star star star star star

PPC là gì? Cơ bản & nâng cao về quảng cáo Pay-Per-Click

avt
TOS Editor
23 tháng 2, 2023  

Hiện nay, để gia tăng doanh số bán hàng thì một trong những chiến lược Marketing được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng đó là hình thức quảng cáo PPC. Vậy quảng cáo PPC là gì? Chi phí quảng cáo PPC là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây TopOnSeek sẽ giải đáp những câu hỏi này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

PPC là gì?

PPC là viết tắt của từ Pay Per Click, là hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền cho mỗi lần nhấp. Các doanh nghiệp cần chi trả tiền mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo, số tiền sẽ dựa trên chi phí giá thầu mà doanh nghiệp đề ra cho chiến dịch quảng cáo đó.

Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu tối đa cho mỗi lần nhấp chuột là 10.000 VNĐ, có nghĩa bạn chi trả 10.000 VNĐ hoặc ít hơn cho mỗi lần nhận được lượt click. Nếu cùng từ khóa mà đối thủ cạnh tranh trả 6.000 VNĐ thì bạn phải trả giá cao hơn là được. Trong trường hợp đối thủ trả giá cao hơn, chẳng hạn như 15.000 VNĐ/click thì quảng cáo của họ sẽ được ưu tiên hiển thị ở vị trí trên bạn.

PPC cho phép bạn đặt quảng cáo trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm SERP như Bing, Yahoo, Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedin,…

Mục tiêu của quảng cáo PPC là tăng lượt click vào trang web hay ứng dụng của nhà quảng cáo, sau đó chuyển các khách hàng tiềm năng này thành khách hàng có giao dịch như mua sản phẩm, đăng ký khóa học,…

Xem thêm: Keyword là gì? Cách tìm và xác định từ khóa trong SEO

PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền cho mỗi lần nhấp
PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Nguồn: Sưu tầm)

Quảng cáo PPC hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập trong phần khái niệm PPC là gì, cách thức hoạt động của hình thức quảng cáo này phụ thuộc vào giá thầu do doanh nghiệp đặt ra. Các cuộc đấu giá này là mắt xích quan trọng trong quyết định thứ tự hiển thị trên những nền tảng quảng cáo như Google Ads hay Facebook Ads.

Bạn cần lưu ý yếu tố điểm chất lượng của quảng cáo để có thể khiến trang web của mình được xếp ở thứ hạng cao. Điểm chất lượng này được đánh giá dựa trên 3 yếu tố sau:

  • Chi phí quảng cáo
  • Chất lượng trang đích 
  • Tỷ lệ nhấp vào trang (CTR)
quảng cáo PPC hoạt động dựa vào giá thầu được đề ra
Quảng cáo PPC hoạt động dựa vào giá thầu được đề ra (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu, nhược điểm của hình thức PPC là gì?

Quảng cáo PPC cũng giống như các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số khác đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

  • Quảng cáo PPC giúp tăng độ nhận diện sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy, thu hút khách hàng tiềm năng đến trang web của bạn và tăng khả năng chuyển đổi thành doanh số bán hàng.
  • Mặc dù bạn phải đánh cược một số tiền hợp lý cho việc đặt giá thầu nhưng vẫn tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc hơn so với những phương pháp quảng cáo khác. Mức đầu tư này cho phép các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến đúng đối tượng và chuyển đổi họ thành khách hàng của mình.
  • Thành công của hình thức Digital Marketing PPC là có thể đo lường chi tiết hiệu quả chiến dịch mà các quảng cáo offline khác không thể đo lường được. Các trang web PPC không chỉ cho phép doanh nghiệp đánh giá các số liệu quảng cáo mà còn có thể thực hiện nghiên cứu quảng cáo. Từ đó có thể đánh giá được đâu là quảng cáo nhận được lưu lượng truy cập (traffic) nhiều nhất và ít nhất.
  • Quảng cáo PPC cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát các chiến dịch của mình. Cụ thể, doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát nội dung xuất hiện trong quảng cáo, nơi chúng xuất hiện, đối tượng tiếp cận. Đặc biệt, bạn có thể tạm dừng chiến dịch bất cứ khi nào có nhu cầu.

Nhược điểm

  • Nếu khách hàng hạn chế quyền truy cập hoặc không quan tâm đến nội dung tương tự thì các quảng cáo có thể bị giảm tần suất hiển thị trên nền tảng của mình. Có thể kể tới nền tảng Facebook cho phép người dùng ẩn quảng cáo không liên quan hoặc quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần. Điều này sẽ khiến tần suất hiển thị của quảng cáo đó trên nền tảng Facebook thấp đi và khả năng chuyển đổi thành doanh thu sẽ khó hơn.
  • Quảng cáo PPC là tiếp cận và chuyển đổi đối tượng mục tiêu của bạn, chẳng hạn như mua hàng, lượt truy cập trang web,… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hoạch định chiến lược không phù hợp và đầu tư mạo hiểm thì có thể bị thua lỗ lớn. Điều này là do việc chuyển đổi không đáp ứng mong đợi cũng như số tiền đầu tư và tiền lãi không khớp.
Ưu và nhược điểm của quảng cáo PPC
Ưu và nhược điểm của quảng cáo PPC (Nguồn: Sưu tầm)

Phương pháp quản lý cho chiến dịch PPC hiệu quả

Việc liên tục phân tích hiệu suất của tài khoản và tối ưu hoá các chiến dịch là rất cần thiết. Bạn sẽ phải thực hiện các điều chỉnh quảng cáo sau:

  • Thêm từ khóa PPC: Việc thêm các từ khoá có liên quan đến doanh nghiệp sẽ giúp mở rộng phạm vi của chiến dịch PPC. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét từ khóa nào có thể giúp cải thiện mức độ chuyển đổi của quảng cáo.
  • Thêm từ khóa phủ định: Bạn có thể cải thiện mức độ liên quan của chiến dịch, giảm chi tiêu lãng phí bằng cách thêm cụm từ không chuyển đổi làm từ khóa phủ định. Như vậy, các quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm các từ khóa không chuyển đổi này.
  • Chia nhóm quảng cáo: Khi bạn chia nhóm quảng cáo phù hợp giúp tạo được nhiều trang đích và văn bản quảng cáo. Từ đó cải thiện tỷ lệ nhấp (TLB) và điểm chất lượng cũng như nhắm tới đối tượng mục tiêu phù hợp hơn.
  • Xem lại từ khóa PPC tốn kém: Bạn nên xem xét lại các từ khóa đắt tiền, hoạt động kém, nếu không thể cải thiện thì hãy tắt quảng cáo.
  • Tinh chỉnh trang đích: Bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chỉnh sửa nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) của trang đích sao cho phù hợp với truy vấn của người dùng. Không nên để tất cả lưu lượng truy cập đến cùng một trang đích.
quản lý chiến dịch PPC theo phương pháp đúng sẽ đem lại hiệu quả cao
Quản lý chiến dịch PPC theo phương pháp đúng sẽ đem lại hiệu quả cao (Nguồn: Sưu tầm)

Chi phí thanh toán cho quảng cáo PPC là bao nhiêu?

Giá của quảng cáo PPC sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực kinh doanh, với các lĩnh vực phổ biến như thực phẩm, thời trang thì chi phí quảng cáo thường rất thấp. 

Ví dụ: Một thương hiệu quần áo phải trả khoảng 20.000 VNĐ cho mỗi lần nhấp chuột. Thế nhưng với những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá thành cao thì chi phí quảng cáo PPC sẽ tăng lên.

4 loại quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có khá nhiều hình thức quảng cáo PPC được sử dụng nhưng dưới đây là 4 loại quảng cáo mang lại nhiều hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.

Tìm kiếm có trả phí (Paid search) là loại hình quảng cáo PPC được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Những quảng cáo được hiển thị một cách tự nhiên đến người dùng thông qua các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đặc biệt là hướng đến các khách hàng tiềm năng dựa trên nhu cầu tìm kiếm của người dùng có chứa các từ khóa mà nhà quảng cáo đã nhắm mục tiêu trước đó.

Tìm kiếm có trả phí (Paid search) là một trong những loại quảng cáo PPC phổ biến
Tìm kiếm có trả phí (Paid search) là một trong những loại quảng cáo PPC phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Quảng cáo hiển thị

Quảng cáo hiển thị là hình ảnh xuất hiện trong một khu vực cụ thể của trang web, nền tảng truyền thông xã hội hoặc ứng dụng cho phép đặt giá thầu cho từng vị trí. Các quảng cáo này thường có hình ảnh bắt mắt, mục tiêu nhắm đến những người dùng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với quảng cáo tìm kiếm. Tuy nhiên, đây là một phương pháp hiệu quả để tăng nhận diện về thương hiệu của doanh nghiệp.

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là cách sử dụng mạng xã hội để tương tác với người dùng nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, quảng bá hoặc tăng lượng truy cập trang web. Hiện nay, có một số nền tảng lớn với lượng người dùng đông đảo và khách hàng tiềm năng lớn như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, YouTube và Snapchat.

Nhắm mục tiêu theo hành vi (Behavioral retargeting)

Nhắm mục tiêu theo hành vi còn được gọi là tiếp thị lại hành vi hoặc đơn giản là nhắm mục tiêu lại (retargeting). Đây là một cách nhắc nhở hay gợi nhớ cho khách hàng về những tương tác trước đây với thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích khách hàng thực hiện các hành động mà họ quan tâm, chẳng hạn như mua đồ đã được thêm vào giỏ hàng.

Những đối tượng được tiếp thị lại hay nhắm đến như:

  • Người dùng đã mua hàng
  • Đăng ký nhận thông báo của thương hiệu
  • Các đối tượng đã truy cập những kênh trực tuyến của thương hiệu như Youtube, Fanpage, TikTok,…
  • Người tiêu dùng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng của mình
Nhắm mục tiêu theo hành vi - 4 loại quảng cáo PPC phổ biến
Nhắm mục tiêu theo hành vi – 4 loại quảng cáo PPC phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Các nền tảng (platform) cho quảng cáo PPC

Để quảng cáo PPC đạt hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần sử dụng mạng lưới các nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay như:

  • Google Ads là nền tảng phổ biến nhất hiện nay.
  • Quảng cáo Bing với hàng triệu người sử dụng.
  • Quảng cáo Facebook có tới 2,7 tỷ người dùng đang hoạt động.
  • Instagram Ads cực kỳ phổ biến nhắm tới mục tiêu khách hàng trẻ tuổi.
  • Quảng cáo LinkedIn là sân chơi của B2B
  • Taboola/Outbrain có rất nhiều phương tiện truyền thông nhìn thấy theo cách này.
  • Yahoo Gemini (Verizon Media) có nhiều nội dung được xem.
  • Quảng cáo Twitter có hơn 330 triệu người dùng đang hoạt động.
  • Quảng cáo Amazon hàng tháng có 197 triệu người sử dụng.
  • AdRoll cung cấp tính năng nhắm đến mục tiêu theo đối tượng phức tạp.

TopOnSeek hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm PPC là gì cũng như phương pháp quản lý cho chiến dịch PPC hiệu quả.

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat