star star star star star

Marketing Plan là gì? Các bước xây dựng Marketing Plan chi tiết

marketing Marketing Plan Plan Marketing planning
avt
TOS Editor
12 tháng 12, 2023  

Marketing Plan là gì? Vì sao nó lại quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp? Khi xây dựng một kế hoạch Marketing cần lưu ý những gì? Hãy cùng Top On Seek tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Khung giờ đăng bài Facebook siêu hiệu quả đạt được nhiều tương tác

Marketing Plan là gì? Các bước xây dựng Marketing Plan chi tiết

Marketing Plan là gì?

Marketing Plan hay còn gọi là kế hoạch Marketing là một lộ trình chiến lược, mà doanh nghiệp sử dụng để tổ chức, xây dựng và theo dõi chiến lược Marketing của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Các kế hoạch có thể bao gồm các chiến lược khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới cùng một mục tiêu kinh doanh.

Marketing Plan là gì?

Xem thêm: 4P là gì? Tại sao nó quan trọng: Bí mật Marketing không thể bỏ qua

Tại sao cần phải lập Marketing Plan?

Tại sao cần phải lập marketing plan?

Marketing Plan là một bước quan trọng trong quá trình quản lý kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do vì sao cần lập Marketing Plan:

1. Marketing Plan giúp xác định chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Nó giúp định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, và cách thức tiếp cận thị trường.

2. Một kế hoạch Marketing giúp tối ưu hóa nguồn lực. Bạn có thể xác định ngân sách tiếp thị, nguồn nhân lực và thời gian một cách chi tiết để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Marketing Plan giúp xác định rõ thị trường mục tiêu của bạn và làm thế nào bạn sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu đó. Bạn có thể phân loại đối tượng khách hàng, nghiên cứu thị trường và đưa ra chiến lược thích hợp.

4. Bằng cách xác định các chỉ số hiệu suất và mục tiêu cụ thể của kế hoạch Marketing, bạn có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược tiếp thị. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì đang hoạt động và những gì cần được điều chỉnh.

Xem thêm:

Một số loại Marketing Plan thông dụng

1. IMC Plan (Integrated Marketing Communications Plan)

Là một tài liệu chi tiết mô tả chiến lược và kế hoạch thực hiện cho truyền thông Marketing tích hợp của một doanh nghiệp.

Nó bao gồm các chiến lược quảng cáo, PR, Direct Marketing, Sales Promotion… Và các hoạt động khác để đảm bảo rằng mọi thông điệp được truyền tải đồng nhất và hiệu quả.

2. Kế hoạch Marketing tổng thể (General Marketing Plan)

Là kế hoạch toàn diện cho một chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố như mục tiêu tiếp thị, phân tích thị trường, chiến lược sản phẩm, giá cả, quảng cáo, và kế hoạch triển khai….

3. Kế hoạch tiếp thị nội dung (Content Marketing Plan)

Đặt trọng tâm vào tạo và xây dựng nội dung giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng. Bao gồm nội dung cho blog, video, mạng xã hội và các kênh khác.

Xem thêm: Content Marketing là gì?

4. Kế hoạch tiếp thị số (Digital Marketing Plan)

Tập trung vào sử dụng các trang web, email marketing, quảng cáo trực tuyến, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), và mạng xã hội để đạt được mục tiêu Marketing.

Digital Marketing Plan

Xem thêm: Digital Marketing là gì?

5. Kế hoạch Marketing cho chiến dịch (Campaign Marketing Plan)

Được tạo ra để hỗ trợ một chiến dịch tiếp thị cụ thể hoặc sự kiện quảng bá. Bao gồm các chiến lược quảng cáo, kế hoạch truyền thông và định rõ mục tiêu cụ thể cho chiến dịch đó.

Các bước triển khai bao gồm: sơ lược về bối cảnh mục tiêu, đối tượng, Insight, Big Idea, Key Message, kế hoạch thực hiện, kết quả và đo lường.

Một số loại marketing plan thông dụng

Các bước xây dựng một Marketing Plan cụ thể

1. Executive Summary (Bản tóm tắt các hoạt động Marketing):

Phần tóm tắt là chìa khóa quan trọng, đặt nền móng cho sự thành công của kế hoạch.

Bản tóm tắt hoạt động Marketing

Trong phần này, bạn nên trình bày một cách ngắn gọn và súc tích những ý tưởng cốt lõi. Đề xuất kế hoạch để giúp những nhà quản trị hiểu rõ về hướng đi của doanh nghiệp.

2. Tình hình Marketing hiện tại:

Thường bao gồm một cái nhìn tổng quan về hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bao gồm quy mô thị trường hiện tại, đối thủ cạnh tranh, PESTLE, SWOT, I&O….

3. Mục tiêu (Ojectives):

Đưa ra các mục tiêu cụ thể cho kế hoạch. Nên đặt ra theo nguyên tắc SMART

  • S – Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu này được đặt ra cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu 
  • M – Measurable (Có thể đo lường được): Mục tiêu đưa ra phải đi kèm với số liệu cụ thể 
  • A – Achievable (Có khả năng thực hiện): Mục tiêu đề ra phải phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân. Có thật sự khả thi hay không?
  • R – Relevant (Tính thực tế): Có phù hợp với tình hình thực tế hay không? Nó có đang phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp 
  • T – Time-bound (Có thời hạn): Thời hạn hoàn thành là khi nào? Thời hạn đó có hợp lý không?
Mục tiêu theo nguyên tắc SMART

4. Marketing Strategy (Chiến lược Marketing):

Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng mục tiêu và tạo chân dung người mua. Bên cạnh đó, phân tích cạnh tranh, phát triển thông điệp chính, chọn kênh tiếp thị….

Marketing Strategy

5. Chương trình hành động (Action Programs):

Từ những nội dung được phân tích trong Marketing Plan, Marketer phải tự trả lời cho những câu hỏi:

Kế hoạch hành động cho 1 Marketing Plan
  • Doanh nghiệp cần làm những việc gì?
  • Thời gian triển khai các hoạt động?
  • Ai là người phụ trách?
  • Mức ngân sách cho các hoạt động?

6. Dự tính lỗ lãi (Project Profit-and-Loss Statement):

Là bước quan trọng trong kế hoạch phát triển marketing của doanh nghiệp. Những dự tính này là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và triển khai chiến lược marketing.

Điều này giúp nhà quản trị nhận biết mức độ mạo hiểm và chuẩn bị cho những khó khăn có thể phát sinh nếu kế hoạch không thành công.

7. Kiểm soát (Controls):

Đảm bảo rằng mọi hoạt động tiếp thị được thực hiện đúng theo lịch trình đã đặt ra.

Kiểm soát tiến độ giúp tránh được sự chậm trễ và đảm bảo tuân thủ kế hoạch.

Thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPIs). Dùng để đo lường và đánh giá kết quả của các chiến lược tiếp thị. Điều này giúp đánh giá xem chiến lược có đạt được mục tiêu hay không?

Đảm bảo rằng thông tin về chiến lược được giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức.

Hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện Marketing Plan

Bước 1: Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Trước khi lập một bản kế hoạch chi tiết, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. 

Đối với việc phân tích thị trường, bạn nên phân tích các yếu tố về nhu cầu, xu hướng mới của thị trường. Nhằm nắm bắt tình hình và có những phương án phát triển phù hợp

Về việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần đào sâu vào phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình và các đối thủ. Có những ưu điểm, khuyết điểm nào? Ban học gì từ những ưu điểm và khắc phục được gì từ những khuyết điểm đó? Cần làm gì để tạo nên sự khác biệt?

Bước 2: Đưa ra các mục tiêu cụ thể 

Để đạt được hiệu quả cao trong lập kế hoạch Marketing, việc xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART là một bước vô cùng quan trọng. SMART là viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Liên quan), và Time-bound (Có thời hạn).

Trước hết, mục tiêu cần phải được đặt ra một cách cụ thể. Mục tiêu cụ thể giúp định rõ hướng đi và tạo động lực cho toàn bộ đội ngũ làm việc.

Tiếp theo, mục tiêu cần phải là có thể đo lường được. Điều này đồng nghĩa với việc có các chỉ số, số liệu cụ thể để theo dõi tiến độ của mục tiêu. Việc đo lường giúp bạn đánh giá được sự tiến triển, xác định những điều cần điều chỉnh để đảm bảo đạt được kết quả cuối cùng.

Mục tiêu cũng cần có thể đạt được. Mục tiêu đề ra phải phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân. Có thật sự khả thi hay không?

Mục tiêu cần phải liên quan đến sứ mệnh, mục tiêu lớn của doanh nghiệp và thị trường mục tiêu. 

Cuối cùng, mục tiêu cần được đặt ra với thời hạn cụ thể. Việc đặt thời hạn giúp tạo áp lực tích cực và đảm bảo rằng mọi người làm việc hiệu quả để đạt được kết quả trong khoảng thời gian đã đề ra.

Bước 3: Xác định chân dung và Insight

Bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch Marketing là xác định chân dung và hiểu rõ về những mong đợi của khách hàng (customer insight). Điều này là quan trọng với mọi doanh nghiệp, vì nó giúp đảm bảo rằng chiến lược tiếp cận đúng đối tượng và đạt được hiệu quả mà không gây lãng phí chi phí.

Bước 4: Xây dựng các chiến lược và chiến thuật phù hợp

Chiến lược (Strategies):

Chiến lược là những hành động hướng đến mục tiêu lâu dài và có tính liên quan đến mục tiêu chung của toàn bộ kế hoạch Marketing. Đây là những quyết định chiến lược sẽ xác định hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường dài hạn. 

Chiến lược là như là bản đồ đường dẫn, chỉ đạo chung mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi để đạt được sự thành công toàn diện.

Chiến thuật (Tactics):

Ngược lại, chiến thuật là những hoạt động cụ thể được thực hiện để đạt được kết quả ngắn hạn và hướng đến mục tiêu cụ thể của một chiến lược nào đó. 

Chiến thuật thường nhỏ hơn và nằm bên trong chiến lược. Đây là các bước và hành động cụ thể để triển khai chiến lược, chú trọng vào cách thức thực hiện mục tiêu lớn của doanh nghiệp. 

Việc kết hợp chiến lược và chiến thuật giúp doanh nghiệp không chỉ xác định được hướng đi lâu dài mà còn thực hiện được những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn hạn.

Bước 5: Chương trình hành động  (Marketing – Action Plan)

Mỗi bản kế hoạch sẽ có một Action Plan khác nhau, tuy nhiên đây là một số yếu tố tiêu chuẩn:

Key Performance Indicators (KPIs – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc):

KPIs đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing và kế hoạch hành động. Các số liệu này giúp đo lường và theo dõi mức độ thành công của các hoạt động Marketing.

Campaign Timeframe (Khung thời gian của chiến dịch):

Bao gồm cả thời gian tổ chức chiến dịch và thời hạn cuối cho các nhiệm vụ chính trong suốt dự án. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động được thực hiện đúng thời hạn và có hiệu suất tối ưu.

Marketing Budget (Ngân sách Marketing):

Ngân sách marketing đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định loại chiến dịch nào nên được triển khai. Đảm bảo tài chính được phân bổ một cách hiệu quả.

3 loại mẫu kế hoạch Marketing phổ biến

1. Mẫu kế hoạch Marketing của Forbes

Forbes là công ty truyền thông sản xuất tạp chí hàng đầu tại Mỹ. Trong ngành Marketing, Forbes nổi tiếng với bản kế hoạch được sản xuất cuối năm 2013, thu hút hơn 4 triệu lượt xem. Đây là một con số ấn tượng thể hiện sức hấp dẫn mà mẫu kế hoạch này đem lại. Đây có thể xem là một marketing plan tuyệt vời cho nhiều doanh nghiệp tham khảo. 

Kế hoạch này được hướng dẫn chi tiết thông qua 15 bước:

  • Tổng quan
  • Khách hàng mục tiêu
  • Chiến lược Marketing thu hút
  • Chiến lược định giá và định vị thương hiệu
  • Kế hoạch phân phối
  • Các chương trình ưu đãi
  • Tài liệu về tiếp thị
  • Quảng cáo
  • Marketing trực tiếp
  • Chuyển đổi & giữ chân khách hàng tiềm năng
  • Kế hoạch liên doanh và hợp tác
  • Quảng bá
  • Chiến lược tăng giá
  • Chiến lược duy trì, giữ chân khách hàng
  • Dự toán về tài chính

2. Mẫu kế hoạch Marketing của Buffer

Viết một bản kế hoạch Marketing là một điều không hề dễ dàng. Bằng cách chọn lọc các mẫu Marketing Plan khác nhau và thử nghiệm.

Buffer đã tạo ra một bản kế hoạch với các nội dung đầy đủ và chi tiết, nhằm mang đến hiệu quả tiếp thị tốt nhất

Mẫu kế hoạch Marketing của Buffer bao gồm các vấn đề chính như:

  • Đặt mục tiêu Marketing (SMART)
  • Tạo các đối tượng personas chính xác (bằng cách phỏng vấn các chiến lược gia nội dung)
  • Giải quyết các vấn đề của khách hàng với nội dung 
  • Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Đánh giá chiến lược nội dung bằng cách kiểm tra các chủ đề
  • Thiết lập lịch biên tập
  • Phát triển quy trình về quảng cáo, marketing hiệu quả

3. Mẫu kế hoạch Marketing của Huspot

Huspot là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm cho các hoạt động marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng. 

Một trong những mẫu kế hoạch marketing nổi tiếng của Hubspot là Free Marketing Plan Template, trong kế hoạch marketing này giúp nhà Marketing phát triển chiến lược Marketing thành công dù ở bất kì quy mô nào.

Mẫu kế hoạch này bao gồm các phần như:

  • Tóm tắt 
  • Những sáng kiến và chiến lược kinh doanh
  • Thị trường mục tiêu
  • Chiến lược thị trường
  • Ngân sách
  • Marketing Channels (Các nội dung sẽ được phân phối thông qua các phương tiện truyền thông nào?)
  • Marketing Technology (Các số liệu, đo lường và báo cáo để tối ưu hóa Marketing Channels)

Sự khác nhau giữa Marketing Plan và Marketing Strategy 

Tiêu ChíMarketing PlanMarketing Strategy
Khái NiệmLà một tài liệu chi tiết và cụ thể về cách thực hiện chiến lược tiếp thị.Là bản lập kế hoạch chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.
Phạm ViTập trung vào các chi tiết cụ thể như chiến dịch quảng cáo, tiếp thị nội dung, và các hoạt động tiếp thị cụ thể.Tập trung vào chiến lược toàn diện cho thương hiệu, sản phẩm, hoặc doanh nghiệp trong toàn bộ thị trường.
Thời GianCó thể bao gồm các kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể.Thường là một tài liệu dài hạn, định hình chiến lược cho nhiều năm.
Yếu TốBao gồm các yếu tố chi tiết như mục tiêu cụ thể, phân khúc thị trường, chiến lược quảng cáo, và kế hoạch tiếp thị số.Tập trung vào việc định hình giá trị cốt lõi, đối tượng khách hàng, và cách doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trong thị trường.
Mục TiêuMục tiêu chính là thực hiện các chiến lược cụ thể để đạt được kết quả tiếp thị.Mục tiêu chính là xác định hướng đi dài hạn để đảm bảo sự thành công toàn diện trong thị trường.
Phân LoạiCó thể được phân loại thành nhiều loại như kế hoạch quảng cáo, kế hoạch tiếp thị số, và kế hoạch tiếp thị nội dung.Là một chiến lược toàn diện mà có thể bao gồm nhiều kế hoạch cụ thể.
Sự Linh HoạtCó thể điều chỉnh và thay đổi linh hoạt theo kết quả và biến động thị trường.Cần được duy trì với tính liên tục và chỉ được thay đổi khi có sự thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh.
Liên KếtLiên quan chặt chẽ đến chiến lược tổng thể của doanh nghiệp và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu lâu dài.Là một phần của chiến lược tổng thể và giúp xác định cách thức thực hiện chiến lược đó.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa Marketing Plan và Marketing Strategy

Tóm lại, Marketing Plan và Marketing Strategy đều quan trọng trong việc quản lý tiếp thị của doanh nghiệp. Được phục vụ cho mục tiêu và các mức độ chi tiết khác nhau.

Marketing Plan thường là công cụ thực hiện chiến lược. Marketing Strategy hình thành chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.

5 lưu ý quan trọng khi xây dựng một Marketing Plan

  1. Xác định rõ mục tiêu: Đảm bảo kế hoạch Marketing đồng bộ với mục tiêu cụ thể của bạn.
  2. Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu một cách cẩn thận để hiểu rõ khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
  3. Marketing Strategy phù hợp: Lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp với mục tiêu và đặc điểm thị trường.
  4. Đặt ra ngân sách hợp lý: Xác định một ngân sách hợp lý và phù hợp. Điều này bao gồm cả ngân sách cho quảng cáo, tiếp thị số, sự kiện, và các chiến lược khác….
  5. Đo lường kết quả và linh hoạt: Thiết lập KPIs để đo lường hiệu suất. Duy trì linh hoạt để thích ứng với biến động của thị trường.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những nội dung về Marketing Plan là gì và các bước lập kế hoạch Marketing Plan chi tiết. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn xây dựng một bản kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp một cách hoàn chỉnh và phù hợp.

Đừng ngần ngại thay đổi kế hoạch nếu cần thiết. Thị trường luôn biến động và điều chỉnh chiến lược là điều không thể tránh khỏi. Hãy luôn linh hoạt và sẵn sàng với các ý tưởng mới để duy trì sự độc đáo và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Chúc bạn thành công trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch Marketing của mình!

Một số câu hỏi thường gặp

Các yếu tố của một Marketing Plan tốt là gì?

Mọi kế hoạch Marketing tốt phải bao gồm bản tóm tắt điều hành, tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu tiếp thị, phân tích SWOT, nghiên cứu thị trường, chiến lược tiếp thị và ngân sách.

Nhiều kế hoạch tiếp thị bao gồm các phần bổ sung nếu cần, tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

Tại sao phải xác định đối thủ cạnh tranh?

Xác định đối thủ cạnh tranh để giúp doanh nghiệp hiểu thị trường tốt hơn, cải thiện kế hoạch marketing của doanh nghiệp.

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page

Nguồn tham khảo:

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat