Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter: Khái niệm, áp dụng, ví dụ
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh mô tả 5 lực lượng chủ chốt mà doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh. Đây sẽ là những yếu tố giúp bạn xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, mô hình còn giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và mở rộng trên thị trường. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay về 5 áp lực cạnh tranh mà bất cứ công ty nào cũng phải đối mặt qua bài viết bên dưới nhé.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter(Porter’s Five Forces) là mô hình mô tả những yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đối mặt trong ngành. Qua đó, bạn có thể xác định được đâu mà điểm mạnh và điểm yếu để phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.
Mục đích chính của mô hình 5 áp lực cạnh tranh là:
- Qua nhiều năm nghiên cứu về cách vận doanh của các doanh nghiệp nổi tiếng, Michael Porter đã sử dụng mô hình để đo lường 5 yếu tố chính có tác động mạnh mẽ tới nhiều thương hiệu.
- Thông qua mô hình, doanh nghiệp sẽ tìm được điểm mạnh và điểm yếu của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Mô hình sẽ bao gồm 5 áp lực chính là đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 5 yếu tố này nhé.
Xem thêm:
- Mô hình Canvas là gì? Cách lập kế hoạch theo mô hình kinh doanh Canvas
- Mô hình SMART là gì? Cách ứng dụng mô hình SMART trong Marketing
- Mô hình PEST là gì? Phân tích môi trường kinh doanh 2023
- Mô hình Freemium: Chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp mới
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh trong ngành được xem là những cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức có cùng một mặt hàng kinh doanh, tệp khách hàng mục tiêu (Target Audience), giá cả và chất lượng với thương hiệu của bạn.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra đối thủ cạnh tranh trong ngành. Cụ thể, bạn hãy tìm hiểu xem các doanh nghiệp đang có cùng phân khúc thị trường với mình là ai, sản phẩm có chất lượng như thế nào? Ngoài ra, một số đặc trưng mà bạn cần lưu ý là:
- Số lượng doanh nghiệp tham gia: Bạn cần xem xét số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cùng sản phẩm với mình. Nguyên nhân là vì nếu thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, sức hút của sản phẩm sẽ dần giảm đi.
- Năng lực của doanh nghiệp: Nếu đối thủ của bạn không có nhiều năng lực, doanh nghiệp của bạn sẽ ít bị tác động và vẫn phát triển mạnh mẽ trên thị trường.
Ví dụ: Coca-Cola có những đối thủ cạnh tranh mạnh và chiếm thị phần (Market Share) lớn trên thị trường như Pepsi hoặc Nestle.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là doanh nghiệp sẽ tham gia vào lĩnh vực và thị trường của bạn trong tương lai. Do đó, bạn có thể gặp nhiều rủi ro nếu không chú ý đến yếu tố này. Để tìm ra đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp hãy trả lời cho các câu hỏi như thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu có thêm thương hiệu khác xuất hiệu và làm thế nào để vẫn giữ nguyên vị trí? Đặc trưng của áp lực này là:
- Doanh nghiệp phải tìm hiểu đâu là sản phẩm và thị trường mà đối thủ sẽ xâm nhập để kịp thời đánh giá.
- Các mặt hàng có khả năng cạnh tranh và thu về nhiều lợi nhuận thường được nhiều cá nhân và tổ chức có ý định kinh doanh lựa chọn.
Để giảm áp lực cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng, doanh nghiệp hãy bỏ túi ngay những bí quyết sau đây:
- Doanh nghiệp cần làm cho sản phẩm của mình nổi bật và khác biệt
- Doanh nghiệp nên tập trung mở rộng quy mô sản xuất để tiết kiệm chi phí. Điều này giúp bạn giảm được giá thành của sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp phát triển trên các sàn thương mại điện tử và các kênh phương tiện truyền thông.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là bên cung ứng các nguyên vật liệu và hàng hóa cho người bán. Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng gặp phải áp lực không lớn từ đối tượng này. Đầu tiên, bạn hãy tìm hiểu xem số lượng nhà cung cấp sản phẩm mình bán. Sau đó, bạn cần xác định đâu là điểm thu hút của mặt hàng và chi phí khi vận chuyển hàng hóa. Một số đặc trưng của áp lực từ nhà cung cấp là:
- Giá sản phẩm cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi nhà cung cấp
- Phía nhà cung cấp sẽ dựa theo tình hình thị trường và chi phí sản xuất để tăng hoặc giảm giá sản phẩm khiến doanh nghiệp có nguy cơ lỗ vốn
- Nhiều nhà cung cấp chọn cách giảm chất lượng hàng hóa khi tiền nguyên vật liệu tăng cao. Điều này khiến sản phẩm bị ảnh hưởng và làm mất uy tín của thương hiệu
- Doanh nghiệp dễ gặp tình trạng đứt nguồn cung ứng nếu thị trường có quá ít nhà cung cấp.
Khách hàng
Khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng như người mua, đại lý, người bán sỉ (wholesale) hoặc tiểu thương nhỏ lẻ (retail). Đầu tiên, bạn hãy quan tâm rằng sản phẩm của mình thu hút được bao nhiêu người. Liệu mức giá, bao bì và chất lượng có khiến người tiêu dùng thay đổi thương hiệu hay không. Một số đặc trưng của áp lực từ khách hàng là:
- Nhiều lựa chọn: Doanh nghiệp thường áp lực về vấn đề doanh số khi thị trường có quá nhiều các mặt hàng cùng lĩnh vực. Điều này khiến khách hàng đắn đo và phân vân khi lựa chọn sản phẩm.
- Có nhiều sản phẩm thay thế: Doanh nghiệp của bạn sẽ mất đi lượng lớn khách hàng nếu không đáp ứng được chất lượng, số lượng và giá cả của sản phẩm.
Xem thêm:
- Tâm lý khách hàng là gì? Cách khai thác tâm lý khách hàng
- Khách hàng tiềm năng là gì? Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- 5 bước xác định chân dung khách hàng (Customer Persona) trong Marketing
- Khách hàng thân thiết là gì? Cách xây dựng mối quan hệ khách hàng
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là thuật ngữ mô tả các mặt hàng giống nhau về giá cả, tệp khách hàng mục tiêu, chất lượng và khác nhau về các chiến dịch ưu đãi, khuyến mãi. Đây là yếu tố khá quan trọng trong mô hình vì thị trường hàng hóa luôn biến động. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ liệu sản phẩm của mình có bị thay thế bởi các thương hiệu khác hay không. Đặc trưng của áp lực này là:
- Doanh nghiệp sẽ bị tác động rất lớn bởi các sản phẩm thay thế có trên thị trường.
- Nhiều sản phẩm thay thế khá cạnh tranh vì thường có các tính năng và bao bì nổi bật nhưng giá cả lại không đổi.
Xem thêm:
- Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
- Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Ý nghĩa mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là thước đo để doanh nghiệp đánh giá được vị trí của mình. Đồng thời, đây cũng là những yếu tố giúp bạn phòng ngừa trước những rủi ro về cạnh tranh và xây dựng chiến lược hợp lý cho thương hiệu. Ý nghĩa của mô hình này là:
- Mô hình giúp doanh nghiệp xác định được đâu là những doanh nghiệp cạnh tranh với mình.
- Nhà cung cấp biết được mối quan hệ giữa mình và người mua.
- Doanh nghiệp lường trước các rủi ro trong tương lai và tìm cách phòng tránh.
- Doanh nghiệp biết được đâu là những vấn đề mình mắc phải khi tham gia thị trường.
Xem thêm:
- Mô hình AIDA là gì? Ví dụ về mô hình AIDA trong Marketing
- Mô hình kinh doanh là gì? TOP 15 mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Lợi ích và thách thức khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển ổn định. Tuy nhiên, những yếu tố này vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm khi phân tích. Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay ưu và nhược điểm của mô hình nhé.
Ưu điểm
- Doanh nghiệp xây dựng và định hướng kế hoạch kinh doanh: Khi đã nghiên cứu kỹ về 5 yếu tố cạnh tranh, bạn sẽ biết doanh nghiệp cần chú trọng vào áp lực nào và rút ra bài học cho chiến lược bán hàng của mình.
- Doanh nghiệp rút ra được điểm mạnh và yếu: Khi hiểu rõ áp lực cạnh tranh, bạn sẽ biết mình đang mạnh ở đâu để tập trung phát triển. Ngoài ra, mô hình còn cho doanh nghiệp biết điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục.
- Nắm bắt được tổng quan thị trường: Thị trường thường biến động theo thời gian vì khách hàng luôn thay đổi nhu cầu và sở thích. Do đó, mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp bạn nắm bắt được xu thế và liên tục cải tiến chiến lược kinh doanh của mình.
Nhược điểm
- Tính thức thời: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh thường chỉ chính xác ở một thời điểm nhất định. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng để tham khảo trong một thời gian. Đồng thời, mô hình cũng không thích hợp khi nghiên cứu về công nghệ hoặc kỹ thuật số.
- Phù hợp với thị trường tiêu chuẩn: Mô hình còn khá đơn giản nên chỉ thích hợp với thị trường không quá phức tạp. Do đó, doanh nghiệp phải tập trung đánh giá chuyên sâu nhiều yếu tố khác như nhóm sản phẩm, tệp khách hàng mục tiêu,…
Bên cạnh đó, mô hình của Michael Porter cũng chưa thực sự nêu rõ về hai yếu tố quan trọng sau đây:
- Người bổ trợ (Complementors): Đây là các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm có liên kết với những sản phẩm khác của các doanh nghiệp cạnh tranh.
- Chính phủ (Government) và Lịch sử & tổ chức doanh nghiệp (History and Institutions): Đây là một yếu tố cần thiết mà mô hình phải bổ sung.
Xem thêm:
- Phân tích SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả nhất
- Mô hình Marketing Mix 7P trong Marketing là gì?
Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh, bạn sẽ phân tích kỹ hơn về thị trường mình đang kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp biết cách xây dựng chiến lược hiệu quả cho quá trình bán hàng. Cùng tìm hiểu về 5 áp lực cạnh tranh mà Vinamilk đang đối mặt hiện nay nhé.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành của Vinamilk
Việt Nam là thị trường tập hợp đa dạng các thương hiệu sữa. Do đó, Vinamilk phải chịu sức ép rất lớn từ các thương hiệu kinh doanh cùng mặt hàng với mình. Một số đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là TH True milk, Dutch Lady, Nestle, Abbott,…
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Vinamilk
Khi mua sữa, khách hàng thường ưu tiên những thương hiệu nổi tiếng và lâu năm. Vinamilk là doanh nghiệp gắn liền với người Việt Nam nhờ sản phẩm chất lượng và uy tín. Do đó, đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Vinamilk thương không đe dọa quá nhiều đến nhãn hàng.
Lực lượng nhà cung cấp của Vinamilk
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa có nguồn cung lớn nhất Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, nhãn hàng đã có hơn 12 hệ thống trang trại lớn nuôi hàng trăm nghìn con bò lấy sữa. Ngoài ra, thương hiệu cũng nhận nguồn cung từ các hộ gia đình chăn nuôi. Do đó, doanh nghiệp sẽ không quá áp lực từ phía các nhà cung cấp.
Alt: Vinamilk có lượng lớn nhà cung cấp
Lực lượng khách hàng của Vinamilk
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã gia nhập thị trường sữa vì đây là mặt hàng có nhu cầu cao. Vì vậy, Vinamilk cần phải liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm để thu hút khách hàng.
Các sản phẩm thay thế của Vinamilk
Khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế cho sữa như ngũ cốc, sữa chua, nước giải khát. Tuy vậy, các mặt hàng về sữa vẫn có lượng tiêu thụ cao vì đây là thức uống tốt cho sức khỏe. Do đó, Vinamilk vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thị trường.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là các yếu tố giúp doanh nghiệp đo lường thị trường. Nhờ đó, thương hiệu sẽ phát huy điểm mạnh của mình và tìm cách khắc phục những rủi ro sẽ xảy đến. Ngoài ra, mô hình cũng giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả để cạnh tranh với nhiều đối thủ khác. TopOnSeek hy vọng thông tin trên bài viết sẽ hữu ích với bạn nhé.
Xem thêm:
- VUCA là gì? Chiến lược Marketing để doanh nghiệp dẫn đầu trong thế giới VUCA
- Chiến lược đại dương xanh là gì? So sánh với chiến lược đại dương đỏ
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành