Leader là gì? Tố chất nào có thể rèn luyện để trở thành leader giỏi?
Câu hỏi leader là gì luôn được quan tâm và nhận được nhiều câu trả lời khác nhau từ các chuyên gia. Nhưng làm thế nào để trở thành một leader giỏi, và công thức chung của leadership trong mọi lĩnh vực là gì? Sau đây, TopOnSeek sẽ giải đáp cùng bạn!
>>> Xem thêm:
- 21 Phần Mềm KPI Miễn Phí, Hiệu Quả Nhất 2023
- VUCA là gì? Chiến lược Marketing để doanh nghiệp dẫn đầu trong thế giới VUCA
- Chrome Extensions – 44 Tiện ích thiết yếu cho Designer và Developer giúp bạn giỏi hơn mỗi ngày
- Unity là gì? Kiến thức cần nắm & Cơ hội việc làm Game Developer?
Leader là gì?
Trong cuộc sống, trong thời gian đi học hay đi làm thì chúng ta đều đã từng được chứng kiến hoặc đảm nhận các vai trò như leader team, trưởng nhóm… Tuy nhiên, ít ai trong chúng ta có thể định nghĩa được “leader là gì?” và như thế nào là có kỹ năng lãnh đạo giỏi.
So với các câu trả lời còn chưa cụ thể và khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực, bài viết này sẽ đưa ra mô tả chính xác về leader, leadership và những tố chất bạn có thể tự rèn luyện để trở thành một leader giỏi.
>> Đừng quên xem thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác tại CareerViet.vn.
- Việc Làm Bình Dương
- Tìm Việc Làm Tại Hà Nội
- Việc Làm TP.HCM
- Việc Làm Hải Phòng
- Việc Làm Nha Trang
Leader là gì và làm gì?
Leader hay chúng ta có thể gọi trong tiếng Việt là nhà lãnh đạo, người dẫn đầu của một nhóm, một đội, một tổ chức. Leader sẽ là người:
- Truyền cảm hứng và động lực để những người chung đội hay cấp dưới của họ có thể làm việc và hành động một cách tự nguyện và sẵn sàng.
- Có hoài bão về một đích đến và có khả năng vạch ra con đường để hiện thực hóa nó.
- Có nền tảng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vững chắc để xây dựng và đào tạo thành viên trong đội ngũ của mình luôn tiến về phía trước trên con đường đạt được mục tiêu chung.
Một leader giỏi sẽ giúp những người còn lại hiểu được mục tiêu chung mà tất cả cần đạt được. Sau đó, từ mục tiêu lớn, leader sẽ chia ra thành những mục tiêu nhỏ thiết thực hơn, rồi phân bổ công việc một cách phù hợp đến những thành viên theo đúng chức năng của họ và cùng nhau hướng đến vạch đích.
Người leader tốt có thể tạo ra nhiều leader khác trong chính đội ngũ của họ, bằng cách truyền cảm hứng, hỗ trợ hết mức và chia sẻ những gì mình biết để phát triển leadership cho thành viên của mình trong dài hạn. Leader không đơn giản như chúng ta nghĩ là những nhà lãnh đạo sẽ kiểm soát mọi đầu việc, ra lệnh và bảo gì làm nấy.
>>> Tìm kiếm cơ hội việc làm tại:
- Việc Làm An Giang
- Việc Làm Gia Lai
- Việc Làm Hà Nội
Manager vs Leader
So với manager – một nhà quản lý – leader có chiều sâu trong trách nhiệm và công việc đối với team của mình hơn. Những nhà quản lý thường chỉ chịu trách nhiệm trong một dự án, và một khu vực nhất định để đảm bảo giám sát quy trình và đầu ra công việc diễn ra đúng như kế hoạch. Và phần lớn, cấp bậc quản lý cũng được chọn và đề bạt dựa vào số năm kinh nghiệm đã công tác.
Tương tự như vậy, nhưng các leader sẽ cần yêu cầu nhiều hơn về leadership ngoài kỹ năng quản lý, và họ cần có tầm nhìn để tạo ra nguồn cảm hứng, nguồn động lực có giá trị và ý nghĩa để các thành viên cùng nhau cam kết đạt được.
>>> Tham khảo thêm:
- Làm KOL là gì? Và đâu là cách để thành công với nghề KOL
- Creative Content là gì? Công việc của người sáng tạo nội dung
- Business Analyst (BA) Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành BA Chuyên Nghiệp?
Một số nhà quản lý hiện nay có thể hoàn thành tốt phần công việc của họ, nhưng không có nghĩa họ có năng lực leadership giỏi, và khả năng được thăng tiến trong công việc cũng không hoàn toàn chắc chắn từ vị trí này. Do đó, dù ở vị trí nào, bạn cũng cần chuẩn bị và rèn luyện leadership cho bản thân. Vậy leadership là gì?
Leadership skill là gì?
Một leader quyền lực là người có thể đào tạo và phát triển đội của mình theo mục tiêu tổng thể mà vẫn có thể cân bằng được với mục tiêu nhỏ và mong muốn trong công việc của các thành viên. Leader tôn trọng sự phát triển trong công việc lẫn sự phát triển cá nhân, từ đó họ còn đóng vai trò “mentor” để training cho cấp dưới của mình tùy thuộc vào điều kiện khác nhau của mỗi người.
Leadership là kỹ năng lãnh đạo, là quá trình luôn cố gắng không ngừng trong chuyên môn lẫn nuôi dưỡng tính cách để phát triển năng lực này. Và những điều trên sẽ không thể thực hiện nếu người leader không truyền được nguồn cảm hứng của mình cho đội và giúp tất cả mọi người có một niềm tin chung.
Rèn luyện Leadership như thế nào?
Để dẫn dắt và nhận được sự công nhận từ những người đi theo mình, trước hết leader cần có những phẩm chất nhất định để đảm đương được sức nặng của vị trí này. Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm qua các tố chất thường thấy nhất ở một leader tài giỏi:
Tố chất người dẫn đầu
- Tầm nhìn xa: Leader thường là những người “đầu tàu”, khi bản thân có một tầm nhìn sâu và xa, họ sẽ không dễ bị nản lòng bởi những khó khăn ở trước mắt mà giữ tính kiên trì và tin tưởng vào kế hoạch mình vạch ra. Tầm nhìn xa sẽ giúp cho mọi bước đi của tổ chức đều có căn cứ và có thể tạo bước đệm trong tương lai.
- Tạo động lực, truyền cảm hứng: Để nhân viên, cấp dưới cũng có chung niềm tin đối với tầm nhìn của mình và sẵn sàng hướng đến đỉnh kim tự tháp thì nhà lãnh đạo cũng phải biết cách truyền lửa, thúc đẩy, cổ vũ và giao tiếp.
- Biết nhìn người và giao việc: Việc hiểu người mình đang dùng rất quan trọng, do đó, khi người dẫn đầu hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người trong đội, và phân chia công việc hợp lý để phát huy tối đa năng lực của họ trong công việc sẽ giúp kết quả ngày càng đi lên.
- Biết công nhận, thưởng phạt: Trong bất kỳ tập thể nào, chúng ta đều không tránh khỏi những lúc cạnh tranh. Khi đó, vai trò người leader sẽ càng thể hiện rõ, khi họ có thể công bằng và khách quan, biến cạnh tranh thành động lực làm việc tốt hơn.
- Huấn luyện và hỗ trợ: Chúng ta luôn có thể là người mới trong một lĩnh vực hoặc tập thể nào đó, nếu có sự hướng dẫn và đào tạo của người đứng đầu sẽ giúp bạn hòa nhập vào dòng chảy chung nhanh hơn. Việc huấn luyện chuyên môn và hỗ trợ hết mình lúc xảy ra vấn đề cũng thể hiện năng lực của người chỉ huy trong công việc và giúp họ nhận được sự tôn trọng.
Nếu bạn không hoặc chưa có nhận thấy những tố chất trên ở bản thân, đừng lo lắng. Bạn cũng có thể rèn luyện những kỹ năng mềm và phẩm chất dưới đây để làm quen và đến gần hơn với hành trình trở thành một leader giỏi.
Những kỹ năng có thể tự học:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng quản lý nhân sự
- Kỹ năng quản lý cảm xúc
>> Xem thêm: 9 kỹ năng phát triển bản thân giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
Những phẩm chất nên trau dồi:
- Sáng tạo
- Tinh thần tự học
- Có niềm tin vào bản thân
- Trao quyền và tin tưởng
- Sống có trách nhiệm với bản thân và mục tiêu đã đặt ra
- Trung thực, liêm chính, chăm chỉ và nhiệt huyết
Leadership tốt sẽ có cơ hội như thế nào trong thăng tiến?
Tổng kết lại, chúng ta có thể thấy rằng một cá nhân dù ở vị trí nào trong một tổ chức cũng có thể chủ động cải thiện tư duy và kỹ năng của mình trong leadership. Bất kể là được công nhận hay không, một leader thực thụ sẽ không ngừng nắm bắt cơ hội để tiến bộ, và vươn xa hơn vị trí quản lý thông thường. Leader sẽ quan tâm đến sự đổi mới, định hướng, lập chiến lược, thúc đẩy và hỗ trợ đội của mình đạt được tầm nhìn xa hơn hiện tại.
Một số vị trí ngoài leader trong công ty
Co-leader là gì?
Thuật ngữ này được hiểu là đồng lãnh đạo – giữa những người leader hợp tác và cùng chịu trách nhiệm cho đội nhóm, tổ chức hoặc dự án của họ. Giữa các co-leader cần sự giao tiếp và năng lực thế mạnh để cùng dẫn dắt thành viên của mình, sự kết hợp tốt sẽ tạo nên kết quả tích cực.
Trên leader là gì?
Đối với vị trí leader trong một tổ chức, công ty thì phía trên họ còn các vị trí cấp cao hơn là ban lãnh đạo, ban giám đốc. Leader sẽ nhận dự án, nhiệm vụ từ ban lãnh đạo, từ đó hoạch định và phân chia cụ thể cho thành viên, nhân viên phía dưới của mình.
Dưới leader là gì?
Tương tự với mô hình công ty, doanh nghiệp thông thường thì cấp dưới của leader sẽ là nhân viên, sub-leader, các thực tập sinh và trainee… Tất cả các thành viên thuộc dự án, bộ phận mà leader phụ trách sẽ tập hợp và cùng làm việc theo sự chỉ huy của leader.
Team leader là gì?
Team leader hay còn gọi là group leader, được xem là leader của một nhóm, một đội nhỏ. Trong một công ty sẽ có nhiều hợp đồng, dự án, một leader sẽ nắm nhiều đầu việc khác nhau. Và leader sẽ phân ra những nhóm nhỏ để quản lý tốt hơn cho từng task, từ đó, group leader hay team leader ra đời để hỗ trợ cho leader chính phần của dự án bộ phận đó.
Sub leader
Đây là tên gọi dành cho các vị trí hỗ trợ trực tiếp cho leader trong tổ chức, tập thể hoặc dự án và có quyền lực chỉ thấp hơn người leader. Những thành viên có vai trò sub leader có thể là đội phó, nhóm phó, phó phòng…
Core team
Khái niệm nhóm cốt lõi được sử dụng khi nhắc đến một nhóm nhỏ đóng vai trò chủ lực, nòng cốt của một tổ chức, tập thể hoặc một dự án nhiều người tham gia. Đây là tập hợp nhóm thành viên có năng lực ưu tú và đứng đầu trong chuỗi hoạch định, chức năng.
>>> Xem thêm:
- Trưởng phòng là gì? Công việc chi tiết của vị trí trưởng phòng
- Thư ký là gì? Điều kiện và kỹ năng để ứng tuyển thư ký mới nhất 2023
- Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV
Nếu hiện tại bạn đã hiểu leader là gì qua bài viết này, thì hãy cùng TopOnSeek nhanh chóng lên kế hoạch để học tập và cải thiện kỹ năng leadership của mình nhé! Đích đến tiếp theo trong công việc đang ở phía trước, đừng chọn dừng lại ở vị trí quản lý thôi nhé.
>>> Tham khảo cơ hội công việc:
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành