Manager là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và tố chất để trở thành Manager tài giỏi
Manager là hạt nhân quan trọng góp phần cho sự phát triển của tổ chức. Họ luôn chịu trách nhiệm cho nhóm nhân viên để phấn đấu đạt được mục tiêu, hiệu suất tối đa. Nếu bạn muốn trở thành một Manager thực thụ trong tương lai thì bạn nên hiểu Manager là gì. Trong bài viết này của TopOnSeek sẽ khám phá và tìm câu trả lời cho Manager là gì? Những tố chất, kỹ năng để trở thành Manager tài giỏi.
>>> Xem thêm:
- Top 19 phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất năm 2023
- 15+ Kỹ Năng Phát Triển Bản Thân Giúp Bạn Làm Chủ Cuộc Đời
- Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
- Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Là Gì?
Manager là gì?
Manager là một chức vụ trong tổ chức, theo tiếng việt được hiểu là quản lý hoặc trưởng phòng. Manager có những chuyên môn cụ thể tùy vào môi trường doanh nghiệp làm việc, sẽ phụ trách những công việc cần thiết.
Công việc của manager là thực hiện theo dõi, đánh giá những kết quả và hiệu suất của nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm giám sát, xử lý những vấn đề bất ngờ trong công ty. Họ còn thực hiện những nhiệm vụ được cấp trên hoặc ban giám đốc giao phó.
Nguồn gốc cụm từ Manager
Nguồn gốc của cụm từ Manager là gì, có từ đâu? Từ Manager xuất phát từ tiếng Latin, có nghĩa là “bàn tay”. Đối với một người quản lý tốt sẽ đưa “bàn tay” để hướng dẫn những nhân viên của họ.
Trong tiếng Ý Manager là Maneggiare có nghĩa là “kiểm soát”, được dùng để chỉ việc huấn luyện ngựa. Một công việc rèn luyện kỹ năng quản lý tập trung vào sự kiên trì, giới hạn, nghiêm khắc. Bên cạnh đó, họ cùng cần có sự tin tưởng với những chú ngựa. Điều này hỗ trợ khả năng lãnh đạo trở nên tự tin, quyền uy hơn.
Các cập bậc Manager cơ bản nhất định bạn cần phải biết
Trong doanh nghiệp đều có các cấp bậc quản lý khác nhau nhằm đảm bảo tính hệ thống trong quản lý vận hành. Nhìn chung, hệ thống quản lý được chia làm 3 cấp bậc cơ bản:
Quản lý cấp cao – Hạt nhân chiến lược của công ty
Quản lý cấp cao là người có quyền lực cao nhất bao gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc,… Họ chịu trách nhiệm về sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, lập kế hoạch và điều phối doanh nghiệp.
Quản lý cấp trung – Người thực hiện mẫm cán
Quản lý cấp trung là những nhân sự thực hiện quản lý chi nhánh hoặc bộ phận. Họ chịu sự quản lý trực tiếp của quản lý cấp cao về các hoạt động của bộ phận. Thông thường, họ dành nhiều thời gian cho chức năng tổ chức và định hướng.
Đối với công ty nhỏ thì thường chỉ có 1 lớp quản lý cấp trung. Ngược lại doanh nghiệp có quy mô lớn thường sẽ chia quản lý cấp trung thành nhiều tầng khác nhau. Tóm lại, quản lý cấp trung đóng vai trò trung gian giữa quản lý cấp cao và cấp thấp.
Quản lý cấp thấp – Người hành động quyết liệt
Nhóm quản lý cấp thấp bao gồm: Giám sát viên, những người quản lý bộ phận hoặc nhóm cụ thể,… Công việc chính của họ là giám sát việc thực hiện và điều phối công việc hàng ngày. Với mục đích đảm bảo thời gian hoàn thành dự án, đáp ứng chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3 Nhiệm vụ, công việc của Manager cần điều hành trong tổ chức
Nhiệm vụ chính của Manager là gì? Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản của một Manager cần thực hiện như:
Giám sát và quản lý nhân viên
Nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của một Manager chính là giám sát và quản lý nhân viên dưới quyền. Họ phải chịu trách nhiệm và đảm bảo nhân viên làm việc nghiêm túc, giám sát tiến độ thực hiện. Tất cả đều hướng đến mục tiêu hiệu quả chất lượng công việc.
Đánh giá hiệu quả nhân viên
Để đảm bảo tiến độ, hiệu suất của công việc, Manager cần biết giám sát và đánh giá hiệu quả nhân viên. Điều này giúp họ nắm rõ được kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá thi đua, khen thưởng và đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công việc.
Giải quyết những vấn đề đột xuất
Ngoài việc Manager thực hiện công việc và nhiệm vụ cơ bản được lên theo kế hoạch hoàn hảo từ trước. Trên thực tế luôn có những vấn đề phát sinh bất ngờ. Do đó, một Manager luôn phải bám sát chặt chẽ khối lượng công việc nhằm dễ dàng kiểm soát và phát hiện kịp thời vấn đề bất ngờ. Luôn có những hướng khắc phục và cải thiện kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh 3 nhiệm vụ chính của một Manager thì cần phải thực hiện những công việc khác như: đưa ra quyết định, quản lý ngân sách, tìm kiếm và thuê nhân sự tiềm năng.
>>> Gợi ý phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp: ERP là gì? Vai trò của phần mềm ERP đối với doanh nghiệp
Tố chất làm nên một Manager tài giỏi
Như triết gia Jim Rohn từng nói: “Người giỏi không được luyện nên, họ được phát hiện ra”. Nếu như bạn tự khám phá hoặc được phát hiện ra tài năng quản lý của mình thì việc này vô cùng hữu ích cho con đường sự nghiệp của mình. Cùng khám phá một số tố chất quan trọng để trở thành Manager tài năng:
Tôn trọng mọi người, làm việc dựa trên nguyên tắc công bằng
Manager là người phải làm việc với nhiều bên liên quan trong tổ chức. Họ cần giải quyết công việc hài hòa trên tinh thần chân thành và luôn tôn trọng mọi người. Manager cần đưa ra những quyết định công tâm, chính đáng, lý lẽ dẫn chứng thuyết phục để tránh tình trạng ức chế của nhân viên. Manager phải đảm bảo sự công bằng với toàn bộ nhân viên, thưởng phạt minh bạch.
Có tầm nhìn vĩ mô, dài hạn
Tầm nhìn thể hiện được sự khát vọng, nhạy bén với mọi vấn đề trong tương lai của một Manager. Một Manager tài năng thể hiện qua việc nhìn nhận vấn đề vĩ mô, mang tính dài hạn và có khả năng dự báo vấn đề trong tương lai và có những hướng phát triển vượt bậc trong dài hạn, thoát khỏi cái bẫy tụt hậu. Đặc biệt, đây chính là tố chất tiềm năng, trừu tượng mà không phải ai cũng có.
Học hỏi và quan sát nhạy bén
“Học nữa học mãi” là châm ngôn sống của bất cứ Manager nào, không những học từ kiến thức chuyên môn, họ còn phải học từ những câu chuyện thực tế. Từ đó, nâng cao khả năng quan sát, nhận biết vấn đề nhanh chóng từ nhân sự và tổ chức. Đặc biệt, một Manager cần phải nhạy bén xử lý vấn đề, nhạy bén với thị trường để tìm ra cơ hội mới.
>> Xem thêm: Kỹ năng quan sát là gì? Bật mí các mẹo cải thiện kỹ năng quan sát
Khả năng chịu được áp lực
Khả năng chịu áp lực là một trong những tố chất mà Manager cần phải có vì tính chất công việc của họ là giao tiếp, tiếp xúc với nhiều nhân sự, khách hàng, đảm bảo các đầu việc hiệu quả. Họ cũng phải chịu trách nhiệm với những kết quả công việc sau này. Vì vậy, họ phải luôn mạnh mẽ, đối diện vấn đề và giữ trong mình một tinh thần vững chắc vượt qua mọi thử thách.
Kỹ năng cần có của một Manager
Kỹ năng cần thiết để trở thành một Manager là gì? Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản giúp bạn cải thiện và thăng tiến trong sự nghiệp.
- Chuyên môn: Đây là điều kiện cần của một Manager chuyên nghiệp, bởi Manager có chuyên môn xuất sắc trong lĩnh vực của họ như lập kế hoạch, phân tích công việc,… sẽ làm cho nhân sự nể trọng.
- Giao tiếp: Manager có thể trình bày, giải thích các vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu, tạo sự gắn kết giữa các nhân sự, khách hàng, đảm bảo sự uy tín và bền chặt theo thời gian, giúp công việc hiệu quả hơn.
- Lãnh đạo: Manager cần hiểu thực sự rõ năng lực, biết lắng nghe, thấu hiểu tính cách của từng nhân viên, từ đó phân công việc sao cho phù hợp. Đồng thời, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, kết nối tại môi trường làm việc.
- Ra quyết định: Manager nên phát triển các quy trình ra quyết định của riêng mình để xử lý các vấn đề khác tại nơi làm việc hiệu quả. Manager sẽ luôn sẵn sàng hỏi những người khác trong tổ chức về phản hồi khi họ đưa ra quyết định.
- Giải quyết vấn đề: Manager cần phải giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Khi phát sinh vấn đề cần phải tìm hiểu nguyên nhân nhanh chóng, phân tích và tìm ra hướng giải quyết hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
- Phân tích: Trước những vấn đề khó khăn cần phải bình tĩnh giải quyết, nhìn vấn đề theo hướng toàn diện, khách quan. Đưa ra những hướng xử lý hiệu quả làm sao để không ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển.
>>> Xem thêm:
- 7 Cách làm chủ nghệ thuật bán hàng đỉnh cao cho người kinh doanh
- Kỹ năng lắng nghe là gì? 15 cách vàng rèn luyện kỹ năng lắng nghe
- 15+ Kỹ Năng Phát Triển Bản Thân Giúp Bạn Làm Chủ Cuộc Đời
Cách để trở thành một Manager đích thực
Sau khi đã thực sự hiểu về Manager là gì? Nếu bạn muốn theo đuổi vai trò Manager trong một tổ chức, hãy làm theo các bước sau để tiến tới ước mơ của mình:
Bước 1: Chọn con đường sự nghiệp của bạn.
Có rất nhiều cách để bạn có thể chọn con đường sự nghiệp của mình. Bạn có thể lựa chọn trải nghiệm thực tế để tìm con đường mong muốn hoặc xin ý kiến tư vấn từ chuyên gia trong ngành khác nhau. Bạn nên chọn một nghề nghiệp phù hợp với sở thích, giá trị cốt lõi của bạn. Hãy tìm kiếm những gì bạn yêu thích thực sự và theo đuổi nó bằng cả trái tim.
Bước 2: Nâng cấp trình độ học vấn cần thiết cho ngành nghề của bạn.
Một bước quan trọng khác để trở thành Manager xuất sắc là có được một nền giáo dục phù hợp với ngành nghề của bạn. Trong nhiều ngành, các nhà quản lý cần ít nhất bằng cử nhân. Bạn cũng có thể theo học những ngành hỗ trợ kỹ năng quản lý tổng quát như ngành Quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, bằng cấp không phải là tất cả đối với một người làm Manager. Bạn cần kết hợp phát triển kiến thức lý luận và thực tiễn để nâng cao trình độ, đánh bại mọi thách thức.
Bước 3: Tạo kết nối.
Bạn nên cố gắng tạo hệ thống kết nối với nhiều Manager cùng lĩnh vực thông qua mạng xã hội hoặc các sự kiện, nhằm tạo những kết nối có giá trị. Nó giúp bạn có được những việc làm hữu ích trong tương lai.
Bước 4: Tích lũy chuyên môn.
Bạn hãy tích lũy chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn muốn tham gia để có thêm kinh nghiệm. Thông qua thực tập, làm ở những vị trí mới liên quan đến ngành hoặc tham gia các hoạt hoạt động ngoại khóa. Thậm chí bạn có thể bắt đầu tại công ty với vai trò nhà quản lý để học hỏi thực tế.
Bước 5: Đặt mục tiêu dựa trên mô hình SMART.
Áp dụng mô hình S.M.A.R.T để phát triển mục tiêu nghề nghiệp. Cụ thể SMART là viết tắt của những cụm từ:
- Specific (Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu),
- Measurable (Đo lường được, có số lượng),
- Attainable (Có khả năng thực hiện được dựa trên nguồn lực sẵn có)
- Relevant (Thực tế, hướng tới mục tiêu chung)
- Time-based (Thời gian hoàn thành)
Hãy áp dụng mô hình này trong việc xây dựng và phát triển mục tiêu đáp ứng đủ 5 yếu tố. Cam kết thực hiện hành động để theo đuổi vị trí đã đặt ra, chắc chắn thành công đang chờ đợi bạn ở phía trước.
Phân biệt sự khác nhau giữa Manager và Leader
Manager và Leader đều là những vị trí của những người làm quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi vị trí lại có những công việc, nhiệm vụ và cách thức thực hiện khác nhau.
Manager | Leader |
– Thực thi ý tưởng. – Quan tâm đến hiện tại. – Người quan sát, kiểm soát mọi việc theo khuôn phép, kế hoạch. – Thường hỏi: “Như thế nào và bao giờ” trong công việc. – Luôn theo dõi hướng đi chính của tổ chức của doanh nghiệp tại thời điểm làm việc. | – Đưa ra ý tưởng. – Nhìn về tương lai. – Củng cố niềm tin trong khi quản lý. – Thường hỏi: “Cái gì và tại sao” trong khi thực hiện công việc. – Nhìn vấn đề tới “tận chân trời”. |
Tại sao doanh nghiệp phải có Manager tài giỏi?
“Một công ty muốn phát triển được nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài thông minh.” – Bill Gates –
Đây là minh chính điển hình với câu nói của một trong những tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới, người đã sáng lập ra tập đoàn Microsoft giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ và tiếp cận với công nghệ hiện đại. Microsoft là một trường hợp điển hình giải thích lý do tại sao công ty nên có Manager tài giỏi, không những vậy mà đội ngũ nhân sự phải xuất sắc.
Vì khi doanh nghiệp có Manager tài năng sẽ có những bản kế hoạch phát triển chiến lược xuất sắc, đội ngũ nhân viên hành động không giới hạn với bộ óc tuyệt vời. Nơi đây là điểm đến hứa hẹn cho họ cống hiến và học hỏi từ những Manager giỏi giang. Vì vậy, một doanh nghiệp thực sự phải có Manager xuất xắc để phát triển phồn thịnh trong tương lai.
5 cuốn sách kinh điển về Manager tạp chí Entrepreneur khuyên đọc
Tạp chí Entrepreneur – tạp chí doanh nhân chuyên cung cấp kiến thức quản lý nổi tiếng. Người đọc có thể cải thiện những kỹ năng dựa trên những khảo sát thực tế, phân tích thị trường thực tiễn. Dưới đây là 5 cuốn sách cải thiện kỹ năng quản lý mà Manager khuyên đọc:
7 thói quen để thành đạt – Stephen R. Covey
Cuốn sách “7 thói quen để thành đạt” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1989, được đánh giá là một trong cuốn sách không nên bỏ lỡ nếu bạn muốn cải thiện năng suất hoạt động cả về chuyên môn lẫn kỹ năng cá nhân. Sách tập trung khai thác việc phát triển những thói quen mới để bạn đi đúng mục tiêu thay vì bắt người đọc phải loại bỏ thói quen xấu.
Cuốn sách như kim chỉ nam giúp bạn xác định mục tiêu và ưu tiên trong công việc. Covey đã sử dụng phép loại suy của việc đặt đá, sỏi và cát vào lọ để giúp bạn xác định điều gì thực sự quan trọng. Nếu bạn bắt đầu bằng cách đặt những thứ nhỏ nhặt, chẳng hạn như đá cuội hoặc cát, thì những viên đá sẽ không vừa. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu với đá thì sẽ có đủ chỗ để bạn đặt những vật nhỏ hơn xung quanh chúng vào lọ.
Trích dẫn câu nói hay: “Điều quan trọng không phải là ưu tiên những gì trên thiết lập kế hoạch của bạn mà là lên lịch cho các ưu tiên của bạn.”
Deep Work: Quy tắc để tập trung trong một thế giới bị phân tâm – Cal Newport
Cuốn sách “Deep Work” được tác giả tập trung vào các hoạt động chuyên nghiệp, tập trung làm việc mà không bị phân tâm, thúc đẩy khả năng nhận thức của người làm việc tối ưu. Khả năng làm việc sâu giúp Manager tạo ra nhiều giá trị mới, cải thiện kỹ năng tốt.
Hiện nay, xu hướng của con người ngày càng mất tập trung, với vai trò là một Manager thì việc tập trung chính là chìa khóa quản lý hiệu quả. Trong cuốn sách chia sẻ cụ thể những nguyên tắc làm thay đổi suy nghĩ và thói quen để có thể lao vào làm việc một cách hiệu quả.
Trích dẫn hay: “Để sản xuất ở mức cao nhất, bạn cần làm việc trong thời gian dài với sự tập trung cao độ vào một nhiệm vụ duy nhất mà không bị phân tâm.”
Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg
Cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” kể những câu chuyện hấp dẫn, khám phá khoa học để làm rõ những cách thức hoạt động của thói quen. Sách còn khai thác cách thay đổi những mô hình hiện có và một số quy trình để thiết lập thói quen mới.
Tác giả đã chỉ ra việc tập trung phát triển những thói quen tốt, có thể đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Vì vậy, đây là cuốn sách một Manager chắc chắn không nên bỏ qua.
Trích đoạn hay: “Quy tắc vàng để thay đổi thói quen: Bạn không thể dập tắt một thói quen xấu, bạn chỉ có thể thay đổi nó.”
Đắc nhân tâm – Dale Carnegie
Đắc nhân tâm là tác phẩm kinh điển, kiệt tác để đời mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua, mặc dù nó đã ra đời hơn 80 năm. Cuốn sách chia sẻ với người đọc những bài học sâu sắc về cách thiết lập các mối quan hệ nhằm hỗ trợ những người xung quanh đặc biệt là nhân viên. Nếu bạn áp dụng được những tư tưởng của Carnegie chắc chắn bạn sẽ khiến nhân viên tin tưởng, gia tăng sức mạnh quyền lực.
Trích đoạn hay: “Nếu như có một bí quyết nào để thành công, thì nó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của chính mình.”
Elon Musk: Tesla, SpaceX Và Sứ Mệnh Tìm Kiếm Một Tương Lai Ngoài Sức Tưởng Tượng – Kevin Kruse
Cuốn sách Elon Musk kể về cuộc đời, quá trình lập nghiệp, những thử thách, thành công mà ông đã trải. Ông vốn là một tỷ phú thành công với nhiều ý tưởng tưởng chừng điên rồ nhưng ông đều biến những điều không tưởng thành có thể.
Thành công của Elon Musk đã tạo tầm ảnh hưởng. Người đọc có góc nhìn sâu sắc về tâm trí của ông với vai trò của một nhà quản lý, một người làm khoa học, một người làm kinh doanh. Với những khát khao thay đổi thế giới, những ý tưởng của ông có thể thay đổi quan điểm của nhân viên trong công việc.
Tất cả tư duy, chiến thuật, phong cách lãnh đạo của ông đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Vì vậy, việc đọc tiểu sử cuộc đời của ông sẽ cho bạn nhiều bài học về quản lý vô cùng hữu ích.
Trên đây là những thông tin về Manager là gì cùng với một số kỹ năng giúp bạn trang bị để trở thành một manager. Bạn có thể tìm hiểu thêm về kiến thức trên Blog của chúng tôi để có thêm nhiều góc nhìn mới. Hy vong sẽ có ích dành cho bạn, chúc bạn sớm thành công trên con đường của mình nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành