star star star star star

Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ

avt
TOS Editor
29 tháng 6, 2023  

Nỗi sợ khi đứng trước đám đông luôn là một vấn đề của hầu hết tất cả mọi người. Không chỉ riêng học sinh, sinh viên mà các cấp lãnh đạo, quản lý trong công ty cũng luôn xem kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng rất quan trọng. Bài viết dưới đây của TopOnSeek sẽ cung cấp thông tin về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, những bí quyết sẽ giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn, vượt qua nỗi sợ và trở thành một người thuyết trình tự tin và truyền cảm hứng. 

Xem thêm:

Kỹ năng thuyết trình là gì? 

Kỹ năng thuyết trình là một dạng kỹ năng giao tiếp nhằm truyền đạt lại những kiến thức, kinh nghiệm, thông điệp một cách ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, hiệu quả đến một hoặc một nhóm người nghe. 

Đối với một người có kỹ năng thuyết trình, nhiệm vụ của họ là phải giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, mục đích là giải quyết các vấn đề của người nghe hoặc đơn giản là cung cấp một thông tin mới cho họ. 

Để có thể thuận lợi hơn trong học tập và công việc, kỹ năng thuyết trình luôn là một yếu tố hết sức quan trọng. Để rèn luyện được kỹ năng này, ai cũng cần có những bí quyết phù hợp cho riêng mình và tập luyện nghiêm túc.

>>> Xem thêm:

Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình là gì? (Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong cuộc sống

Kỹ năng thuyết trình tốt luôn mang lại những cơ hội lớn cho những người biết áp dụng nó một cách phù hợp và đúng đắn. Sau đây là một số cơ hội chứng minh tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với việc học tập và áp dụng nó trong công việc sau này.

Kỹ năng thuyết trình tạo cơ hội việc làm tốt: 

Kỹ năng thuyết trình giúp tăng cơ hội việc làm
Kỹ năng thuyết trình giúp tăng cơ hội việc làm (Nguồn: Internet)
  • Khi bạn có kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt, bạn tự tin trình bày những ý kiến, quan điểm, kế hoạch, mục tiêu của mình thì bạn sẽ để lại một ấn tượng tốt đối với các đồng nghiệp, quản lý. Điều này cũng giúp bạn phát triển bản thân hơn và có khả năng thăng tiến trong công việc. 
  • Nếu bạn là một ứng viên đang đi xin việc làm, việc thể hiện được những điểm mạnh, kiến thức, kinh nghiệm của mình một cách rõ ràng, rành mạch, logic sẽ giúp bạn ghi điểm và trở thành một ứng viên tiềm năng. 
  • Ngoài ra, nếu có kỹ năng nói trước đám đông tốt thì việc trao đổi với khách hàng trong công việc cũng trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. 

Xem thêm một số kỹ năng khác để áp dụng trong công việc: 

Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh

QA là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QA ngành IT

Kỹ năng thuyết trình giúp phát triển các mối quan hệ: 

Kỹ năng thuyết trình giúp phát triển các mối quan hệ
Kỹ năng thuyết trình giúp phát triển các mối quan hệ (Nguồn: Internet)
  • Sự tự tin khi nói chuyện và trong khi thuyết trình sẽ giúp bạn nổi bật và độc đáo hơn trong phong cách của mình. Điều này giúp bạn trở nên thu hút và hứng thú hơn đối với người xung quanh, từ đó tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. 
  • Một mối quan hệ tốt đẹp luôn là tiền đề cho mọi sự thành công, cũng là yếu tố để bạn được thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Vì thế, tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình được bộc lộ ngày càng mạnh mẽ.

Kỹ năng thuyết trình giúp xây dựng được hình ảnh thương hiệu cá nhân: 

Kỹ năng thuyết trình giúp xây dựng thương hiệu cá nhân (Nguồn: Internet)
Kỹ năng thuyết trình giúp xây dựng thương hiệu cá nhân (Nguồn: Internet)
  • Kỹ năng thuyết trình trước đám đông giúp bạn phát triển bản thân và tạo nên một phong cách riêng cho mình. Bằng cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, cử chỉ và cách trình bày độc đáo, bạn có thể thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng đặc biệt trong lòng người nghe.
  • Nếu bạn áp dụng kỹ năng này tốt thì sẽ được đánh giá là một người chuyên nghiệp, có hiểu biết, bản lĩnh, điều này sẽ tạo cho bạn một phong cách riêng và giúp bạn trở nên đặc biệt hơn. 

Các bước cần thực hiện để có một kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Trước khi tìm hiểu các bí quyết để tăng kỹ năng thuyết trình, bạn cần phải biết một số bước chuẩn bị cần thiết để có thể sử dụng kỹ năng này một cách hiệu quả. 

Bước 1: Thu thập các thông tin quan trọng và nghiên cứu

Cách để nâng cao sự tự tin và chuyên nghiệp trong việc thuyết trình là cần phải tiếp cận thông tin chính xác và cẩn thận. Dưới đây là một số phương pháp để tìm kiếm thông tin:

  • Tìm hiểu chủ đề thuyết trình bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google Scholar, Wikipedia và các trang web chuyên ngành.
  • Tập trung đọc sách và tài liệu liên quan đến chủ đề thuyết trình, đồng thời ghi chú lại các thông tin hữu ích.
  • Tham gia vào các cuộc hội thảo và hội nghị để nắm bắt những xu hướng mới nhất và gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực, từ đó tạo kết nối và học hỏi thêm.
  • Nếu chủ đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy nghiên cứu thị trường hiện tại để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mục tiêu và đem lại những thông tin hữu ích.
  • Trong quá trình thu thập thông tin, hãy kiểm tra độ tin cậy và xác thực của các nguồn thông tin để đảm bảo tính chính xác của nó. Hơn nữa, hãy tuân thủ chính sách bản quyền và trích dẫn nguồn thông tin một cách đúng đắn để tránh vi phạm.

Những phương pháp này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức và thông tin cần thiết để thuyết trình một cách chuyên nghiệp và tự tin hơn.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu có thể hỗ trợ cho buổi thuyết trình

Để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả trong buổi thuyết trình, cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu hỗ trợ để giúp người thuyết trình và khán giả có cái nhìn tốt hơn về chủ đề. 

  • Thiết kế slide thuyết trình đầy đủ hình ảnh, video có liên quan để minh họa và giải thích cho những gì đang trình bày.
  • Cung cấp tài liệu bổ sung như bài viết, tài liệu và bài báo để trình bày thêm các thông tin minh họa cho người nghe.
  • Sử dụng biểu đồ và đồ thị để trực quan hóa dữ liệu, giúp người nghe dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về chủ đề.
  • Có thể thêm trò chơi hoặc các trò khởi động để tạo năng lượng tích cực và tương tác tích cực trong buổi thuyết trình.

Bước 3: Thiết kế bố cục bài thuyết trình hợp lý và logic

  • Sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu và thông tin cần thiết, bước tiếp theo là thiết kế bố cục cho bài thuyết trình. 
  • Việc tạo ra một slide thuyết trình rõ ràng, trực quan và phù hợp với chủ đề là vô cùng quan trọng để tạo ấn tượng tích cực. Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Microsoft PowerPoint, Google Slides, Prezi, Canva và nhiều công cụ khác để tạo slide thuyết trình một cách chuyên nghiệp và thu hút.
  • Điều quan trọng là tạo một bố cục thuyết trình mạch lạc và tổ chức thông tin một cách logic để truyền tải nội dung một cách hiệu quả và dễ hiểu cho khán giả.

Bước 4: Thực hành, tập duyệt trước để cải thiện kỹ năng thuyết trình

Để tiến bộ hơn trong việc thuyết trình thì nên thực hành thường xuyên. Chỉ khi va chạm thực tế, chúng ta mới nhanh chóng làm quen, nhận thức được và phát triển bản thân. 

Sau mỗi buổi thuyết trình, quan sát phản ứng và phản hồi của người nghe, sau đó tự đánh giá lại những điểm mạnh và yếu để cải thiện ở những lần sau.

>> Xem thêm: Kỹ năng quan sát là gì? Bật mí các mẹo cải thiện kỹ năng quan sát

10 Bí quyết giúp bạn tăng kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Bạn có biết việc rèn luyện luôn là một bước khởi đầu tuyệt vời cho mọi công việc. Để rèn luyện tốt bạn cần phải tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hướng đến kỹ năng thuyết trình và cải thiện nó dần dần. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đây là lý do tại sao bạn cần phải bỏ túi ngay những bí kíp dưới đây để có thể rèn luyện được kỹ năng thuyết trình một cách tốt nhất. 

Rèn luyện sự tự tin cho kỹ năng thuyết trình

Rèn luyện sự tự tin (Nguồn: Internet)
Rèn luyện sự tự tin (Nguồn: Internet)

Sự tự tin chính là điều giúp bạn đạt được những gì mà mình mong muốn. Tuy nhiên, việc rèn luyện sự tự tin là một thử thách lớn cần rất nhiều thời gian để thành công. 

Bạn cần phải đứng lên, dám nêu ra quan điểm của mình, lúc đó sự tự tin của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng nếu kỹ năng thuyết trình kém thì bạn sẽ không có một buổi thuyết trình hiệu quả, nếu bạn có sự tự tin thì đó cũng là một dạng thành công. 

Bạn cần chuẩn bị tốt những gì mình sẽ nói, hiểu rõ về nó, nở một nụ cười thật tươi và cho khán giả lắng nghe những gì bạn muốn nói. 

Hiểu người nghe giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn

Hiểu người nghe bài thuyết trình của mình
Hiểu người nghe bài thuyết trình của mình (Nguồn: Internet)

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước một buổi thuyết trình, bạn cần tìm hiểu xem thính giả của mình là ai, họ muốn lắng nghe điều gì, vấn đề mà họ đang thắc mắc và cần được giải quyết là gì? Điều này sẽ tạo được cảm giác thân thuộc và dễ dàng tương tác với khán giả hơn. 

Nếu hiểu được người nghe, bạn sẽ không còn cảm giác xa lạ, choáng ngợp, việc đứng trước đám đông cũng trở nên thoải mái, dễ dàng hơn. 

Chuẩn bị nội dung, tài liệu chỉn chu, kỹ lưỡng

Chuẩn bị tài liệu kỹ lưỡng (Nguồn: Internet)
Chuẩn bị tài liệu kỹ lưỡng (Nguồn: Internet)

Trước khi buổi thuyết trình diễn ra, hãy chuẩn bị các tài liệu cần thiết và kiểm tra để đảm bảo tất cả mọi thứ đã sẵn sàng. Khi bạn biết rõ bạn sẽ nói gì và sắp xếp nó ra sao, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều lần. 

Bạn hãy tự nghĩ xem bạn muốn đạt được điều gì sau buổi thuyết trình, sau đó hãy nghiên cứu các tài liệu liên quan và chuẩn bị các yếu tố như slide, âm thanh. Điều này sẽ giúp kỹ năng thuyết trình hiệu quả hơn rất nhiều. 

Xem thêm: Tư duy là gì? Đặc điểm của hai loại tư duy và cách rèn luyện

Thuyết trình tự nhiên, không phụ thuộc vào kịch bản

Thuyết trình tự nhiên, không phụ thuộc vào kịch bản
Thuyết trình tự nhiên, không phụ thuộc vào kịch bản (Nguồn: Internet)

Một điều hay xảy ra nhất trong các buổi thuyết trình đó là nhìn vào kịch bản và nội dung quá nhiều. Việc chuẩn bị nội dung trước luôn là điều cần thiết, tuy nhiên nếu phụ thuộc quá nhiều vào nó sẽ khiến cho việc truyền đạt của bạn không tốt. 

Nếu bạn truyền đạt theo suy nghĩ và sự hiểu biết của mình thì người nghe sẽ dễ hiểu hơn và bạn cũng sẽ tự tin hơn. Vì vậy, hãy ghi nhớ những ý chính và triển khai nó theo cách tự nhiên nhất có thể. 

Luyện tập trước buổi thuyết trình giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình

Luyện tập trước khi thuyết trình (Nguồn: Internet)
Luyện tập trước khi thuyết trình (Nguồn: Internet)

Bất kỳ một chương trình nào diễn ra, dù là quy mô lớn hay nhỏ thì cũng đều phải duyệt lại người dẫn chương trình rất nhiều để tránh sai sót. Hay một chương trình truyền hình trực tiếp cũng vậy, trong suốt 2 tiếng đồng hồ mà người dẫn chương trình không hề vấp hay nói lộn bởi vì trước đó họ đã tập luyện rất nhiều. 

Muốn buổi thuyết trình diễn ra một cách trơn tru, hãy luyện nói thật nhiều trước gương hoặc quay video. Điều này có thể giúp bạn tự điều chỉnh lại ngữ điệu, cử chỉ cũng như giúp kỹ năng thuyết trình của bạn tăng cao sau nhiều lần như vậy.

Tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình bằng những câu chuyện thú vị

Tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình
Tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình (Nguồn: Internet)

Để tạo được hứng thú cho người nghe và khơi gợi sự tò mò của họ thì những câu chuyện thú vị chính là điểm nhấn. Câu chuyện có thể làm kích thích người nghe suy nghĩ, từ đó có thể kích thích sự tương tác của họ đối với bài thuyết trình của bạn. 

Câu chuyện thú vị thường mang đến cảm xúc cho người nghe, có thể làm nổi bật thông điệp của bạn và giúp bạn kết nối với khán giả của mình. Khi sử dụng câu chuyện trong bài thuyết trình, hãy đảm bảo rằng nó có liên quan chặt chẽ đến chủ đề và mang lại giá trị cho người nghe.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (Nguồn: Internet)

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ, giọng điệu và slide, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và làm tăng khả năng giao tiếp của bạn. 

Sử dụng cử chỉ tay và cơ thể để làm nổi bật các ý chính. Ví dụ, bạn có thể sử dụng tay để tăng sự tương tác với slide hoặc sử dụng tay để thể hiện sự quan trọng, kích thích sự tò mò của khán giả.

Chuẩn bị mở đầu và kết thúc ấn tượng

Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc ấn tượng
Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc ấn tượng (Nguồn: Internet)

Một câu chuyện thú vị từ đầu bài thuyết trình có thể tạo ra một ấn tượng mạnh đầu tiên. Nó giúp bạn nhanh chóng thu hút sự chú ý của người nghe và khơi dậy sự tò mò về nội dung chính mà bạn muốn chia sẻ. 

Kết thúc bằng một trò chơi nho nhỏ để tóm tắt lại những kiến thức, thông điệp mà bạn đã truyền đạt, điều này sẽ giúp bầu không khí không bị nhàm chán, thay vào đó là sự hứng thú của người nghe. 

Lắng nghe góp ý và cải thiện kỹ năng thuyết trình

Lắng nghe góp ý và cải thiện kỹ năng thuyết trình
Lắng nghe góp ý và cải thiện kỹ năng thuyết trình (Nguồn: Internet)

Kỹ năng lắng nghe góp ý và cải thiện là một phần quan trọng trong quá trình thuyết trình. Bằng cách mở cửa đón nhận phản hồi từ khán giả và sẵn lòng thay đổi và cải thiện, bạn có thể nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình.

Xem thêm một số công việc cần áp dụng kỹ năng thuyết trình: 

Những kỹ năng marketing cần có của một marketer ưu tú

Những điều cần tránh để có được một bài thuyết trình thuận lợi

Để có thể có được một bài thuyết trình hiệu quả, chất lượng thì bạn cần tránh những điều sau đây:

  • Không luyện tập trước buổi thuyết trình: Điều quan trọng nhất để có một buổi thuyết trình thành công là phải luyện tập trước. Luyện tập giúp bạn trở nên quen thuộc với nội dung và cách diễn đạt, từ đó tạo ra sự tự tin và linh hoạt trong quá trình trình bày.
  • Trang phục không phù hợp: Không nên mang đồ quá gò bó hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Chọn trang phục thật tự tin để có thể trình bày thật thoải mái.
  • Nhìn vào giấy và đọc quá nhiều: Một buổi thuyết trình hiệu quả yêu cầu bạn giao tiếp một cách tự nhiên và tương tác với khán giả. Hãy tránh việc nhìn vào giấy và đọc một cách cứng nhắc.
  • Lạm dụng slide thuyết trình: Slide thuyết trình là một công cụ hữu ích để truyền đạt thông tin, nhưng nếu sử dụng quá nhiều slide nó có thể làm mất đi sự tập trung và gây nhàm chán cho người nghe.
  • Không tương tác với người nghe: Hãy lắng nghe và tương tác với câu hỏi, ý kiến hoặc phản hồi từ khán giả. Điều này giúp bài thuyết trình trở nên thú vị và gây ấn tượng.
  • Nói lan man, không có trọng tâm, không điểm nhấn: Hãy xác định rõ mục tiêu của mình và tập trung vào những điểm quan trọng nhất. Sử dụng các điểm nhấn, ví dụ và câu chuyện để làm nổi bật thông điệp của bạn và giữ sự chú ý của người nghe.
  • Mở đầu và kết thúc một cách nhàm chán: Sử dụng một câu mở đầu sáng tạo và gây hứng thú để thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu. Kết thúc bằng một lời kết súc tích cực, tóm tắt lại các điểm chính và để lại ấn tượng mạnh cho khán giả.

Một buổi thuyết trình thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tương tác tích cực với khán giả và sự tự tin. Khi tránh được những lỗi trên, bạn không chỉ giúp bài thuyết trình để lại ấn tượng mà từ đó kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn cũng được cải thiện nhiều hơn.

Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong phỏng vấn thuyết trình

Như đã nói phía trên, kỹ năng thuyết trình sẽ được áp dụng rất nhiều trong đời sống, học tập, công việc, vì vậy phỏng vấn cũng không phải là ngoại lệ. Hãy tham khảo các thông tin dưới đây để có thể chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn thuyết tình của bạn nhé!

Hiểu nhu cầu của doanh nghiệp

Hiểu nhu cầu doanh nghiệp
Hiểu nhu cầu doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Trước khi tiến hành nộp đơn ứng tuyển, bạn cần tìm hiểu rõ đề bài mà doanh nghiệp đưa ta. Nếu doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ các yêu cầu hoặc bạn vẫn chưa rõ hãy hỏi lại thật chính xác để đảm bảo cho bài thuyết trình của mình. 

Biết đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn bám sát đề bài cũng như có thể chuẩn bị nội dung để trình bày trong khoảng thời gian cho phép.

>>> Xem thêm:

  • Top 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc
  • Mặc gì khi đi phỏng vấn?
  • Cách deal lương hiệu quả nhất với nhà tuyển dụng

Khai thác nội dung thu hút nhà tuyển dụng

Một kỹ năng thuyết trình quan trọng đó là trình bày nội dung cho phù hợp, thu hút và hấp dẫn đối với người nghe. Hãy cố gắng tìm cách tiếp cận hấp dẫn nhất để có thể đưa bài thuyết trình đến gần với nhà tuyển dụng hơn. 

Bên cạnh đó có thể thêm vào những giả thuyết chứng minh, những câu chuyện thú vị để có sức thuyết phục hơn. Đây là một kỹ năng được đánh giá rất cao và được các nhà tâm lý học chứng minh bởi người nghe luôn hứng thú hơn với những câu chuyện và sự kiện thực tế.

Thiết kế slide bắt mắt

Thiết kế slide bắt mắt
Thiết kế slide bắt mắt (Nguồn: Internet)

Sử dụng các mẫu slide có sẵn để có thể làm nổi bật phần trình bày của mình. Slide sẽ không bao gồm tất cả các nội dung bạn chuẩn bị, thay vào đó chỉ là những ý chính, từ đây bạn phải thể hiện kỹ năng thuyết trình của mình để người nghe có thể nhớ hết những gì bạn nói mà không cần slide. 

>> Xem thêm: Cách viết CV xin việc đúng chuẩn, ấn tượng cho mọi ngành nghề

Tập dợt trước nhiều lần 

Tập dợt trước nhiều lần
Tập dợt trước nhiều lần (Nguồn: Internet)

Việc tập luyện trước cũng rất quan trọng để kiểm soát thời gian thuyết trình của bạn. Nếu thuyết trình quá dài, có thể bạn sẽ bị gián đoạn và bỏ lỡ việc truyền đạt những thông tin quan trọng.

Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian trình bày cũng có thể làm người nghe nghĩ rằng bạn chưa chuẩn bị kỹ và chưa tận dụng tốt các thông tin. Vì vậy, đảm bảo rằng bạn tuân thủ thời gian quy định.

>>> Xem thêm:

  • Area Sales Manager là gì? Làm thế nào để trở thành ASM?
  • Nhân viên sales là gì? Chi tiết công việc, mức lương nhân viên sales?
  • Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV

Dự đoán câu hỏi của nhà tuyển dụng

Dự đoán câu hỏi nhà tuyển dụng
Dự đoán câu hỏi nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

Việc dự đoán trước câu hỏi của nhà tuyển dụng để có thể dễ dàng ứng biến trong các tình huống.

Nói tóm lại, đừng quên rằng kỹ năng thuyết trình không chỉ áp dụng trong việc trình bày dự án hay báo cáo trong học tập. Nó cũng rất quan trọng trong quá trình xin việc, khi bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng và tiềm năng của mình. Kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin trình bày kỹ năng, kinh nghiệm và sự đóng góp của mình một cách rõ ràng và ấn tượng. Đừng quên truy cập website CareerViet.vn để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Xem thêm một số kỹ năng khác tại đây: 

Một số câu hỏi thường gặp

  1. u003cstrongu003eÁp dụng kỹ năng thuyết trình trong xin việc được không?u003c/strongu003e

    Chắc chắn! u003cstrongu003eKỹ năng thuyết trìnhu003c/strongu003e có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quá trình xin việc. Việc sử dụng kỹ năng thuyết trình trong quá trình xin việc có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội được tuyển dụng.

  2. u003cstrongu003eNhững yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình? u003c/strongu003e

    Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình là kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, sự chuẩn bị, sự tương tác của khán giả, môi trường, trang thiết bị, … 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat