Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả từ A – Z
Để chiến dịch SEO đạt hiệu quả cao, bạn cần tập trung vào việc nghiên cứu từ khóa. Đây là yếu tố giúp SEO-er biết được đâu là chủ đề mà người dùng đang quan tâm. Nhờ đó, bạn có thể tập trung vào các cụm từ khóa để tăng thứ hạng tìm kiếm cho website và bài viết. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh traffic từ việc nghiên cứu keyword? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay bí quyết qua bài viết bên dưới nhé.
Xem thêm:
- Dịch Vụ SEO Traffic: Cam Kết Tăng Traffic Website Chất lượng
- SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO lên top 1 Google nhanh nhất
Các định nghĩa về nghiên cứu từ khóa là gì?
Để tăng lượt tiếp cận của người dùng, bạn cần có keyword cho từng bài viết. Tuy nhiên, không phải content nào cũng có từ khóa giống nhau. Do đó, bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng để xác định đúng keyword. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này nhé.
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là gì?
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là công việc tìm kiếm và đánh giá một hoặc nhiều từ có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng bài viết hoặc website khi người tiêu dùng tìm kiếm trên thanh công cụ của Google, Bing hoặc Baidu.
Khi tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, các cụm từ khóa sẽ là cơ sở giúp người dùng quyết định đâu là bài viết phù hợp với nhu cầu của mình. Nhờ đó, website của bạn có thể thu hút nhiều người đọc và tăng hạng trên thanh công cụ tìm kiếm (SERP).
Xem thêm:
- Keyword là gì? Cách tìm và xác định từ khóa trong SEO
- Brief là gì? Những yếu tố quan trọng để tạo nên bản Brief hoàn hảo
Phân loại từ khóa
Ở mỗi bài viết, bạn cần tìm từ khóa khác nhau để phù hợp với nội dung mà người dùng muốn tìm kiếm. Cụm keyword có thể ngắn hoặc dài tùy theo chủ đề và đối tượng. Sau đây là một vài loại từ khóa phổ biến mà các Marketer thường sử dụng.
Theo độ dài
Từ khóa dài thường được sử dụng nhiều vì bao quát chủ đề và dễ sáng tạo. Do đó, những bạn vẫn còn khá mới trong lĩnh vực SEO có thể sử dụng các cụm keyword có độ dài từ 3 từ trở lên. Nếu đã thành thạo và có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chọn việc sáng tạo các cụm từ khóa ngắn hơn.
- Từ khóa ngắn: Loại từ khóa này sẽ có khoảng 3 từ trở xuống. Tuy nhiên, nghĩa của keyword ngắn thường khá chung vì không thể bao quát hết nội dung. Do đó, tỉ lệ chuyển đổi sẽ thấp hơn so với từ khóa dài. Ví dụ: “Điện thoại”, “Gấu bông”,…
- Từ khóa dài: Đây là những cụm có 3 từ trở lên và diễn tả bao quát ý nghĩa của một bài viết. Do đó, từ khóa dài sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao. Ví dụ: “địa điểm vui chơi Sài Gòn”, “cửa hàng bán đồ nội thất”,…
Theo chủ đề
Nếu bạn đang kinh doanh lĩnh vực mỹ phẩm, du lịch hoặc thức ăn nhanh, keyword theo chủ đề sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Hai loại chính các SEOer thường sử dụng là từ khóa chính và từ khóa LSI.
- Từ khóa chính: Đây là loại từ khóa chính nói về dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Ví dụ “Ăn uống”, “Mỹ phẩm”,…
- Từ khóa LSI: Đây là những từ khóa bổ sung nhằm làm rõ chủ đề của bạn. Ví dụ “đồ make-up”, “cách trang điểm”,…
Theo chính tả
Khi thực hiện SEO, những từ khóa không dấu thường có xu hướng được tìm kiếm tương đương loại có dấu. Do đó, bạn hãy tập trung nhiều vào việc khai thác keyword đúng chính tả và liên quan đến sản phẩm mình đang cần quảng bá.
- Từ khóa có dấu: Ví dụ “bàn phím máy tính đẹp”.
- Từ khóa không dấu: Ví dụ “Ban phim may tinh dep”.
Tại sao nên tiến hành nghiên cứu từ khóa SEO
Từ khóa là yếu tố giúp website của bạn thu hút nhiều người xem. Do đó, bạn hãy tập trung khai thác keyword chất lượng để tăng traffic cho trang web. Cùng tìm hiểu thêm một số lí do bạn nên nghiên cứu từ khóa nhé.
Hiểu được Insight khách hàng trong thị trường ngách
Để có được từ khóa chất lượng, bạn phải phân tích thông tin, nhu cầu, độ tuổi, thu nhập hoặc sở thích, hành vi khách hàng trong thị trường ngách. Điều này giúp bạn sáng tạo keyword phù hợp và nhắm thẳng vào đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hiểu hơn về insight và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Xem thêm:
- Tâm lý khách hàng là gì? Cách khai thác tâm lý khách hàng
- Nhân khẩu học là gì? Nhân khẩu học bao gồm những yếu tố nào?
- 5 bước xác định chân dung khách hàng (Customer Persona) trong Marketing
- Customer Journey là gì? Quy trình xây dựng Customer Journey Map
Lựa chọn từ khóa phù hợp
Đôi khi, những gì bạn suy nghĩ sẽ không trùng khớp với mong muốn của khách hàng. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu để chọn những từ khóa phù hợp và được người dùng tìm kiếm nhiều lần. Đây cũng là cách để các SEOer nắm được đâu là những keyword phổ biến nhằm ưu tiên đẩy lên trước.
Lên kế hoạch triển khai content dài hạn cho website
Sau khi nghiên cứu, bạn sẽ có trong tay bộ từ khóa hoàn chỉnh cho website. Nhờ đó, bạn có thể xác định và lên kế hoạch trong việc phát triển nội dung. Cụ thể, bộ từ khóa giúp SEOer tìm ra các chủ đề lớn và phân chia thành những hạng mục nhỏ bên trong. Đặc biệt, keyword sẽ là cơ sở để bạn không lạc đề trong suốt quá trình thực hiện.
Tiết kiệm nguồn lực
Nếu xây dựng được bộ từ khóa chất lượng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi thực hiện SEO. Nguyên nhân là vì khách hàng thường bị thu hút bởi những keyword liên quan và phù hợp với bản thân. Đây cũng là yếu tố giúp bạn nhắm thẳng vào nhóm khách hàng mục tiêu (Target Audience) để tối ưu hóa nguồn lực và chi phí.
Các bước nghiên cứu từ khóa SEO (Keyword Research)
Keyword Research là công việc phân tích các từ khóa tiềm năng cho website. Trong quá trình tìm kiếm keyword, bạn cần sử dụng nhiều công cụ và nghiên cứu xu hướng của khách hàng. Cùng tìm hiểu ngay các bước thực hiện Keyword Research nhé.
Bước 1: Tìm hiểu thị trường ngách
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về thị trường ngách để biết đâu là những chiến lược mình nên áp dụng cho SEO. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giúp bạn có thêm những ý tưởng độc đáo. Bỏ túi ngay những bí quyết sau để nắm trong tay phân khúc thị trường này nhé.
- Bạn hãy phân tích những cụm từ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm.
- SEOer nhìn nhận bản thân ở vị trí của khách hàng để tìm hiểu về từ khóa.
- Bạn có thể tham gia các forum, hội nhóm trên social media để hiểu hơn về nỗi đau (Pain Point) cũng như insight khách hàng khi nhắc đến thị trường ngách của mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu
Keyword mà bạn lựa chọn phải phù hợp với tệp khách hàng doanh nghiệp đang hướng tới. Nguyên nhân là vì mỗi người dùng thường có xu hướng tìm kiếm từ khóa khác nhau dựa trên nhu cầu. Lợi ích của việc xác định mục tiêu là:
- Bạn có thể xây dựng chiến lược SEO hiệu quả.
- Bài viết được triển khai dựa trên sườn nội dung cụ thể để tránh lạc topic.
Bước 3: Tạo danh sách chủ đề liên quan
Sau khi đã xác định mục tiêu, bạn hãy tập trung chia nhỏ chủ đề lớn thành nhiều hạng mục khác nhau. Điều quan trọng là các bài viết bên trong phải có mối liên hệ với nhau. Đồng thời, nội dung cũng cần phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu. Để làm được điều này, bạn hãy nghiên cứu đâu là những chủ đề mà người dùng thường xuyên tìm kiếm và tìm từ khóa tương ứng.
Xem thêm: Evergreen Content là gì? Làm thế nào để xuất bản một nội dung thường xanh?
Bước 4: Làm danh sách từ khóa hạt giống
Khi đã có danh sách các chủ đề phụ, đây là thời điểm thích hợp cho việc xây dựng từ khóa hạt giống. Lưu ý, bạn cần chọn lọc các keyword có liên quan với chủ đề mà mình đang hướng đến. Đặc biệt, những từ khóa này phải được tìm kiếm nhiều bởi người dùng. Cách đơn giản nhất để xây dựng keyword hạt giống là mô tả chính xác nhất thông tin về sản phẩm cũng như đặt bản thân vào vị trí của khách hàng.
Bước 5: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa phù hợp
Công cụ nghiên cứu là một trong những trợ thủ đắc lực giúp bạn lựa chọn từ khóa chính xác. Khi đã có cho mình đầy đủ các cơ sở như mục tiêu, chủ đề và keyword hạt giống, bạn có thể sử dụng tool để chắt lọc. Một số lợi ích mà công cụ nghiên cứu mang lại là:
- Các SEOer không gặp tình trạng lan man khi tìm keyword.
- Nội dung và chiến lược của bạn sẽ được bao quát hơn.
Bước 6: Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của khách hàng
Google có khả năng đối chiếu giữa câu hỏi của người dùng với các từ khóa để cho ra kết quả cuối cùng. Nhờ đó, nhu cầu của khách hàng sẽ được xác định một cách rõ ràng thông qua các cụm từ nhập trên thanh công cụ tìm kiếm. Do đó, bạn hãy tập trung vào việc nghiên cứu đâu là xu hướng của người dùng qua những câu hỏi sau:
- Liệu người dùng đang muốn tìm câu trả lời cho vấn đề của mình?
- Người dùng có đang tìm kiếm một trang web nào đó không?
- Người dùng đang có nhu cầu mua sản phẩm hay dịch vụ nào?
Bước 7: Xác định từ khóa đuôi dài
Đặc điểm của từ khóa hạt giống là sự ngắn gọn, súc tích và có liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh. Ngược lại, keyword dài hơn lại là cơ sở để cho ra kết quả chi tiết với những chủ đề phụ và sản phẩm của bạn. Do đó, bạn hãy tận dụng từ khóa dài để chạm đến mong muốn của khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 8: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Chiến lược SEO hoàn hảo không chỉ dừng ở việc nghiên cứu từ khóa. Cụ thể, bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến những đối thủ cũng lĩnh vực. Khi đã có đầy đủ thông tin, bạn sẽ biết các doanh nghiệp khác đang làm gì và tìm cách làm cho bản thân trở nên nổi bật.
Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cũng là cơ sở giúp bạn nhận ra đâu là những từ khóa không có tính cạnh tranh cao. Đồng thời, bạn có thể chọn lọc được các keyword chất lượng cho website của mình. Keyword Tool Pro sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tra cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh.
5 công cụ nghiên cứu từ khóa từ miễn phí đến có phí
Bạn nên sử dụng công cụ để việc nghiên cứu từ khóa được chuyên sâu và hiệu quả. Không chỉ cho ra kết quả chất lượng, tool còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhân lực khi thực hiện SEO. Tìm hiểu ngay 5 công cụ được các SEOer sử dụng nhiều nhất nhé.
Semrush
SEMRush được xem là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa chất lượng nhất. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tìm kiếm thông tin về keyword chất lượng. SEMRush có cung cấp bản miễn phí cho người dùng. Tuy nhiên, bạn cần phải trả thêm tiền để sử dụng các tính năng cao cấp hơn.
Ưu điểm:
- Sau khi phân tích, công cụ sẽ trả về các kết quả từ khóa chất lượng.
- Bạn sẽ tra được các từ khóa mà đối thủ sử dụng.
- Người dùng có thể tùy chọn các tính năng phân tích từ khóa.
Nhược điểm
- Công cụ chưa hỗ trợ triệt để từ khóa theo ngôn ngữ tiếng Việt.
- Người dùng cần trả thêm tiền cho bản cao cấp.
Google Keyword Planner
Nếu bạn đang muốn sở hữu một công cụ tìm kiếm từ khóa đơn giản, Google Keyword Planner sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Đây là phiên bản được ra mắt bởi Google với đa dạng các bộ keyword chất lượng cho SEOer. Chỉ cần truy cập bằng tài khoản của Google, bạn đã có thể sử dụng công cụ hoàn toàn miễn phí.
Ưu điểm:
- Đây là công cụ tìm kiếm chất lượng từ Google.
- Mọi dữ liệu về từ khóa đều lấy trực tiếp từ Google.
- Công cụ cung cấp nhiều thông tin và dữ liệu cho SEO.
- Bạn có thể tìm được keyword dựa vào URL.
- Công cụ khá đơn giản và dễ sử dụng.
Nhược điểm
- Bạn cần dựa vào các hoạt động quảng cáo để lấy được dữ liệu từ khóa.
- Người dùng tốn thời gian chắt lọc vì từ khóa gợi ý khá bao quát.
- Chế độ tìm kiếm từ khóa còn hạn chế ở một số lĩnh vực.
Ahrefs
Nếu bạn đang đau đầu với việc phải nghiên cứu bộ từ khóa cho SEO, Ahrefs có thể giúp bạn. Công cụ được đánh giá rất cao bởi người dùng nhờ tính năng cung cấp keyword đa dạng. Để có thể dùng thử trong 7 ngày, bạn phải bỏ ra số tiền 7$.
Ưu điểm:
- Công cụ cho ra từ khóa có độ khó chính xác.
- Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và nhận mọi thông tin về từ khóa.
- Công cụ cung cấp số lượng từ khóa lên đến 1000.
- Công cụ đang hỗ trợ đến 171 quốc gia.
Nhược điểm
- Người dùng phải trả phí để sử dụng đầy đủ tính năng.
- Bạn chỉ được kiểm tra keyword trong phạm vi 25 lần mỗi ngày hoặc 100 lần mỗi tháng.
Keyword Tool
Thông qua Keyword Tool, bạn sẽ thu thập chính xác những từ khóa mở rộng của một cụm từ cụ thể. Ưu điểm của công cụ này là kết quả cho ra dựa trên Amazon, Bing, Youtube hoặc Google. Bạn có thể sử dụng Keyword Tool miễn phí nhưng chỉ được kiểm tra search volume của 2 đến 3 từ khóa. Để tra cứu 7000 kết quả mỗi ngày, bạn cần trả 69$ một tháng.
Ưu điểm:
- Từ khóa được tìm kiếm tại Google Autocomplete.
- Bạn được gợi ý về keyword cho các nền tảng social media.
- Công cụ có giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng.
Nhược điểm
- Kết quả sẽ chỉ chứa những cụm từ mà bạn đã tìm kiếm trên thanh công cụ.
- Công cụ chỉ cho số liệu đầy đủ với bản trả phí.
- Người dùng bị hạn chế về số lượng keyword gợi ý.
Google Trends
Google Trends là tính năng do Google cung cấp để giúp người làm SEO tìm kiếm từ khóa mà người dùng thường tra cứu. Cụ thể, bạn sẽ được gợi ý các cụm từ có liên quan đến một chủ đề nhất định. Đây là dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho người dùng.
Ưu điểm:
- Bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí.
- Công cụ giúp bạn tìm hiểu được xu hướng tìm kiếm của khách hàng.
- Các đề xuất từ khóa sẽ khác nhau dựa trên khu vực.
Nhược điểm
- Bạn không thể tìm kiếm được nhiều từ khóa.
- Từ khóa thường khá rộng và không liên hệ nhiều với chủ đề.
Xem thêm: Google Trends là gì? 11 cách sử dụng Google Trend hiệu quả 2023
Lập kế hoạch triển khai Content
Khi đã nghiên cứu từ khóa, mục tiêu và đối tượng, bạn sẽ có cơ sở để triển khai nội dung một cách cụ thể. Đây chính là thời điểm tuyệt vời để xây dựng dàn bài cho chiến lược marketing của bạn. Hãy chú ý triển khai các chủ đề và hạng mục một cách liên kết để website thu hút người đọc nhé.
Nghiên cứu từ khóa là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng SEO content. Để nội dung thu hút người đọc, bạn phải tìm kiếm các keyword chất lượng và phù hợp với insight khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng một vài công cụ nghiên cứu để từ khóa được chính xác và có tính cạnh tranh cao. TopOnSeek hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn xây dựng content marketing hiệu quả nhé.
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình tiến hành tìm kiếm và phân tích các từ/cụm từ phục vụ cho chiến lược Marketing. Việc sử dụng từ phù hợp sẽ đem lại xếp hạng cao cho bài viết trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.
Để nghiên cứu từ khóa hiệu quả, bạn cần lựa chọn công cụ hỗ trợ thích hợp. Một số công cụ nghiên cứu từ khóa SEO phổ biến được nhiều Marketer ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo là Keyword Tool, Google Keyword Planner, Google Trend.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành