Mô hình SMART là gì? Cách ứng dụng mô hình SMART trong Marketing
Mô hình SMART là một trong những phương pháp hỗ trợ xây dựng và thiết lập mục tiêu thông minh và hiệu quả. Để giúp bạn nắm vững được khái niệm và phương pháp ứng dụng mô hình này vào việc xác định mục tiêu Marketing hiệu quả nhất, hãy cùng TopOnSeek đọc kỹ bài viết dưới đây!
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là một mô hình thiết lập mục tiêu thông minh và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp và các chuyên gia Marketing xây dựng và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Tính khả thi) – Relevant (Sự liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).
Sử dụng mô hình SMART không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm, mà còn giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể hơn, từ đó nhận ra những thiếu sót, được – mất, giúp điều chỉnh quy trình kinh doanh năng suất và hiệu quả hơn. Ngoài ra, SMART còn có khả năng nâng cao Customer experience cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Phân tích SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả nhất
Tại sao nên lập kế hoạch theo mô hình SMART
Sau khi đã nắm được khái niệm mô hình SMART là gì, chắc hẳn bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như: Mô hình SMART có ích lợi gì? Tại sao doanh nghiệp và các marketer nên áp dụng mô hình SMART trong việc lập kế hoạch?
Dưới đây là 5 lợi ích của việc áp dụng mô hình SMART vào việc lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp và các Marketer.
Xem thêm:
- Mô hình AIDA là gì? Ví dụ về mô hình AIDA trong Marketing
- Mô hình Freemium: Chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp mới
Cụ thể hóa mục tiêu
Khi ứng dụng mô hình SMART vào việc lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể cụ thể hóa mục tiêu bằng các chỉ số đo lường cụ thể, từ đó giúp các nhà quản lý đánh giá được tiến trình thực hiện mục tiêu và hình dung bức tranh tổng quan cụ thể, rõ ràng hơn.
Xem thêm:Mô hình Marketing Mix 7P trong Marketing là gì? Cách áp dụng tối ưu bạn cần biết
Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
Khi đưa mô hình SMART vào quá trình thiết lập mục tiêu, để đáp ứng được những tiêu chí của mô hình này, các nhà quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển chung của doanh nghiệp. Tất cả mọi người sẽ có một định hướng chính xác hơn trong việc xác định được mức độ chính xác, phù hợp và độ ưu tiên đối với các mục tiêu. Bên cạnh đó, do có yếu tố giới hạn về mặt thời gian, các mục tiêu được thiết lập theo mô hình SMART sẽ được sắp xếp, ưu tiên theo thứ tự công việc theo thời hạn gấp rút và mức độ cần thiết.
Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
Sau khi đề ra mục tiêu cụ thể, bước tiếp theo là đảm bảo việc nhân viên hoàn thành mục tiêu. Mô hình SMART có thể giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu bằng cách xác định cụ thể kết quả mỗi nhân viên cần đạt được là gì? Ở ngưỡng nào? Như thế nào mới được xem là đạt chuẩn? Tất cả các câu hỏi này đều đã được giải quyết ngay từ khi thiết lập mục tiêu với SMART.
Xem thêm: Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Phù hợp với mục tiêu công ty
Mỗi doanh nghiệp thường có nhiều phòng ban và mỗi phòng lại có một mục tiêu riêng. Chính vì vậy, đôi khi những mục tiêu riêng đó sẽ không thể phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp nếu như không có sự kết nối.
Yếu tố liên quan (Relevant) của mô hình SMART sẽ như một sợi dây gắn kết các mục tiêu riêng của các phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh để thực hiện các mục tiêu to lớn, đối diện với khó khăn như một tập thể chứ không phải với các nỗ lực đơn lẻ và rời rạc.
Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Khi sử dụng mô hình SMART trong quá trình làm việc, hiệu suất công việc của nhân viên sẽ được tăng nhờ có định hướng cụ thể hơn. Đặc biệt, với SMART, kết quả làm việc của các nhân viên sẽ được theo dõi, đo lường và đánh giá chính xác. Việc này sẽ giúp họ có thể kết nối với công việc và hiểu rõ những đóng góp của bản thân vào thành công chung. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ được giao sẽ có giới hạn thời gian cụ thể, mặc dù sẽ tạo cảm giác áp lực nhưng cũng giúp họ tăng hiệu suất làm việc của mình.
Cách ứng dụng mô hình SMART để thiết lập mục tiêu
S – Specific
Bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong mô hình SMART đó là xác định mục tiêu thật chi tiết, rõ ràng và cụ thể. Điều đó sẽ giúp bạn tập trung nỗ lực và thực sự có động lực để đạt được nó. Nếu một mục tiêu quá sức hoặc phi thực tế thì bạn sẽ không thể biết phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Để thiết lập tính cụ thể cho mục tiêu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Kết quả bạn muốn đạt được ?
- Người thực hiện là ai?
- Cách thực hiện và những chiến lược sẽ được sử dụng?
- Áp dụng mục tiêu này ở đâu?
- Thời hạn hoàn thành mục tiêu này?
- Mục tiêu này có đem lại một kết quả rõ ràng hay không?
Tóm lại, nguyên tắc thứ nhất trong mô hình SMART là xác định mục tiêu, cụ thể hóa để thu hẹp phạm vi của mục tiêu và hiểu rõ các bước cần phải làm để đạt được nó.
Ví dụ: Một mục tiêu cụ thể theo mô hình SMART: “Tăng số lượng người ghé thăm website của khách hàng lên 20% so với quý trước”. Hãy tránh các mục tiêu chung chung như “Tăng số lượng người ghé thăm website của khách hàng”. Việc sử dụng một con số khi lên mục tiêu sẽ giúp mục tiêu đó trở nên cụ thể và phù hợp hơn.
M – Measurable
Tiêu chí tiếp theo trong mô hình SMART cần đạt được đó là Measurable (Có thể đo lường được). Với tiêu chí này, bạn sẽ dễ dàng hiểu mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được chỉ tiêu nhanh nhất ứng với mốc thời gian cụ thể.
Ví dụ: Với mục tiêu là 1,5 tỷ doanh thu cho phòng Sales, lúc này việc bạn cần làm là tính toán chi tiết trong quý IV đó phòng Sales sẽ cần phải thực hiện những công việc gì để đạt được mục tiêu 1,5 tỷ đó. Cụ thể hơn, mục tiêu bán cho đối tác với hình thức B2B là 1 tỷ, B2C là 0,5 tỷ trong quý IV.
A – Actionable
Việc đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ giúp bạn tạo động lực thúc đẩy bản thân và mọi người làm việc, nhưng nếu nặng quá sẽ tạo thành áp lực lớn. Đó nguyên nhân bạn cần đặt ra mục tiêu đáp ứng với thực tế, có tính khả thi và có khả năng đạt được.
Actionable (Tính khả thi) là yếu tố giúp nhà lãnh đạo nghiêm túc xem xét nội lực doanh nghiệp và khả năng hoàn thành công việc của các nhân viên, tiềm lực để bứt phá, đạt đến thành công.
Ví dụ: Nếu số lượng ứng viên nộp CV cho doanh nghiệp tăng 10% vào tháng trước, mục tiêu tăng con số đó lên 15 – 17% sẽ khả thi hơn so với 25%.
R – Relevant
Để đảm bảo tính nhất quán cho các mục tiêu nhỏ khi tham gia vào mục tiêu chung lớn hơn, thì yếu tố Relevant (Sự liên quan) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nên nhớ rằng, mục tiêu của doanh nghiệp phải có sự phù hợp với tầm nhìn chung và nó phải đảm bảo giải quyết được vấn đề của các phòng ban khác đang gặp phải.
Mục tiêu của mỗi nhân viên phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực và chức vụ đang làm, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của công ty.
T – Time-Bound
Time-Bound (Thời gian) là yếu tố cuối cùng đóng vai trò quyết định giúp nhà quản lý và đội ngũ nhân viên hoàn thành đúng các công việc theo một lịch trình rõ ràng và đảm bảo đạt mục tiêu đúng thời hạn đề ra.
Xem thêm: Ma trận BCG là gì? Cách sử dụng BCG trong xây dựng chiến lược
Ví dụ về mô hình SMART trong Marketing
Cách làm mô hình SMART của Vinamilk
- S – Specific: Vinamilk đã đưa ra cách Marketing cụ thể và phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience) khác nhau. Điều đó giúp hãng này đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm công sức và thời gian.
- M – Measurable: Mỗi nhân viên cần đạt được mức độ công việc do doanh nghiệp quy định. Con số này được hãng tính theo mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
- A – Achievable: Vinamilk xác định hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng mô hình sản xuất từ phân khúc các dòng sản phẩm cơ bản. Hãng luôn khảo sát tình hình thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp, đảm bảo lợi nhuận đem về lớn hơn chi phí bỏ ra cho đầu tư.
- R – Relevant: Các sản phẩm mới của Vinamilk sản xuất có những cải tiến hoặc đặc điểm mới phù hợp với thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng.
- T – Time-bound: Các mục tiêu lớn của hãng được đặt ra theo từng năm. Tiếp đó, các mục tiêu này được chia nhỏ ra thành nhiều hạng mục phải đạt theo hàng quý và tiếp tục được phân chia ở các cấp độ thấp hơn như tháng, ngày.
Xem thêm:
- Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
- Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả
- Mô hình PEST là gì? Phân tích môi trường kinh doanh 2023
Ứng dụng mô hình SMART trong kinh doanh
- S – Specific: Tôi muốn mở một cửa hàng để kinh doanh riêng.
- M – Measurable: Tôi muốn mở quán trà sữa tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng.
- A – Attainable: Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán trà sữa tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng.
- R – Relevant: Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán trà sữa tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.
- T – Timely: Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán trà sữa tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Quán cafe sẽ bắt đầu khai trương từ ngày 5/5/2023.
Xem thêm: Thị trường là gì? Các chức năng và vai trò của thị trường
So sánh mô hình SMART và mô hình OKR
Sự giống nhau giữa mục tiêu SMART và mô hình OKR
Cả mô hình OKR và mục tiêu SMART đều mang đặc điểm tương tự mô hình quản trị mục tiêu (MBO) của Peter Drucker và cùng hướng tới mục đích chung là đạt được thành công của tổ chức.
Cả hai mô hình đều có các tiêu chí đặc trưng của mô hình MBO. Về tổng thể, mô hình OKR và mô hình SMART đều bao gồm những tiêu chí về việc đặt mục tiêu tương tự nhau:
- Tính cụ thể: Mục tiêu phải có phạm vi rõ ràng và có tính định hướng, trong khi kết quả then chốt sẽ đi sâu vào ý nghĩa của việc hoàn thành mục tiêu.
- Có tính đo lường: Các kết quả then chốt bao gồm các chỉ số để đánh giá tiến độ đạt mục tiêu của đối tượng tiến hành.
- Có tính khả thi: OKR cần phải khả thi dựa trên thời gian và nguồn lực vốn có của doanh nghiệp. Khi đặt ra định mức cho kết quả then chốt cần thể hiện sự tham vọng của tổ chức và việc hoàn thành 70% định mức đề ra đã có thể coi là thành công.
- Sự liên quan: Tất cả các mô hình OKR (ngoại trừ OKR cuối cùng) đều được sắp xếp theo mức độ cao dần và phải đảm bảo tiến độ phát triển của cả tổ chức.
- Thời hạn: Tương tự mục tiêu SMART, với OKR bạn cũng cần thiết lập thời hạn bắt đầu và kết thúc cho mỗi OKR. Thời hạn OKR của cả công ty thường là 1 năm, của các nhóm khác thường khoảng 1 quý.
- Hai mô hình OKR và mô hình SMART đều đặt ra những khuôn khổ nhất định và có thể thay đổi theo thời gian tổ chức hoạt động.
Sự khác biệt giữa mục tiêu SMART và mô hình OKR
Bên cạnh các điểm giống và tương tự nhau, OKR có những điểm đi xa hơn so với mô hình SMART trong việc đề ra chiến lược mục tiêu.
- Trong mô hình SMART, các mục tiêu được đặt riêng rẽ và dễ nhớ cho người sử dụng. OKR cũng đưa ra các tiêu chí nhưng có sự phân biệt rõ ràng giữa mục tiêu (điều mong muốn đạt được) và làm thế nào để đánh giá quá trình và mức độ đạt được mục tiêu ấy bằng các kết quả then chốt. Điểm khác biệt lớn của OKR với SMART là các mục tiêu được tạo ra theo từng tầng và từng khung thời gian chi tiết hơn. OKR gốc đứng đầu phân cấp OKR có thể kéo dài lên đến 5, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Các mục tiêu đó đi cùng với tầm nhìn dài hạn (chúng ta muốn mình ở đâu sau 5-10 năm tới?) và sứ mệnh của tổ chức (mục đích của chúng ta là gì?).
- Lợi thế của mục tiêu SMART là dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp cho việc thiết lập mục tiêu cá nhân, riêng lẻ. Còn mô hình OKR được nâng cấp lên với bối cảnh và cấp độ của toàn tổ chức, doanh nghiệp. Với OKR, toàn bộ tổ chức, công ty có thể đạt được tính cụ thể, tập trung và chặt chẽ ngay từ những mục tiêu đầu tiên.
- OKR là giải pháp quản trị tổ chức, doanh nghiệp bằng mục tiêu và kết quả then chốt, đưa doanh nghiệp đi đúng định hướng bằng cách thiết lập và theo dõi mục tiêu toàn diện cho tất cả nhân sự và phòng ban của toàn tổ chức, doanh nghiệp. Mô hình này đã và đang được nhiều công ty lớn trên thế giới như Google, Amazon,… sử dụng và đạt được thành công.
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin về mô hình SMART và cách để vận dụng mô hình này vào việc thiết lập mục tiêu thành công trong Marketing. TopOnSeek tin rằng các bạn đã được trang bị đầy đủ những thông tin cần thiết về SMART sau khi đọc bài viết này để chuẩn bị lên kế hoạch cho tương lai hoặc hỗ trợ công việc Marketing của mình. Chúc các bạn thành công!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành