Sugiura – Giáo sư Trường Kinh doanh (Đại học Waseda) có thể đánh thức tiềm năng lãnh đạo trong bạn, giúp bạn thiết lập khả năng làm chủ công việc, sự nghiệp và tạo sức ảnh hưởng đến người khác.
5. Nhà lãnh đạo 4.0
- Tác giả: Masakazu Sugiura
- Số trang: 488
- Ngày xuất bản: 12/2018
- Đối tượng hướng đến: Nhà quản lý có “tham vọng” lãnh đạo ở tầm cao.
Nhà lãnh đạo 4.0 sẽ giúp bạn học hỏi các kỹ năng cần thiết để trở thành người quản lý có tầm ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng nhiều hơn. Dù hiện đang là nhà quản lý, bạn vẫn muốn chinh phục các mục tiêu cao hơn, giúp các nhân viên thể hiện khả năng tốt nhất và tạo ra những thay đổi tích cực trong công ty.
Xem thêm:
- Top 5 Sách Kỹ Năng Lắng Nghe Hiệu Quả, Giúp Bạn Thành Công
- 15+ Kỹ năng phát triển bản thân làm chủ cuộc đời
- Interpersonal Skills là gì? 10 kỹ năng Interpersonal Skills quan trọng nhất
Các câu hỏi về kỹ năng lãnh đạo
1. Làm thế nào để giải quyết xung đột khéo léo trong nhóm làm việc?
Để giải quyết xung đột khéo léo trong đội nhóm, người lãnh đạo cần thực hiện các bước sau:
- Buông bỏ “cái tôi”, cùng ngồi lại và lắng nghe nhiều hơn.
- Tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xung đột.
- Cùng tìm ra cách giải quyết xung đột tốt nhất bằng cách lắng nghe ý kiến của mỗi thành viên, chọn vài phương án phù hợp để mọi người biểu quyết. Trong quá trình này, người lãnh đạo không được thiên vị hoặc tỏ ý thiên vị bất kỳ thành viên nào.
Ngoài ra, nhà quản trị có thể giải quyết xung đột theo phương pháp The Interest-Based Relational Approach (phương pháp tiếp cận dựa trên sở thích cá nhân), giúp các cuộc tranh luật chuyển hướng tích cực và có tính xây dựng hơn.
Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ
2. Làm thế nào truyền đạt mục tiêu và kế hoạch một cách rõ ràng?
Để truyền đạt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, người lãnh đạo cần:
- Truyền đạt rõ ràng, ngắn gọn và nhất quán.
- Truyền cảm hứng cho nhân viên.
- Nhấn mạnh về sự cống hiến của nhân viên sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào đến tổ chức, doanh nghiệp.
- Làm nổi bật vai trò của các nhân viên trong nhóm, tổ chức, doanh nghiệp.
- Lắng nghe ý kiến, phản hồi của nhân viên.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng lãnh đạo và những thay đổi về các kỹ năng cần có của một nhà quản trị hiện đại trong tương lai. Để biết thêm về các định nghĩa, kiến thức, thuật ngữ trong vận hành doanh nghiệp như kick off là gì, SEO là gì,… bạn hãy theo dõi Toponseek mỗi ngày nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành