Ma trận BCG là gì? Cách sử dụng BCG trong xây dựng chiến lược
Ma trận BCG (Boston Consulting Group) là ma trận phân tích danh mục sản phẩm để định hướng phát triển đầu tư cho doanh nghiệp. Ma trận này có những ưu nhược điểm gì mà được sử dụng phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu thêm về thuật ngữ ma trận BCG qua bài viết sau đây!
Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG (Boston Consulting Group) hay còn có tên gọi khác là ma trận danh mục sản phẩm, là một công cụ lập kế doanh kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phân tích sự phát triển các sản phẩm trong danh mục, từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào sản phẩm hay không.
Ma trận BCG là một trong những phương pháp phân tích danh mục đầu tư được nhiều doanh nghiệp tin tưởng nhất. Nó đánh giá sản phẩm thông qua ma trận 2×2, tức là mô hình theo hai trục tung và trục hoành tương ứng sau:
- Tốc độ tăng trưởng thị phần (Market growth rate): Đo lường tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên thị trường.
- Thị phần (Market Share): Đánh giá mức độ cao hay thấp của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm:
- Phân tích SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả nhất
- 8 bậc của tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong Marketing
Ma trận BCG được hình thành từ yếu tố nào?
Ma trận BCG là ma trận 2×2 gồm 4 SBU. SBU (Strategic Business Unit) là đơn vị kinh doanh chiến lược, hay còn hiểu là một dòng sản phẩm của doanh nghiệp hướng đến tệp khách hàng mục tiêu (Target Audience) hay một vị trí địa lý cụ thể. Dưới đây là một loại ma trận BCG phổ biến:
- SBU ngôi sao: Đây là sản phẩm ở thị trường có tốc độ phát triển và thị phần cao.
- SBU câu hỏi: Sản phẩm này có thị phần thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cao.
- SBU con bò: Sản phẩm tại thị trường ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp.
- SBU con chó: Đây là sản phẩm có thị phần và tốc độ tăng trưởng đều ở mức thấp.
Từ những phân tích, đánh giá trên, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư vào câu hỏi hay ngôi sao, đồng thời giảm bớt đầu tư vào con bò và loại bỏ đầu tư của con chó. Nhìn chung, ma trận BCG có 3 yếu tố quan trọng cần chú ý sau:
- Ma trận BCG đưa ra những phân tích khách quan nhất về thị trường sản phẩm trong danh mục.
- Đồng thời, giúp doanh nghiệp đưa ra những kết luận về chiến lược đầu tư hay loại bỏ.
- Mỗi ma trận chứa 4 sản phẩm riêng biệt.
Phân tích các dạng ma trận BCG
Từ những đánh giá khách quan về ma trận BCG và định nghĩa về SBU, ta có thể phân tích BCG như sau:
SBU con chó (Dog)
Sản phẩm ở góc phần tư con chó nằm ở thị trường có tốc độ tăng trưởng chậm và các sản phẩm tại đây có thị phần thấp. Các sản phẩm ở đây không mang lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp nên có khả năng được bán lại hay loại bỏ trừ khi chúng có khả năng hỗ trợ cho các sản phẩm hiện có khác hay được sử dụng với mục đích tạo lợi thế cạnh tranh.
SBU dấu hỏi chấm (Question Mark)
Các sản phẩm tại góc phần tư SBU dấu hỏi chấm nằm ở thị trường đang phát triển nhưng lại đang có thị phần tương đối thấp. Dấu hỏi chấm đang cần nhiều sự quản lý hơn và đòi hỏi đầu tư và nguồn lực lớn nhằm tăng trưởng thị phần. Theo ma trận BCG, ta có thể nhận thấy dấu hỏi chấm được nhận nhiều sự hỗ trợ về dòng tiền của góc phần tư con bò.
Đây là SBU lý tưởng để các doanh nghiệp tập trung đầu tư bởi thị trường đang phát triển lại không có quá nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ khác. Nếu được đầu tư phát triển thì sẽ biến thành SBU ngôi sao và sẽ trở thành SBU con chó nếu không chiếm được thị phần cao.
SBU ngôi sao (Star)
Các sản phẩm tại SBU ngôi sao có tốc độ phát triển và thị phần cao trong thị trường. Sản phẩm tại SBU này đang dẫn đầu xu hướng thị trường và cần duy trì mức đầu tư để thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
Các sản phẩm ở góc phần tư ngôi sao tiêu tốn một lượng lớn tiền mặt đáng kể đồng thời tạo ra dòng tiền lớn cho doanh nghiệp. Đây được xem là sản phẩm được có xu hướng phát triển và được ưu tiên hàng đầu trong doanh nghiệp. Nếu thị trường giảm xuống thì sản phẩm ở SBU ngôi sao sẽ trở thành sản phẩm của SBU con bò.
SBU bò sữa (Cash Cow)
Đây là các sản phẩm có thị phần cao nhưng tốc độ phát triển trên thị trường lại tương đối thấp. Sản phẩm ở SBU con bò được đầu tư đáng kể nên doanh nghiệp không cần đầu tư thêm để duy trì chúng.
Mặt khác, dòng tiền của góc phần tư con bò chủ yếu để đầu tư vào góc phần tư ngôi sao hoặc góc phần tư dấu hỏi chấm. Các sản phẩm góc phần tư con bò được “vắt sữa” đều đặn khi các công ty đầu tư càng ít càng tốt nhưng vẫn thu được lợi nhuận từ sản phẩm.
Xem thêm: Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing
Ưu nhược điểm của ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG là ma trận phổ biến nhất trong các doanh nghiệp. Vậy ma trận này có những ưu, nhược điểm gì trong việc đầu tư của các công ty? Theo dõi ngay sau đây:
Ưu điểm của ma trận BCG
- Ma trận BCG tương đối đơn giản và dễ hiểu.
- Giúp doanh nghiệp sàng lọc các cơ hội tốt nhất và đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng.
- Bằng cách tạo ra ma trận BCG, các cấp công ty có thể hiểu được nên tận dụng dòng tiền của mình như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận.
- Cho phép so sánh hai hay nhiều dịch vụ hay thương hiệu khác nhau trên mô hình BCG.
Hạn chế của ma trận BCG
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, ma trận BCG cũng có những hạn chế đáng kể đến như:
- Ma trận BCG không dành cho những doanh nghiệp phát triển theo hướng vĩ mô. Ở quy mô lớn, các quyết định đầu tư phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác, chẳng hạn như tỷ lệ thành công và khả năng sinh lời.
- Nếu doanh nghiệp không phân tích, đánh giá kỹ càng thì ma trận BCG sẽ tạo ra kết quả không chính xác.
- Trong hầu hết các trường hợp, ma trận BCG chỉ quan tâm đến vấn đề đầu tư phát mà bỏ qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Ma trận BCG có tiềm năng phá vỡ thị trường.
Xem thêm:
- Mô hình AIDA là gì? Ví dụ về mô hình AIDA trong Marketing
- Cách áp dụng hiệu ứng chim mồi hiệu quả và ví dụ trong kinh doanh
Cách sử dụng BCG trong xây dựng chiến lược
Nhằm đạt được hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp cần xác định được cách sử dụng ma trận BCG qua các bước sau:
- Xác định sản phẩm mong muốn: Bắt đầu bằng cách xác định sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu riêng. Những sản phẩm nào mà bạn muốn đưa vào danh mục đầu tư?
- Tính tổng thị trường: Để xác định được thị phần riêng của bạn và thị phần của đối thủ cạnh tranh, bạn cần biết tổng thị phần của sản phẩm đang có.
- Xác định thị phần của doanh nghiệp: Bằng cách có tổng thị trường, bạn có thể dễ dàng tính toán thị phần của riêng bạn.
- Tính toán thị phần của đối thủ mạnh nhất: Tương tự như xác định thị phần riêng bạn, bạn cần đo lường được thị phần của đối thủ để có thể tính được thị phần tương đối.
- Xác định tốc độ tăng trưởng của thị trường: Thông qua các thông tin trong báo cáo ngành, có thể xác định được biến động của thị trường sản phẩm.
- Xác định kích thước vòng tròn: Kích thước vòng tròn này này hoàn toàn phụ thuộc vào doanh số bán hàng của mỗi sản phẩm.
Ví dụ về ma trận BCG của Vinamilk
Dưới đây là một ví dụ điển hình để hiểu rõ hơn ma trận BCG. Vinamilk là thương hiệu có thị phần lớn trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam. Ma trận BCG được xác định như sau:
- SBU sữa nước: Theo thống kê, doanh thu của sữa nước chiếm tỷ trọng cao nhất, và cũng là sản phẩm chủ lực của thương hiệu Vinamilk. Vì vậy, đây được xem là phân khúc không tách rời của thương hiệu. Bên cạnh đó, Vinamilk cần phát triển thêm nhiều chiến lược Marketing hiệu quả để mở rộng tệp khách hàng, đồng thời, đầu tư vào chất lượng cũng như áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất.
- SBU sữa bột: Sữa bột đang là sản phẩm có doanh số bán hàng cao nhất, là sản phẩm tiềm năng của Vinamilk. Phân khúc khách hàng của sữa bột không chỉ hướng đến trẻ em mà còn mở rộng sang phụ nữ mang thai, người già. Tuy nhiên, sữa bột lại gặp sự cạnh tranh từ các đối thủ mạnh hơn tại các thành phố lớn. Để tiếp tục phát triển, Vinamilk cần đẩy mạnh đầu tư vào phân khúc này và sản xuất thêm các sản phẩm ở mức giá tốt hơn.
- SBU sữa đặc: Phân khúc sữa đặc được xuất hiện từ rất sớm. Chính vì vậy mà nắm giữ thị phần lớn nhất nhưng mức tăng trưởng doanh số khá thấp. Để khắc phục, doanh nghiệp cần đầu tư và phân phối đến các đại lý và nhà bán lẻ để thúc đẩy doanh số.
Trên đây là tất tần tật về ma trận BCG, những mặt ưu, nhược điểm cũng như ví dụ về BCG (cụ thể là Vinamilk) mà TopOnSeek cung cấp cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể xây dựng được ma trận BCG và đưa ra những chiến lược để phát triển doanh nghiệp của mình.
Xem thêm:
- Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0
- Mô hình SMART là gì? Cách ứng dụng mô hình SMART trong Marketing
- Mô hình Canvas là gì? Cách lập kế hoạch theo mô hình kinh doanh Canvas
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành