Metric là gì? Cập nhật 15 chỉ số đo lường Marketing Metrics trong kinh doanh mới nhất
Mục tiêu của bất kỳ kế hoạch tiếp thị nào đều là tăng trưởng lợi nhuận nhưng làm thế nào để đo lường hiệu quả chiến dịch. Metric là thước đo quan trọng giúp Marketer xác định được các số liệu quan trọng nhất khi tiến hành một chiến dịch. Vậy Metric là gì? Sự khác biệt giữa KPI và metric là gì? Top On Seek sẽ liệt kê 15 chỉ số đo lường marketing metrics và các bước đo lường metric trong kinh doanh.
Xem thêm:
- Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online hiệu quả
- Cập nhật 15 chỉ số KPI marketing quan trọng cho marketer
- Brief là gì? Những yếu tố quan trọng để tạo nên bản Brief hoàn hảo
- 4P là gì? Tại sao nó quan trọng: Bí mật Marketing không thể bỏ qua
Metric là gì?
Metric, tiếng việt là chỉ số, là các điểm dữ liệu đo lường, theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing, chiến dịch quảng cáo và sức khỏe của doanh nghiệp. Nghĩa của từ Metric trong từ điển Anh – Việt được hiểu là metric measurement. Các metric đo lường mức độ thành công của các hoạt động tiếp thị và xác định liệu chúng có đóng góp tích cực vào mục tiêu kinh doanh hay không.
Các metric thường được biểu thị bằng các chỉ số số học, tỷ lệ phần trăm, thời gian hoặc các đơn vị đo lường khác. Chúng có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, bao gồm doanh thu, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, hài lòng của khách hàng, hiệu suất nhân viên và nhiều yếu tố khác.
Ví dụ metric: Chỉ số CTR (Click-through Rate) – Tỷ lệ nhấp chuột, chỉ số CPL (Cost per lead) – Chi phí cho khách hàng tiềm năng, chỉ số CPA (Cost per Acquisition) – Chi phí trên mỗi khách hàng mới…
Marketing Metric là gì?
Marketing metrics – số liệu tiếp thị là các phép đo được sử dụng để theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả cho các chiến dịch tiếp thị, kinh doanh. Những số liệu này giúp cho các nhà tiếp thị (Marketers) so sánh được kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra và tính được chỉ số lợi tức đầu tư (ROI).
Định nghĩa về marketing metrics có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, số liệu tiếp thị là các điểm dữ liệu được thu thập và phân tích để giúp doanh nghiệp hiểu được chiến dịch tiếp thị của họ đang hoạt động như thế nào.
Xem thêm: ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong marketing 2023
Sự khác nhau giữa KPI và metric – KPI có phải là metric?
Chỉ số hiệu suất chính (hay còn gọi là business metric, key metric) được viết gọn là KPI. Giá trị của KPI đo lường về tình trạng và hiệu suất tổng thể của một tổ chức hoặc bộ phận. Hiểu rõ metric là gì sẽ giúp bạn xác định được KPI khác với metric và thấy được sự khác nhau giữa chúng.
Cụ thể, mọi KPI là metric, nhưng không phải mọi metric đều là KPI. Metric rất chi tiết và liên quan đến các khía cạnh cụ thể, trong khi KPI đặc biệt tập trung vào các chỉ số quan trọng nhất cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa KPI và metric giúp bạn dễ dàng hiểu rõ 2 chỉ số này:
Metric | KPI |
Tất cả Metric không phải là KPI. | Tất cả KPI là Metric. |
Sử dụng để đo lường, theo dõi hiệu suất hàng ngày. | Sử dụng để đánh giá các mục tiêu lớn và tổng quan cả chiến lược. |
Không bị giới hạn bởi thời gian. | Có giới hạn cụ thể. |
Ví dụ Metric: tỷ lệ chuyển đổi, số lượt xem trang web, chi phí quảng cáo, lợi nhuận, và nhiều hơn nữa. | Ví dụ KPI: doanh số bán hàng, lợi nhuận ròng, tỷ lệ chuyển đổi chiến lược, và các chỉ số quan trọng khác đối với mục tiêu chiến lược. |
Xem thêm:
KPI là gì? Giải pháp đo lường hiệu suất tốt nhất dựa trên các mục tiêu kinh doanh chính.
Guideline Là Gì? Vai Trò Và Cấu Trúc Guideline Trong Marketing
Phân loại marketing metric (Vanity metrics vs Action metrics)
Hiểu rõ metric là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa các metric giúp bạn nắm rõ hơn về cách đo lường chúng. Có 2 loại marketing metrics chính gồm:
Vanity marketing metrics – chỉ số ảo
Chỉ số “ảo” là các chỉ số mang lại giá trị nhưng lại không tác động đến tình hình kinh doanh. Vanity metrics thường chỉ mang tính chất mô tả nhanh chóng. Nó không phản ánh đầy đủ về giá trị thực sự mà chiến lược marketing mang lại cho doanh nghiệp.
Ví dụ về vanity metrics:
- Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội: Mặc dù có thể là một con số lớn, nhưng nó không đảm bảo rằng những người theo dõi này đều là khách hàng tiềm năng hoặc ảnh hưởng đến doanh thu.
- Lượt xem trang web: Lượt xem không thể hiện chất lượng của lượt truy cập hay khả năng chuyển đổi thành khách hàng.
- Số lượt tải xuống ứng dụng: Chỉ số này không để đo lường được bao nhiêu người thực sự sử dụng ứng dụng sau khi tải xuống.
Xem thêm: SEO mạng xã hội: Vốn ít vẫn có thể thành công
Action marketing metrics – chỉ số đưa ra quyết định
Đây là các số liệu tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể đưa ra quyết định dựa trên chúng. Ví dụ như: chi phí thu hút khách hàng (CAC), giá trị vòng đời khách hàng (CLV), lợi tức đầu tư (ROI), tỷ lệ chuyển đổi…
Xem thêm: CAC là gì? Cách tối ưu chỉ số CAC và so sánh với CLV
Tại sao Metrics quan trọng trong doanh nghiệp và Marketing?
Marketing metrics là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá sự thành công các chiến dịch marketing trong doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi số liệu, doanh nghiệp có thể:
- Tối ưu hóa chiến lược, là cơ sở thiết lập KPI
Metric giúp doanh nghiệp đo lường xem các giai đoạn trong chiến dịch có đang vận hành tốt hay không. Thông qua việc đo lường metric, doanh nghiệp có thể phát hiện và điều chỉnh chiến lược tiếp thị nhanh chóng. Nếu một chiến dịch không mang lại kết quả như mong đợi, họ có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa hiệu suất.
Bên cạnh đó, nếu không có metric, doanh nghiệp sẽ không có cơ sở thiết lập business metric (KPI). Cụ thể, khi không có metric cụ thể để đo lường và theo dõi, doanh nghiệp sẽ thiếu đi cơ sở đánh giá và đo lường KPI. Đồng thời, việc định hướng, phân tích và cải thiện hiệu suất trở nên khó khăn.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh
- Đo lường kết quả kinh doanh, phân bổ nguồn lực hiệu quả
Metric cung cấp các điểm dữ liệu cho phép doanh nghiệp dễ dàng nhìn thấy và đo lường được mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị. Bằng cách đo lường hiệu suất trên các kênh quảng cáo khác nhau, doanh nghiệp có thể xác định kênh nào mang lại kết quả tốt nhất và tập trung nguồn lực vào những kênh đó. Theo dõi metric giúp doanh nghiệp xác định nơi phân bổ nguồn lực tiếp thị để đạt được ROI tốt nhất.
Ví dụ: Nếu bạn sử dụng email marketing, quảng cáo trực tuyến, và SEO, xác định tỷ lệ chuyển đổi từng kênh để biết nơi nào có hiệu suất cao nhất. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách bạn phân bổ nguồn lực giữa các kênh này.
>>> Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 2023
- Xây dựng chiến dịch trong tương lai, xác định được insight khách hàng
Dữ liệu từ metric giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và phản hồi của khách hàng, từ đó tạo ra kế hoạch chiến lược tương lai dựa trên thông tin thực tế. Bằng cách đo lường các chỉ số metric liên quan khách hàng, doanh nghiệp có thể biết insight khách hàng như nhu cầu, sở thích và hành vi để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Xem thêm: Biểu đồ Gantt là gì? Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ Gantt miễn phí
Top 15 metrics quan trọng cần theo dõi trong kinh doanh và marketing
Các marketing metric quan trọng nhất cần tập trung vào để đo lường chính xác hiệu suất là gì? Dưới đây là danh sách các metrics chính trong kinh doanh và marketing cần theo dõi liên tục, được sắp xếp theo nhóm số liệu:
NHÓM 1. SỐ LIỆU NHẬN THỨC VỀ THƯƠNG HIỆU (BRAND AWARENESS METRICS)
Số liệu nhận thức về thương hiệu đo lường mức độ quen thuộc của nhóm khách hàng mục tiêu đối với doanh nghiệp. Nhận thức về thương hiệu là bước đầu tiên trong quá trình mua hàng của khách hàng. Dưới đây là danh sách các marketing metrics chính được sử dụng để đo lường chỉ số brand awareness:
1. Số lần hiển thị (Impressions)
Số lần hiển thị thường được sử dụng để theo dõi các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) trên các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing, cũng như các nền tảng social như Facebook, Instagram hoặc TikTok.
Google Search Console cung cấp thông tin về số lần hiển thị trang web trong kết quả tìm kiếm của Google. Thông qua mục “Performance” trong Google Search Console, bạn có thể theo dõi số liệu liên quan đến mức độ hiển thị của trang web trên Google trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Thứ hạng từ khóa trang đầu tiên (First-page keyword rankings)
Tìm kiếm không phải trả tiền là một kênh quan trọng để nhiều doanh nghiệp tăng sự hiện diện trực tuyến. Thứ hạng từ khóa cho một trang web là chỉ số thể hiện hiệu suất SEO cho các tìm kiếm của Google rất tốt.
Theo phản xạ tự nhiên, người dùng sẽ luôn nhấp vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm trực tuyến. Đó là lý do tại sao số lượng từ khóa xếp hạng trên trang đầu tiên của Google sẽ giúp tăng mức độ nhận diện với khách hàng. Bạn có thể tra cứu dữ liệu này miễn phí bằng Google Search Console hoặc bằng cách đăng ký gói có phí cho các công cụ theo dõi như Semrush hoặc Moz.
Xem thêm:
- Keyword ranking – thứ hạng từ khóa: Top 5 công cụ miễn phí/có phí
- Hướng dẫn sử dụng SEMrush cho người mới bắt đầu
3. Tương tác truyền thông xã hội (Social media engagement)
Các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… là phương tiện quan trọng để các doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của mình. Dù bạn sử dụng nền tảng nào thì việc theo dõi số liệu tương tác trên mạng xã hội là một cách tuyệt vời để đo lường marketing metric. Các số liệu này sẽ đánh giá nội dung mà bạn đăng trên mạng xã hội xem có phù hợp với khách hàng hay không thông qua lượt thích, lượt chia sẻ và comment.
Xem thêm: Social Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Social Marketing
NHÓM 2. SỐ LIỆU THU HÚT KHÁCH HÀNG MỚI (PIPELINE METRIC)
Bước tiếp theo là đánh giá những khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn. Từ đó, có được chiến dịch phù hợp để lượng khách hàng tiềm năng này có thể chuyển đổi thành khách hàng và mang lại doanh thu. Cụ thể, bao gồm:
4. Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (Sales qualified leads)
Đây là nhóm khách hàng tiềm năng có khả năng trở thành khách hàng cao. Nhóm khách hàng này được đánh giá là phù hợp hơn trong nhóm khách hàng tiềm năng khi tiếp thị. Metric này cần theo dõi vì bạn sẽ biết kế hoạch của mình hiệu quả như thế nào khi tạo ra những khách hàng tiềm năng đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành khách hàng. Bởi lẽ, nếu bạn thu hút những khách hàng tiềm năng không đủ tiêu chuẩn thì chỉ làm lãng phí ngân sách.
Xem thêm: Lead Là Gì? 3 Mức Độ Lead Quan Trọng Trong Marketing 2023
5. Giao dịch đóng thành công từ marketing (Deals closed from marketing)
Đây là một số liệu quan trọng đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing trong việc tạo ra khách hàng cho bộ phận sales. Các giao dịch được chốt từ hoạt động tiếp thị sẽ giúp bạn theo dõi số lượng giao dịch thành công kể từ khi bắt đầu chiến dịch marketing. Đây là một metric tuyệt vời thể hiện mức độ hiệu quả của kế hoạch tiếp thị của bạn trong việc nhắm đúng mục tiêu đối tượng.
6. Tỷ lệ chốt (Close rate)
Tỷ lệ chốt là chu kỳ bán hàng trung bình, hay nói cách khác là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chốt một giao dịch. Các metric này đo lường mức độ hiệu quả mà chuyên gia bán hàng hoặc nhóm bán hàng thực hiện để chốt giao dịch so với số lượng dự kiến ban đầu.
Xem thêm: Content Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z cho người mới
NHÓM 3. TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI (CONVERSION RATE)
Khi người dùng đến trang web của bạn, mục tiêu cuối cùng là khiến họ chuyển đổi trực tuyến. Dưới đây là danh sách ngắn gọn các số liệu chính trong nhóm tỷ lệ chuyển đổi:
7. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
Được theo dõi trong Google Analytics, tỷ lệ chuyển đổi là số liệu tiếp thị tiêu chuẩn được sử dụng để theo dõi tỷ lệ người dùng đạt được mục tiêu cuối cùng. Ví dụ về conversion rate như: hành vi mua hàng trực tuyến, điền biểu mẫu hoặc tải xuống tài liệu. Tỷ lệ chuyển đổi là một số liệu quan trọng, là chìa khóa để theo dõi hiệu suất của marketing metric.
8. Giá trị mỗi lượt truy cập (Value per visit)
Giá trị mỗi lượt truy cập là một metric trong marketing dùng để đo lường giá trị trung bình mà mỗi lượt truy cập trang web mang lại. Đây là một phần quan trọng của việc đánh giá hiệu suất của trang web và chiến lược tiếp thị trực tuyến. Nếu giá trị này cao, đó có thể chỉ ra rằng trang web đang thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
- Công thức tính Giá trị mỗi lượt truy cập là:
Giá trị mỗi lượt truy cập = Tổng giá trị hoặc doanh số bán hàng/ Tổng số lượt truy cập |
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics hiệu quả nhất
9. MQL – Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (Marketing qualified leads)
MQLs được hiểu là những leads (người quan tâm) mà bộ phận tiếp thị xác định là có khả năng cao để trở thành khách hàng và có thể chuyển giao cho bộ phận bán hàng để tiếp tục quá trình chuyển đổi. Sự gia tăng số liệu này là một dấu hiệu tuyệt vời về sự gia tăng hiệu suất tiếp thị tổng thể. Một số nền tảng hỗ trợ tạo lead bạn có thể tham khảo như: Microsoft Dynamics, SugarCRM, Salesforce…
Một lead trở thành MQL khi nó đáp ứng một số tiêu chí tiếp thị đã đặt ra, thường bao gồm việc hiển thị một mức độ quan tâm và tương tác cao đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Các tiêu chí này có thể bao gồm:
- Hành vi trực tuyến: Người dùng thường xuyên truy cập trang web, tương tác với nội dung, đăng ký nhận thông tin, hoặc tải về tài liệu.
- Tương tác với nội dung tiếp thị: Đối với các chiến lược nội dung, MQLs có thể là những người đã tương tác tích cực với các bài viết blog, video, email tiếp thị, hay các tài liệu tải về.
- Tương tác với chiến lược tiếp thị tổng thể: Một MQL thường đã tương tác với nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau và có thể hiển thị một quan tâm sâu sắc đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Xem thêm: Lead Generation Marketing là gì? Các chiến lược lead marketing hiệu quả
NHÓM 4: SỐ LIỆU HIỆU SUẤT TIẾP THỊ (MARKETING PERFORMANCE METRICS)
Số liệu hiệu suất nhằm mục đích phân tích kênh tiếp thị của bạn, bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất về mức độ hiệu quả của kế hoạch tiếp thị của bạn. Những số liệu tiếp thị quan trọng này là sự thể hiện tuyệt vời cho tình hình tài chính của một doanh nghiệp liên quan đến các chiến dịch tiếp thị của nó.
10. CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (Cost per lead)
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL) là số liệu tiếp thị đo lường chi phí bạn phải trả để có được khách hàng tiềm năng là bao nhiêu. CPL là một metric quan trọng vì nó giúp đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị, đặc biệt là khi so sánh với giá trị thực của leads đó đối với doanh nghiệp.
- Công thức tính CPL:
CPL = Tổng chi phí tiếp thị / Tổng số lượng leads tạo ra |
Nếu CPL quá cao mà leads không chuyển đổi thành khách hàng có giá trị, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa hiệu suất và giảm CPL.
11. MROI – Lợi tức đầu tư marketing (Return on Investment Marketing)
Bất cứ khi nào bạn đầu tư vào một thứ gì đó, bạn đều mong đợi nhận được lợi tức đầu tư tốt – trong marketing cũng vậy. Lợi tức đầu tư marketing (MROI) là doanh thu thu được từ số tiền được phân bổ cho một kế hoạch, chiến dịch hoặc hoạt động marketing.
- Công thức tính ROI:
ROI = (Mức doanh số tăng trưởng – Mức doanh số bán hàng hữu cơ tăng trưởng – Chi phí tiếp thị) /Chi phí tiếp thị |
Marketing ROI giúp doanh nghiệp đánh giá đúng mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị bằng cách đo lường khoản lợi tức mà chiến dịch đó mang lại so với chi phí đã đầu tư. Nếu ROI > 0, có nghĩa là chiến dịch đang tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu ROI < 0, có thể là dấu hiệu cho thấy chiến dịch cần điều chỉnh hoặc được đánh giá lại.
>>> Xem thêm: ROAS là gì? Cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing
12. Tỷ lệ CLV/CAC (Tỷ lệ Customer Lifetime Value/ Customer Acquisition Cost)
Tỷ lệ CLV/CAC là một metric được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa giá trị lợi nhuận thu được từ mỗi khách hàng (CLV) và chi phí để có được mỗi khách hàng (CAC). Tỷ lệ này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất của chiến lược marketing và đảm bảo rằng chi phí để thu hút và giữ chân khách hàng là bền vững và tạo ra lợi nhuận.
Nếu tỷ lệ này cao, có nghĩa là doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận từ mỗi khách hàng trong thời gian dài, và chiến dịch tiếp thị có thể được coi là hiệu quả và có độ bền vững. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược và tìm cách cải thiện giá trị từ mỗi khách hàng. Hoặc doanh nghiệp có thể giảm chi phí để có được khách hàng mới.
>>> Có thể bạn quan tâm: 14 cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả trong Marketing
NHÓM 5. SỐ LIỆU DUY TRÌ (RETENTION METRIC)
Việc giữ chân khách hàng thường ít được duy trì và tận dụng triệt để. Chi phí để có được một khách hàng mới sẽ cao hơn so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Do đó mà doanh thu được tạo ra từ khách hàng hiện tại thường sẽ gây ra ít áp lực hơn. Các metric này giúp doanh nghiệp hiểu rõ mức độ mà họ giữ được khách hàng hiện tại và đánh giá hiệu suất của các chiến lược giữ chân khách hàng. Dưới đây là một số retention metrics phổ biến:
13. Tỷ lệ giữ chân (Customer churn rate)
Tỷ lệ giữ chân là tỷ lệ khách hàng mà doanh nghiệp mất trong một khoảng thời gian cụ thể. Customer churn có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khách hàng cũ thường mang lại doanh thu cao hơn khách hàng mới, vì họ đã quen thuộc với sản phẩm hoặc dịch vụ và có khả năng mua lại nhiều hơn. Ngoài ra, khách hàng cũ cũng có thể giới thiệu thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp.
- Công thức tính Tỷ lệ giữ chân:
Tỷ lệ giữ chân = (Số lượng khách mất đi/ Tổng số khách hàng ở đầu kỳ) x 100 |
Ví dụ: Nếu Top On Seek có 100 khách hàng vào đầu tháng 12/2023 và 90 khách hàng vào cuối tháng 12/2023. Khi đó, tỷ lệ giữ chân là 90%. Điều này có nghĩa là 10% khách hàng đã rời bỏ doanh nghiệp trong tháng 12.
>>> Xem thêm: Insider GMP là gì? Các ứng dụng trong Insider GMP
14. CLV – Giá trị kỳ vọng của mỗi khách hàng (Customer Lifetime Value)
Là giá trị kỳ vọng mà mỗi khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt quãng thời gian họ là khách hàng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng CLV để định giá sản phẩm hoặc dịch vụ, xác định chiến lược marketing và bán hàng, và đánh giá hiệu quả của các chiến lược đó.
- Công thức tính CLV:
CLV = ARPU x Thời gian giữ chân trung bình |
CLV là một chỉ số quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu và lợi nhuận từ một khách hàng trong suốt thời gian họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
15. NPS – Net promoter score (NPS)
NPS đo lường khả năng khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người khác. Chỉ số NPS được đo bằng cách đặt một câu hỏi duy nhất cho khách hàng: “Trên một thang điểm từ 0 đến 10, bạn sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi cho người khác không?”. Dựa vào câu trả lời của khách hàng, họ được phân loại vào ba nhóm:
- Promoters (Người giới thiệu): Người trả lời từ 9 đến 10. Họ là những khách hàng hài lòng và có thể tích cực giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác.
- Passives (Người chấp nhận): Người trả lời từ 7 đến 8. Họ là khách hàng hài lòng, nhưng không chắc chắn sẽ giới thiệu.
- Detractors (Người phê phán): Người trả lời từ 0 đến 6. Họ là khách hàng không hài lòng và có thể có ý kiến tiêu cực về sản phẩm/dịch vụ.
- Công thức tính NPS:
NPS = Tỷ lệ Promoters – Tỷ lệ Detractors |
NPS đo lường khả năng khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm: Top 10 công cụ nghiên cứu từ khóa Google (miễn phí & có phí) được tìm kiếm nhiều nhất
4 bước đo lường marketing metrics và KPI hiệu quả
Sau khi hiểu được metric là gì, doanh nghiệp nên lựa chọn các Marketing Metrics phù hợp với mục tiêu marketing của mình. Đo lường marketing metrics là quá trình đánh giá và đo lường hiệu suất các chiến lược tiếp thị để đảm bảo rằng các mục tiêu kinh doanh được đáp ứng. Dưới đây là 4 bước giúp đo lường marketing metrics hiệu quả:
- Bước 1. Đặt mục tiêu và KPI
- Bước 2: Chọn công cụ phù hợp
- Bước 3: Thu thập dữ liệu
- Bước 4: Phân tích và giải thích dữ liệu
Bước 1. Đặt mục tiêu và KPI
Mục tiêu và KPI cung cấp tiêu chuẩn để đo lường và đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi đúng định hướng. Để đặt mục tiêu và KPI, doanh nghiệp có thể làm theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Đây là điểm khởi đầu để thiết lập mục tiêu tiếp thị và KPI. Mục tiêu có thể bao gồm tăng doanh thu, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng hoặc nâng cao nhận thức về thương hiệu.
- Xác định mục tiêu tiếp thị: Mục tiêu tiếp thị phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và cụ thể, có thể đo lường và đạt được, phù hợp và có thời hạn (SMART).
- Thiết lập KPI: KPI phải là số liệu liên quan trực tiếp đến mục tiêu tiếp thị và có thể được theo dõi và đo lường theo thời gian. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng, KPI có thể là tổng doanh thu hoặc số lượng đơn hàng.
>>> Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Cách ứng dụng mô hình SMART trong Marketing
Bước 2. Chọn công cụ phù hợp
Sau khi đặt mục tiêu và KPI, bạn cần chọn công cụ phù hợp để thu thập và phân tích dữ liệu. Công cụ này có thể là các phần mềm phân tích web, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), công cụ phân tích mạng xã hội, hoặc bất kỳ công cụ nào khác để thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến mục tiêu và KPI của bạn.
Ví dụ về các công cụ phân tích tiếp thị:
- Google Analytics: Google Analytics là công cụ phân tích trang web miễn phí theo dõi lưu lượng truy cập trang web, hành vi của người dùng và các số liệu khác liên quan đến hiệu suất trang web.
- HubSpot: HubSpot là nền tảng tiếp thị và bán hàng tất cả trong một, cung cấp các công cụ để tạo khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tiếp thị qua email, quản lý phương tiện truyền thông xã hội và phân tích.
- SEMrush: SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích cạnh tranh. Công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về chiến lược của đối thủ, thứ hạng từ khóa và các số liệu liên quan đến SEO khác.
Bước 3. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một bước thiết yếu trong việc đo lường các số liệu tiếp thị. Bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập chính xác và đầy đủ để có thể đánh giá hiệu suất và tiến độ đạt được mục tiêu. Không có dữ liệu, doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định sáng suốt hoặc tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình.
>>> Tham khảo thêm: Data Mining là gì? Các công cụ khai phá dữ liệu phổ biến nhất 2023
Bước 4. Phân tích và giải thích dữ liệu
Phân tích và diễn giải dữ liệu là bước cuối cùng trong việc đo lường các số liệu tiếp thị. Phân tích dữ liệu cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về hành vi và sở thích của khách hàng.
Cách phân tích và giải thích dữ liệu:
- Xác định các số liệu có liên quan: Bắt đầu bằng cách xác định các số liệu phù hợp nhất với mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn.
- So sánh số liệu theo thời gian: So sánh số liệu theo thời gian để xác định xu hướng và mô hình hành vi của khách hàng.
- Rút ra kết luận và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: Sử dụng thông tin chi tiết thu được từ phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu về cách tối ưu hóa chiến lược tiếp thị để có kết quả tốt hơn.
Việc đo lường các metric trong marketing là điều cần thiết để hiểu được sự thành công của các chiến dịch. Hiểu được metric là gì giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt để tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị của bạn. Vì vậy, đừng chờ đợi – hãy bắt đầu theo dõi số liệu của bạn ngay hôm nay và đưa hoạt động tiếp thị của bạn lên một tầm cao mới!
>>> Nguồn tham khảo:
- What is a KPI, Metric or Measure?
- How To Use Marketing Metrics To Measure The Success Of Your Outreach
Không. KPI và Metric khác nhau. Mọi KPI là metric, nhưng không phải mọi metric đều là KPI. Metric có thể rất chi tiết và liên quan đến các khía cạnh cụ thể. Còn KPI là một metric cụ thể, đặc biệt tập trung vào các chỉ số quan trọng nhất cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Dưới đây là 7 metric quan trọng bạn cần chú ý trong marketing:
1. Chỉ số Conversion rate – Tỷ lệ chuyển đổi
2. Chỉ số ROI – Tỷ suất hoàn vốn
3. Chỉ số CIR – Tỷ lệ chi phí trên doanh thu
4. Chỉ số CLV – Lợi nhuận thu được từ mỗi khách hàng
5. Chỉ số Churn Rate – Tỷ lệ giữ chân
6. Chỉ số CTR – Click-through Rate
7. Chỉ số NPS
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành