Market Size là gì? Cách tính và xác định quy mô thị trường
Doanh nghiệp được thành lập sau 3 năm, dịch vụ cung cấp tuyệt vời, trang website có kỹ thuật tiên tiến, nhân viên được đào tạo chuyên môn. Nhưng, bạn vẫn bị thua lỗ? Tại sao? Đơn giản là không có đủ khách hàng để hỗ trợ. Và đó là lý do tại sao nhiều doanh nhân và nhà đầu tư thực hiện phân tích Market Size trước khi họ bắt đầu đầu tư vào một doanh nghiệp mới. Tìm hiểu ngay Market Size là gì? Cách tính và xác định về quy mô thị trường cùng TopOnSeek ngay nhé!
Xem thêm:
- Market Share là gì? Thông tin cơ bản về thị phần
- Brief là gì? 9 Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo 2024
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
- WP rocket là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng plugin WP Rocket để tăng tốc website
Market Size là gì?
Market Size hay còn gọi là quy mô thị trường, là tổng doanh số bán hàng hay tệp khách hàng trong một phân khúc thị trường cụ thể. Việc xác định quy mô thị trường của tổ chức hay doanh nghiệp sẽ hữu ích trước khi tung ra dịch vụ hoặc sản phẩm mới để đảm bảo tiếp cận đúng đối tượng mong đợi. Ví dụ, trong các nghề nghề như bán hàng, Marketing hay kinh doanh, việc phân tích thị trường là một phần quan trọng trước khi họ mạo hiểm kinh doanh.
Market Size thường được xác định dựa trên 3 tiêu chuẩn có thể định lượng sau:
- Đơn vị: Tổng số lượng sản phẩm và khách hàng trên thị trường
- Giá trị: Tổng giá trị của sản phẩm hoặc khách hàng trên thị trường
- Thị phần (Market Share): Tỷ lệ phần trăm sản phẩm được bán và khách hàng có được của tổ chức doanh nghiệp
Xem thêm:
- Target là gì? 7 khái niệm liên quan và cách target
- Allintitle là gì? Cách dùng Allintitle để phân tích từ khóa SEO hiệu quả
Tại sao việc xác định Market Size lại quan trọng?
Hiểu quy mô của một thị trường hiện tại hoặc tiềm năng rất quan trọng vì nhiều lý do.
Dự đoán khả năng sinh lời
Market Size là một chỉ số về tiềm năng cho bất kỳ hoạt động kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh mới nào. Nếu phân tích có thể chứng minh rằng bạn có cơ hội sinh lời tốt với số tiền vốn hiện tại thì việc đảm bảo đầu tư sẽ dễ dàng hơn và ngược lại.
Tăng cường lợi thế cạnh tranh
Hiểu được thị trường và khách hàng chính là chìa khóa mở ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Nắm rõ những ưu điểm và hạn chế trong việc phân tích quy mô thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận sớm với những kỹ thuật mới đồng thời có khả năng ngăn chặn những mối đe dọa bất lợi cho kinh doanh.
Xem thêm: Brand Strategy là gì? 7 yếu tố giúp xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
Market Size giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi “Target Market của bạn là ai?”, “Quy mô của họ như thế nào?”, “Họ dành bao nhiêu tiền để đầu tư hay mua hàng tại doanh nghiệp của bạn?”. Điều này cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và đặt ra những mục tiêu thị trường với những đặc điểm và phân khúc rõ ràng trong tương lai.
Hiểu rõ hành vi người dùng
Market Size giúp nhà đầu tư thường xuyên theo dõi, phân tích về sự tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và nắm bắt được thị hiếu của khách hàng ngày nay. Điều này giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về Insight khách hàng và đưa ra những định hướng phát triển mới trong tương lai.
Xem thêm: Hành vi khách hàng (Consumer Behaviour) là gì trong Marketing?
Xác định thị trường tiềm năng
Hiểu rõ quy mô cũng rất quan trọng trong việc xác định tiềm năng của thị trường và đâu là thị trường mà bạn nên đầu tư và phát triển để có nguồn doanh thu cao nhất? Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể có cơ hội ra mắt sản phẩm mới ở nhiều thị trường. Hơn thế, khi bạn hiểu rõ về thị trường, việc tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới sẽ gặp ít rủi ro hơn và trở thành một khoản đầu tư có chiến lược và tính toán hơn.
Cách tính Market Size quy mô thị trường
Market Size đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Theo nghiên cứu, có 3 phương pháp chính để tính quy mô thị trường mà bạn có thể thực hiện.
Tiếp cận từ trên xuống
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phân tích quy mô tiếp cận từ trên xuống.
Ban đầu bạn cần phân tích thị trường vĩ mô, tức là tổng thể thị trường về sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Tiếp theo, dự tính hợp lý về thị phần của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là chìa khóa chính xác nhất trong ước tính quy mô thị trường.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp đều đang có báo cáo về quy mô thị trường để định hướng phát triển.
Phân tích từ dưới đi lên
Phân tích từ dưới đi lên chính là phương pháp phân tích quy mô theo mô hình vi mô. Tại đây, doanh nghiệp sẽ ước tính về mức độ tăng trưởng doanh số dựa trên các yêu tố như:
- Hình thức kinh doanh của doanh nghiệp (kinh doanh trực tuyến online, kinh doanh trực tiếp,…).
- Số lượng cửa hàng có mặt trên thị trường (số kênh kinh doanh online, số cửa hàng,…).
- Số lượng hàng hóa phục vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường để phục vụ khách hàng.
So sánh số liệu kinh doanh thực tế và số liệu xác định ở bước 1 để đảm bảo tính thực tế của quy mô thị trường không quá khác nhau.
Xem thêm: Ma trận BCG là gì? Cách sử dụng BCG trong xây dựng
Phân tích về các đối thủ cạnh tranh
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, là người như thế nào là yếu tố quan trọng trong phát triển quy mô kinh doanh. Nếu lĩnh vực bạn kinh doanh có qua nhiều đối thủ, bạn càng cần phải nắm rõ những ưu điểm, hạn chế họ đang gặp phải trong kinh doanh để mình có thể đưa ra những chiến lược phù hợp.
Mặt khác, nếu đối thủ của bạn rất mạnh, bạn cần dựa vào Insight khách hàng và phân khúc khách hàng của mình một lần nữa để có thể định vị sản phẩm chính xác hơn.
Cách xác định Market Size quy mô thị trường
Để áp dụng phương pháp tính quy mô thị trường, bạn cần xác định Market Size của doanh nghiệp của mình là gì.
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Để dự đoán quy mô thị trường của bạn, bạn cần biết đối tượng khách hàng cần hướng đến là ai? Sản phẩm đáp ứng nhu cầu hay giải quyết tốt cho cá nhân, nhóm người nào.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phân khúc thị trường để chia thị trường của mình thành từng nhóm cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng nhóm mà sản phẩm hay dịch vụ cung cấp, đồng thời cho phép bạn điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm.
Sau khi xác định được các phân khúc khả thi khác nhau trong thị trường, hãy lựa chọn những phân khúc mà bạn muốn tập trung vào để xây dựng.
Bước 2: Xác định số lượng khách hàng mục tiêu
Sử dụng phân tích quy mô thị trường để dự tính số lượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian cụ thể.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đang có dự định tung ra sản phẩm mới, quy mô kinh doanh phát triển toàn quốc hay cả khu vực châu Á thì tài liệu đến từ những đơn vị phân tích chuyên biệt, tài liệu của chính phủ,…
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang phát triển với quy mô nhỏ hơn, tập trung cho một số khu vực, tỉnh thành thì bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, tài liệu phân tích thị trường chuyên biệt để có được những tài liệu phân tích về thị trường một cách khách quan và cụ thể nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo Google ADS 2024 hiệu quả
Bước 3: Tính toán tỷ lệ thâm nhập
Tỷ lệ thâm nhập là chức năng cơ bản của loại một sản phẩm. Nếu sản phẩm có tỷ lệ thâm nhập cao, đây có thể là một danh mục sản phẩm quan trọng hay được yêu cầu thông qua quy định. Nếu tỷ lệ thâm nhập thấp, chứng tỏ đây là loại sản phẩm chuyên biệt.
Ví dụ, so sánh tỷ lệ thâm nhập của máy tính, xử lý văn bản, Internet so với hệ thống kinh doanh thông minh. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng đồng thời cả ba hệ thống này với nhau. Vì vậy, cho phép doanh nghiệp xác định được tốc độ tăng trưởng và lập kế hoạch phù hợp cho sự phát triển tương lai.
Trong khi đó, hệ thống kinh doanh cho phép chúng ta hưởng lợi từ những hoạt động kinh doanh thông minh như quản lý, bán hàng, Marketing và các mục tiêu chuyên biệt hơn.
Xem thêm:
Bước 4. Tính toán quy mô thị trường tiềm năng Potential Market
Sau khi tính toán được quy mô thị trường tiềm năng, bạn sẽ có một con số thực tế hơn thể hiện mức độ phổ biến của sản phẩm hay định vị thương hiệu đối với thị trường mục tiêu.
Bạn sẽ xác định được khả năng đầu tư và chấp nhận rủi ro nếu có bằng cách xác định các giả định chính trong mô hình của doanh nghiệp và kiểm tra những giả định bằng kỹ thuật Potential Market.
Ví dụ, công ty của bạn đã ước tính rằng họ sẽ phải đầu tư ít nhất 2.000.000 để phát triển, thử nghiệm và tiếp thị phần mềm mới. Khoản đầu từ này chiếm tầm 10% doanh thu mỗi tháng, vì vậy khả năng gặp rủi ro thấp giúp doanh nghiệp xác định tiếp tục phát triển phần mềm.
Phân tích Market Size đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng, dự tính được lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những chiến lược phát triển trong tương lai. Trên đây là toàn bộ về Market Size là gì, tầm quan trọng và cách xác định Market Size mà TopOnSeek mang đến cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức marketing như kick off là gì, dịch vụ SEO là gì,… hoặc các kỹ năng cần có trong doanh nghiệp như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,… tại blog của Toponseek nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành