star star star star star

Kỹ năng quan sát là gì? Bật mí các mẹo cải thiện kỹ năng quan sát

kỹ năng phát triển bản thân kỹ năng tư duy phát triển bản thân phát triển kỹ năng
avt
adminTopOnSeek
15 tháng 6, 2024  

Kỹ năng quan sát không chỉ đơn thuần là việc nhìn thấy sự vật xung quanh, mà còn bao gồm khả năng phân tích, nhận thức và đánh giá thông tin một cách chính xác và sâu sắc. Trong cuộc sống, việc rèn luyện kỹ năng quan sát không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn mở rộng tầm nhìn, giúp chúng ta thấu hiểu và kết nối với thế giới xung quanh một cách toàn diện hơn. Vậy kỹ năng quan sát là gì? Rèn luyện như thế nào? Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Định nghĩa kỹ năng quan sát

Quan sát là gì?

Quan sát là quá trình thu thập thông tin về một hiện tượng, sự kiện, hoặc đối tượng nào đó bằng cách sử dụng các giác quan và công cụ hỗ trợ. Quá trình này thường được thực hiện một cách có hệ thống và có mục đích, nhằm hiểu rõ hơn về đối tượng đang được nghiên cứu.

Kỹ năng quan sát là gì?

Kỹ năng quan sát là khả năng nhận biết, thu thập và phân tích thông tin từ môi trường xung quanh một cách chính xác và chi tiết. Đây là một kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như khoa học, giáo dục, nghệ thuật, y tế,… Kỹ năng quan sát giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đối tượng hoặc hiện tượng đang được nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận định và quyết định chính xác.

>> Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe và 16 nguyên tắc vàng rèn luyện thành công

kỹ năng quan sát là gì
Kỹ năng quan sát là khả năng nhận biết, thu thập và phân tích thông tin (Nguồn: Internet)

Ví dụ về quan sát trong đời sống

Nghệ thuật

Họa sĩ ngồi tại một địa điểm cụ thể, quan sát và ghi lại các chi tiết như màu sắc của trời, hình dạng của cây và ánh sáng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

→ Quan sát một cảnh quan thiên nhiên để tạo ra một bức tranh phong cảnh chân thực và chi tiết.

Kinh doanh

Nhân viên cửa hàng để ý hành vi của khách hàng như thời gian dừng lại ở từng khu vực, sản phẩm nào được chú ý nhiều nhất và lộ trình di chuyển của khách trong cửa hàng.

→ Quan sát hành vi mua sắm của khách hàng để nghiên cứu thói quen mua sắm để cải thiện bố trí cửa hàng.

Thể thao

Huấn luyện viên tại các trận đấu sẽ chú ý đến các hành động cụ thể về kỹ thuật và phản ứng của đối thủ trong các tình huống khác nhau.

→ Quan sát kỹ thuật thi đấu của đối thủ để phân tích, lên kế hoạch chiến thuật để tận dụng điểm yếu của đối thủ và phát huy điểm mạnh của đội nhà.

ví dụ về quan sát trong đời sống
Kỹ năng quan sát được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Nguồn: Internet)

Vai trò của kỹ năng quan sát trong học tập và làm việc

  • Đưa ra quyết định chính xác hơn

Bằng cách quan sát kỹ lưỡng, người ra quyết định có thể phân tích tình huống một cách toàn diện và chính xác hơn. Nhờ vậy, bạn có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và tình hình thực tế thay vì dựa vào cảm giác hay giả định. Theo đó, tư duy phản biện cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

  • Gia tăng hiệu suất công việc 

Thời gian là yếu tố quyết định đến hiệu suất công việc, hoàn thành xong nhiệm vụ trong thời gian ngắn nghĩa là đạt hiệu suất cao. Quan sát chi tiết sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và sửa chữa các lỗi sai, tránh việc phải làm lại từ đầu, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Kỹ năng quan sát cũng giúp chúng ta quản lý và tối ưu việc sử dụng các tài nguyên, thiết bị để đảm bảo công việc được thực hiện nhanh và hiệu quả nhất.

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

Quan sát kỹ lưỡng trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ giúp đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng được tuân thủ, tìm ra các lỗ hổng để kịp thời điều chỉnh. Đồng thời, quan sát phản hồi từ khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn.

  • Tăng cơ hội phát triển, thăng tiến

Việc theo dõi, quan sát cách làm việc của những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn học hỏi các kỹ năng mới và nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, để ý tiểu tiết trong giao tiếp với đồng nghiệp sẽ giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 6 bước xóa tan mọi vấn đề 

vai trò của kỹ năng quan sát trong học tập và làm việc
Quan sát tốt có tác dụng tích cực trong việc thăng tiến (Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát trong cuộc sống

  • Phát hiện vấn đề, chủ động khắc phục

Việc quan sát kỹ càng giúp chúng ta nhận diện sớm các dấu hiệu tiêu cực, cảnh báo và rủi ro tiềm ẩn. Trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể chủ động đưa ra các biện pháp khắc phục vấn đề, rút kinh nghiệm và phòng ngừa cho những lần sau.

  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Quan sát là một cách nhanh nhất để có thể hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Cụ thể, qua việc theo dõi và phân tích ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu của người khác, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cảm xúc và suy nghĩ của họ. Nhờ vậy mà bạn có thể điều chỉnh cách giao tiếp cho phù hợp. Bên cạnh đó, quan sát kỹ lưỡng trong giao tiếp cũng giúp bạn trở thành một người “biết lắng nghe”, từ đó tạo ra những phản hồi có giá trị, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

  • Xây dựng được các mối quan hệ

Người có kỹ năng quan sát tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ nhờ khả năng thấu hiểu cảm xúc, hành vi của người khác. Quan sát giúp bạn nhận ra các cơ hội kết nối dựa trên điểm tương đồng với người khác, hoặc nhận diện sớm các mâu thuẫn để kịp thời giải quyết.

>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp thông minh trong mọi tình huống

liệu bạn đã có kỹ năng quan sát tốt chưa?
Kỹ năng quan sát giúp xây dựng các mối quan hệ (Nguồn: Internet)

Liệu bạn đã có kỹ năng quan sát tốt chưa?

Liệu bạn đã có kỹ năng quan sát tốt chưa? Để trả lời được câu hỏi này, ta sẽ xem xét thông qua các khía cạnh:

  • Giao tiếp thường ngày

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp được thể hiện qua việc chú ý đến những chi tiết nhỏ, từ ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt đến giọng điệu của đối phương. Người có kỹ năng quan sát tốt sẽ nhận ra những dấu hiệu phi ngôn ngữ, hiểu rõ cảm xúc và ý định thật sự của người khác, từ đó điều chỉnh cách giao tiếp sao cho phù hợp và hiệu quả.

  • Tư duy và phản biện

Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng trong tư duy phản biện. Quan sát tốt không chỉ giúp làm giàu thông tin mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho tư duy phản biện, giúp bạn có cái nhìn toàn diện, khách quan và sâu sắc về vấn đề. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định và lập luận chính xác, khách quan, logic và đáng tin cậy.

  • Trí tuệ cảm xúc (EQ)

Người có kỹ năng quan sát tốt sẽ nhận diện và phản ứng một cách nhạy bén với các dấu hiệu cảm xúc, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt hơn và giải quyết xung đột một cách khéo léo. Biểu hiện của người biết quan sát thông qua khía cạnh trí tuệ cảm xúc là: tự nhận thức về bản thân, biết lắng nghe, đồng cảm với người khác và biết kiềm chế cảm xúc.

  • Khả năng tập trung vào chi tiết

Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng trong khả năng tập trung vào chi tiết, giúp cá nhân nhận diện và chú ý đến những yếu tố nhỏ nhặt mà có thể ảnh hưởng đến “bức tranh” tổng thể. Người có khả năng tập trung vào chi tiết tốt sẽ thường cầu toàn, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc, tránh những sai sót nhỏ nhặt.

>> Xem thêm: Kỹ năng đàm phán: 7 nghệ thuật đàm phán hiệu quả, thành công

biểu hiện của kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát có thể được thể hiện qua trí tuệ cảm xúc – EQ (Nguồn: Internet)

10 mẹo rèn luyện, phát triển kỹ năng quan sát hiệu quả

Quan sát là một loại kỹ năng mà bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và phát triển theo thời gian. Dưới đây là 10 mẹo mà bạn có thể tham khảo để cải thiện kỹ năng quan sát của bản thân:

1. Quan sát có mục đích, kết hợp phân tích

Trước khi bắt đầu quan sát, hãy xác định rõ mục tiêu của bạn. Hãy tự đặt những câu hỏi:

  • Bạn đang cố gắng tìm hiểu điều gì? 
  • Điều này có ý nghĩa gì?
  • Tại sao điều này lại xảy ra?
  • Nó ảnh hưởng đến tình huống như thế nào?…

Dựa trên câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn đã có thể đưa ra những kết luận hợp lý. Những kết luận này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

2. Luôn giữ thái độ cởi mở

Thái độ cởi mở là một trạng thái tinh thần và cảm xúc, khi đó bạn sẵn sàng tiếp nhận, xem xét những ý tưởng, quan điểm và trải nghiệm mới. Quan sát với thái độ cởi mở sẽ giúp bạn có niềm tin rằng còn nhiều điều mới lạ vẫn đang chờ bạn học hỏi và tiếp nhận. Ví dụ, trong môi trường công sở, nếu cấp dưới luôn tỏ thành ý chủ động, mong muốn học hỏi thì cấp trên cũng sẽ tạo điều kiện để họ có cơ hội được trải nghiệm với nhiều công việc khác nhau.

3. Kết hợp đa giác quan để thấu hiểu cảm xúc

Kết hợp đa giác quan để thấu hiểu cảm xúc là một phương pháp sử dụng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác để nhận biết và hiểu rõ hơn về cảm xúc của bản thân hoặc người khác. Phương pháp này giúp tạo ra một bức tranh toàn diện và chính xác hơn về cảm xúc thông qua việc sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các giác quan khác nhau. Ví dụ, giáo viên thường yêu cầu học sinh thống kê kiến thức bằng sơ đồ tư duy (mindmap) với nhiều màu sắc bắt mắt. Đây cũng được coi là cách kết hợp đa giác quan để cải thiện kỹ năng quan sát, giúp học sinh hiểu và thuộc bài nhanh hơn.

kết hợp đa giác quan để thấu hiểu cảm xúc
Kết hợp đa giác quan để thấu hiểu cảm xúc (Nguồn: Internet)

4. Sống chậm lại để quan sát tốt hơn

Trong một thế giới hiện đại, hối hả và đầy rẫy những cám dỗ, thật khó để có thể quan sát mọi thứ một cách chi tiết. Bởi vậy, bạn cần phải dừng lại để lắng nghe và phân tích, nếu không chúng ta sẽ lướt qua và bỏ sót các dữ liệu. Nếu như bạn luôn cảm thấy mơ hồ về mục tiêu và ý nghĩa của cuộc sống, hãy thử sống chậm lại, dành thời gian để đọc sách, viết nhật ký và suy ngẫm về bản thân. Biết đâu bạn sẽ có thể khám phá ra những sở thích và đam mê mới, từ đó định hướng lại cuộc sống và cảm nhận được nhiều niềm hạnh phúc xung quanh.

5. Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Chú ý vào các tiểu tiết sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng quan sát. Khi quan sát các chi tiết nhỏ thành thạo hơn, bản thân sẽ có thể thấu hiểu và đề ra những lập luận chính xác hơn về các sự vật, hiện tượng. Bất cứ công việc nào cũng đều cần đến sự tỉ mỉ và chỉn chu, vì vậy mọi công sức chú ý chi tiết của bạn trở nên có nghĩa đấy!

6. Có chính kiến, quan điểm rõ ràng

Bạn cần học cách trình bày và bảo vệ quan điểm của mình một cách tự tin và thuyết phục. Người ba phải sẽ thường dễ dàng đồng ý với bất kỳ ý kiến nào để tránh xung đột hoặc làm hài lòng người khác. Điều này có thể gây ra nhiều tác hại trong các mối quan hệ cá nhân và môi trường làm việc. Vì vậy, hãy giữ vững những giá trị cốt lõi của mình, nhưng cũng sẵn sàng điều chỉnh quan điểm khi có thông tin mới hoặc khi hoàn cảnh thay đổi.

có chính kiến, quan điểm rõ ràng
Cần có chính kiến riêng trong khi quan sát (Nguồn: Internet)

7. Không phán xét chủ quan

Kỹ năng quan sát yêu cầu phải tập trung vào các thông tin, hiện tượng có căn cứ rõ ràng, thực tế và không bị chi phối bởi những cảm xúc, suy nghĩ hoặc quan điểm cá nhân. Không phán xét chủ quan là một cách tiếp cận để quan sát và đánh giá các sự kiện, tình huống một cách toàn diện, khách quan, công bằng và không thiên vị.

8. Rèn luyện thói quen ghi chú

Ghi chú là một cách thể hiện sự chủ động, tiếp thu kiến thức. Việc ghi lại các chi tiết sẽ giúp bạn thấu hiểu và đánh giá một vấn đề một cách sâu sắc. BIên bản cuộc họp là một ví dụ điển hình. Nhờ có biên bản mà cả cấp trên và nhân viên sẽ tổng kết lại được nội dung, mục đích và những nhiệm vụ phải làm sau khi buổi họp đó kết thúc.

9. Lắng nghe và đặt câu hỏi

Khi nghe người khác trình bày, bạn nên dùng ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, duy trì giao tiếp bằng mắt và các biểu cảm khuôn mặt. Đồng thời, đặt câu hỏi về những vấn đề còn thắc mắc để người nghe biết bạn đang chú ý đến nội dung mà họ đang nói.

10. Loại bỏ những thứ gây phân tâm

Để cải thiện kỹ năng quan sát, bạn cần học cách nói “không”, từ chối các hoạt động hoặc yêu cầu không liên quan đến mục tiêu quan sát của bạn. Ngoài ra, bạn có thể thực hành mindfulness (chánh niệm) hàng ngày để rèn luyện khả năng tập trung vào hiện tại, giúp giảm bớt sự phân tâm.

>> Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ 

loại bỏ những thứ gây phân tâm
Loại bỏ những thứ gây phân tâm khi giao tiếp (Nguồn: Internet)

10+ bài tập và trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng quan sát

Bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Quan sát qua ánh mắt

Theo một nghiên cứu,  thay vì những chuyển động khác trẻ sơ sinh thường tập trung nhìn vào ánh mắt của người lớn. Bởi lẽ con người thường bị thu hút bởi đôi mắt, vì thế, đôi mắt được xem là “gia vị” của một cuộc giao tiếp.

Tuy nhiên, để kịp thời thấu hiểu, đồng cảm và phát hiện nhanh chóng, cần kết hợp với kỹ năng quan sát. Ngoài ra, mỗi người sẽ gửi gắm một câu chuyện khác nhau qua ánh mắt. Vì vậy, cần quan sát và không bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào để thấu hiểu thật sâu sắc đối phương.

Quan sát nét mặt

Nét mặt có lẽ là những thông tin dễ dàng thu thập nhất từ đối phương. Ngoại trừ đôi mắt, chúng ta cũng có thể biết được một người đang vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã hay khó chịu thông qua biểu hiện trên khuôn mặt. Do đó, rèn luyện và cải thiện kỹ năng này được xem là cách thức tốt nhất để biết được cảm xúc đối phương, qua đó để có những phản ứng và hành xử phù hợp hơn.

Quan sát qua cách thở

Quan sát qua cách thở là một tiêu chí nhằm rèn luyện quá trình nhận biết tâm trạng, vấn đề mà đối phương đang gặp phải. Chẳng hạn, nhịp thở của đối phương nặng nề, đó có thể là do họ đang mệt mỏi. Nếu tốc độ nhịp thở tăng lên thì có thể đối phương đang lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi về một sự việc, hiện tượng nào đó.

Quan sát hành động và cử chỉ

Đây là một cách giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ việc quá trình quan sát và nhận ra được cảm xúc của đối phương được thuận tiện hơn. Bởi mỗi người có một thông điệp khác nhau muốn gửi gắm trong mỗi cử chỉ cơ thể. Do đó, một kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp thấu hiểu cử chỉ và đưa ra cách phản hồi phù hợp.

>> Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm – Vai trò, lợi ích, tầm quan trọng

bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Cải thiện giao tiếp nhờ quan sát ánh mắt, nét mặt và cử chỉ (Nguồn: Internet)

Những trò chơi rèn luyện kỹ năng quan sát

Dưới đây là một số trò chơi có thể giúp rèn luyện kỹ năng quan sát mà cả trẻ em và người lớn đều có thể thử:

Ai là nhạc trưởng

Đây là một trò chơi đố vui âm nhạc hấp dẫn. Mục tiêu của trò chơi là tìm ra người chơi đóng vai trò “nhạc trưởng”. Người chơi lần lượt tham gia trả lời các câu hỏi âm nhạc hoặc thực hiện thử thách như nhận diện bài hát, đoán tên ca sĩ. Nhạc trưởng sẽ dẫn dắt, đưa ra câu hỏi và quan sát phản ứng của các thành viên khác. Người chiến thắng là người có khả năng trả lời chính xác và thực hiện thử thách xuất sắc nhất. Trò chơi này khuyến khích sự sáng tạo, hiểu biết âm nhạc và khả năng quan sát của người chơi.

trò chơi ai là nhạc trưởng
Rèn luyện kỹ năng quan sát bằng trò chơi “Ai là nhạc trưởng” (Nguôn: Internet)

Tam sao thất bản

Tam sao thất bản là một trò chơi đố vui tập thể, trong đó người chơi sẽ truyền đạt một nội dung nào đó. Người đầu tiên sẽ nghĩ ra một câu hoặc thông điệp và thì thầm hoặc biểu đạt bằng hành động cho người kế tiếp, và cứ thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ nói lại thông điệp mà họ nhận được. Điểm thú vị là sự sai lệch thông điệp so với ban đầu, thường gây ra những tình huống hài hước. Trò chơi kiểm tra khả năng giao tiếp, quan sát và ghi nhớ của người chơi.

trò chơi tam sao thất bản
Trò chơi “Tam sao thất bản” siêu hài hước và thú vị (Nguồn: Internet)

Chơi các trò chơi online

Một số trò chơi nổi bật phải kể đến như: Sudoku, Brain Out, Brain test, Tìm điểm khác nhau,… Các trò chơi này giúp rèn luyện kỹ năng quan sát vì chúng đặt người chơi vào những tình huống đòi hỏi phải tập trung và nhận diện các chi tiết khác nhau trong một không gian nhỏ. Cụ thể, các trò chơi này thường yêu cầu người chơi phải quan sát và nhận diện các đối tượng, hình ảnh, hoặc các mô hình một cách chính xác. Việc phải tập trung vào từng chi tiết nhỏ để tìm ra lời giải hoặc điểm khác biệt giúp rèn luyện khả năng tập trung và sự chính xác trong quan sát.

các trò chơi online giúp rèn kỹ năng giao tiếp
Các trò chơi online giúp rèn luyện kỹ năng quan sát hiệu quả (Nguồn: Internet)

Qua bài viết trên đây, TopOnSeek hy vọng rằng bạn đã hiểu về kỹ năng quan sát và ý nghĩa mà nó mang lại trong đời sống, học tập và công việc. Ngoài quan sát, còn có rất nhiều kỹ năng mềm khác có thể giúp bạn hoàn thiện bản thân trong tương lai. Theo dõi Blogs của TopOnSeek để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

>> Xem thêm: