Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing
Product life cycle là khái niệm được sử dụng phổ biến trong marketing. Đây được hiểu là vòng đời của một sản phẩm kể từ thời điểm mới ra mắt trên thị trường. Thông qua các thông tin có được từ chu kỳ này, doanh nghiệp sẽ thiết lập được chiến lược giá ổn định và thu hút nhiều khách hàng. Vậy làm thế nào để xác định được Product Life Cycle? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay nhé.
Product Life Cycle là gì? Vòng đời sản phẩm gồm mấy giai đoạn?
Product life cycle là vòng đời của một sản phẩm được tính từ khi chính thức ra mắt khách hàng đến khi ngừng sản xuất. Chu kỳ này sẽ gồm có 4 giai đoạn chính để đo lường mức độ hiệu quả. Cùng TopOnSeek khám phá ngay nhé.
Giai đoạn 1 – Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)
Sau quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, sản phẩm sẽ được bày bán trên thị trường. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải giới thiệu sản phẩm với công chúng. Chính vì thế, tình trạng lỗ tại các công ty thường xảy ra. Một số yếu tố được dùng để đo lường như sau:
- Chi phí đầu tư: Ở giai đoạn đầu, sản phẩm sẽ không được nhiều khách hàng biết đến. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tốn khá nhiều ngân sách cho việc chạy quảng cáo.
- Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm có thể sẽ nằm ở mức khá cao vì doanh nghiệp cần phải dành ngân sách cho các hoạt động R&D.
- Doanh thu: Sản phẩm có khả năng đem về doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, khoản tiền nhận về vẫn chưa thể bù vào khoản phí ban đầu đã bỏ ra.
Giai đoạn 2 – Giai đoạn phát triển (Growth Stage)
Khi đã trải qua giai đoạn 1, khách hàng dần tiếp cận với sản phẩm nhiều hơn. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ kiếm được nhiều doanh thu hơn. Đặc biệt, số lượng sản phẩm bán ra cũng bắt đầu tăng. Trong giai đoạn 2, công ty sẽ có thể hòa vốn và bắt đầu nhận lợi nhuận.
- Chi phí đầu tư: Chi phí dành cho sản phẩm sẽ không còn quá nhiều như giai đoạn 1. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn sẽ đầu tư quảng cáo nhiều hơn.
- Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá giảm hơn so với khi mới ra mắt vì được sản xuất hàng loạt.
- Doanh thu: Doanh nghiệp có khả năng hòa vốn và nhận các khoản lợi nhuận nhờ doanh thu tăng.
- Đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm bắt đầu có đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm:
- Phân tích đối thủ và cải thiện chiến lược Digital Marketing với SEMrush
- 8 thông tin bạn có thể lấy được từ đối thủ của mình
Giai đoạn 3 – Giai đoạn trưởng thành (Maturity Stage)
Qua giai đoạn 3, độ nhận diện của sản phẩm bắt đầu ổn định hơn trên thị trường. Đây được xem là mốc thời gian tương đối tốt vì doanh nghiệp vẫn nhận được doanh thu lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đối thủ sẽ gây khó khăn hơn cho thương hiệu.
- Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều ngân sách trong giai đoạn này.
- Giá thành sản phẩm: Sản phẩm được bán với mức giá ổn định tương tự giai đoạn 2.
- Doanh thu: Sản phẩm có doanh thu cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại chững hơn so với giai đoạn 2.
- Đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm bắt đầu có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm các phương án đổi mới hoặc tạo ấn tượng với khách hàng để đủ sức cạnh tranh.
Giai đoạn 4 – Giai đoạn thoái trào (Decline Stage)
Vòng đời sản phẩm ở giai đoạn 4 bắt đầu suy giảm. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược và ý tưởng mới để duy trì sức nóng. Nếu giai đoạn 4 sụt giảm, vòng đời của sản phẩm sẽ kết thúc.
- Chi phí đầu tư: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải đầu tư ngân sách lớn để tiếp tục quảng bá sản phẩm nhằm níu kéo khách hàng.
- Giá thành sản phẩm: Giá của sản phẩm giảm hơn so với giai đoạn trước nhằm thu hút người mua.
- Doanh thu: Doanh thu bắt đầu hạ nhiệt và không ổn định.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ ngày càng xuất hiện nhiều và thị trường bắt đầu bão hòa.
Xem thêm
- Phân tích đối thủ trong 30 phút qua 7 insight này!
- Competitive intelligence là gì? Cách ứng dụng trong doanh nghiệp
Ý nghĩa của việc nghiên cứu Product Life Cycle
Vòng đời sản phẩm quyết định sự tồn tại lâu dài của một mặt hàng khi ra mắt. Chính vì thế, chu kỳ này được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và nghiên cứu. Vậy ý nghĩa của Product Life Cycle là gì? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay nhé.
- Thiết lập tính cạnh tranh: Nhiều doanh nghiệp sẽ cho ra các sản phẩm đã có những mặt hàng tương tự tại thị trường. Để thu hút khách hàng, bạn hãy tạo sự khác biệt bằng cách cho người dùng thấy được thông điệp của sản phẩm. Đồng thời, công ty cần quảng bá những cải tiến và điểm khác biệt so với đối thủ. Trường hợp sản phẩm vẫn chưa có mặt trên thị trường, bạn hãy tập trung nhấn mạnh về tuổi thọ lâu dài.
- Quyết định chiến lược giá: Mỗi vòng đời sản phẩm sẽ cho biết mức độ phát triển khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể nghiên cứu và điều chỉnh giá bán phù hợp. Nếu sản phẩm vẫn còn khá mới, bạn hãy đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút người tiêu dùng. Tới thời kỳ tăng trưởng, bạn có thể tăng giá bán lên để thu về lợi nhuận.
- Xây dựng chiến lược tiếp thị: Ở mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm, bạn sẽ dựa vào dữ liệu để quyết định chiến lược quảng cáo. Từ đó, quá trình tiếp thị có thể đạt hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng hơn. Cụ thể, doanh nghiệp nên lựa chọn thông điệp cần truyền tải và nội dung hấp dẫn tại các kênh xã hội.
- Chuẩn bị kế hoạch trước khi sản phẩm bước vào giai đoạn thoái trào: Mỗi sản phẩm khi đến giai đoạn cuối chu kỳ đều sẽ bắt đầu lỗi thời hoặc bị áp đảo bởi đối thủ. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy chuẩn bị trước kế hoạch đổi mới cho chiến lược quảng bá của mình. Bạn nên nhấn mạnh vào những tính năng mà các sản phẩm khác không có. Đồng thời, doanh nghiệp hãy cải tiến sản phẩm nhiều hơn.
Xác định sản phẩm đang nằm ở đâu trong 4 giai đoạn vòng đời
Sau khi hiểu rõ vòng đời sản phẩm là gì, điều doanh nghiệp cần làm là xác định giai đoạn hiện tại của mặt hàng. Nhờ đó, bạn có thể lựa chọn các chiến lược hợp lý để tiếp tục tái sinh sản phẩm. Cùng tìm hiểu hai yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần dùng cho việc xác định.
Yếu tố bên trong
Ở mỗi thời kỳ, doanh nghiệp nên tổng hợp đầy đủ về chi phí bán, doanh thu và lợi nhuận để so sánh mức độ ổn định của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình và tiềm năng của mặt hàng. Nhờ đó, bạn có thể xác định sản phẩm đang nằm ở giai đoạn phát triển hay suy yếu.
Xem thêm: Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Yếu tố bên ngoài
Xét về yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp phải đo lường được số liệu thay đổi của khách hàng. Khi đó, bạn có thể biết rõ sản phẩm đang ở giai đoạn nào. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xác định được liệu thị trường có đang bão hòa hay không. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những yếu tố giúp bạn biết được vòng đời sản phẩm.
Các cách kéo dài chu kỳ vòng đời sản phẩm
Product life cycle là chu kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp hình thành các chiến lược giá. Vậy làm thế nào để có thể kéo dài vòng đời sản phẩm? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay các bí quyết sau đây nhé.
Chiến lược giảm giá sản phẩm
Chiến lược giảm giá là một trong những cách kéo dài vòng đời sản phẩm. Một ví dụ cụ thể là trường hợp của các thương hiệu lớn như Samsung hoặc Apple. Khi sản phẩm không còn ổn định như khi mới ra mắt, công ty sẽ đưa ra các đợt giảm giá hoặc khuyến mãi. Điều này sẽ kích thích nhiều khách hàng tiếp tục mua điện thoại.
Chiến lược này được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm có vòng đời ngắn như quần áo, giày dép hoặc điện thoại. Đặc biệt, các yếu tố bên ngoài như thời tiết và vùng miền cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Product Life Cycle. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên có kế hoạch giảm giá hợp lý. Ví dụ: Thời trang tại miền Nam sẽ có vòng đời ngắn hơn phía Bắc vì thời tiết tại đây chỉ có 2 mùa.
Phát triển sản phẩm
Để Product Life Cycle được kéo dài, việc phát triển sản phẩm là điều không thể thiếu. Một ví dụ được hình là sản phẩm mì tôm Hảo Hảo của Acecook. Tuy đã có mặt trên thị trường từ lâu, loại mì này vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ các cải tiến về bao bì, hương vị và hình dáng. Đồng thời, mức giá của Hảo Hảo cũng rất phù hợp với người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm cũng có thể được thực hiện thông qua các kênh xã hội. Doanh nghiệp sẽ quảng bá mặt hàng với các ý tưởng và chiến lược sản phẩm sáng tạo. Nhờ đó, thương hiệu có thể giữ chân khách hàng và kéo dài Product Life Cycle.
Tìm kiếm thị trường mới
Khi sản phẩm đã có chỗ đứng ổn định, doanh nghiệp nên bắt đầu tìm kiếm một thị trường mới. Viettel là một trong những doanh nghiệp mở rộng khu vực kinh doanh thành công nhất. Cho đến năm 2016, công ty đã có mặt tại các quốc gia như Lào, Đông Timor, Campuchia, Peru, Tanzania, Haiti, Cameroon, Mozambique, Burundi với hơn 26 triệu người dùng.
Quá trình thâm nhập vào các thị trường mới đã đưa Viettel trở thành top 30 tập đoàn viễn thông sở hữu nhiều khách hàng nhất. Đồng thời, việc mở rộng khu vực cũng là cơ hội để kéo dài vòng đời sản phẩm và đảm bảo mức tăng trưởng ổn định.
Xem thêm:
- Nghiên cứu thị trường là gì? Top 7 phương pháp nghiên cứu phổ biến
- Target Market là gì? Tầm quan trọng, cách xác định, phân loại và ví dụ về Target Market
Bao bì sản phẩm mới
Sản phẩm khi bước vào giai đoạn suy yếu sẽ không còn thu hút khách hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy tiến hành đổi mới bằng cách thay đổi bao bì. Diện mạo mới sẽ giúp sản phẩm trở nên thu hút với người tiêu dùng.
Đặc biệt, bạn có thể thiết kế bao bì an toàn với môi trường để khách hàng tin tưởng sử dụng. Cách thay đổi này sẽ giúp sản phẩm trở nên mới lạ dùng tính chất bên trong vẫn giữ nguyên. Bao bì đẹp mắt cũng giúp người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu lâu hơn.
Case study: Ví dụ Product Life Cycle của Apple
Việc tìm hiểu và nghiên cứu Product Life Cycle là gì sẽ đem lại hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp. Một ví dụ cụ thể về việc sử dụng vòng đời sản phẩm là Apple. Từ thời điểm ra mắt iPhone 2G cho đến iPhone 13 Pro Max, thương hiệu vẫn luôn giữ chân được các khách hàng trung thành và tiếp tục kéo dài vòng đời cho mỗi thế hệ điện thoại.
- Giai đoạn 1 – Giới thiệu sản phẩm: Sau khi tìm hiểu về nghiên cứu, Apple đã cho ra thị trường iPhone 2G, Steve Jobs nhận thấy các dòng điện thoại thông minh vẫn chưa có trên thị trường. Chính vì thế, Apple đã nhanh chóng sản xuất điện thoại với sự kết hợp mạnh mẽ của máy nghe nhạc, màn hình cảm ứng và thiết bị nghe gọi. Vào 29/6/2007, Apple đã thiết lập nền móng vững chắc khi cho ra mắt dòng iPhone đầu tiên.
- Giai đoạn 2 – Tăng trưởng: Từ thời điểm ra mắt, iPhone đã nhận được sự tin tưởng của người dùng toàn cầu. Apple khi đó nhận được các khoản doanh thu khủng cùng số liệu tăng trưởng vượt bậc.
- Giai đoạn 3 – Trưởng thành vững chắc: iPhone đã trở thành hãng điện thoại mà khó đối thủ nào có thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, Apple vẫn luôn cải tiến và đổi mới sản phẩm liên tục và ghi nhận ý kiến sửa đổi từ khách hàng.
- Giai đoạn 4 – Suy thoái: Apple nhận thấy được việc cải tiến sản phẩm là điều cần thiết. Hàng năm, hãng điện thoại vẫn cho ra đều đặn dòng iPhone mới và dần khai tử những mặt hàng cũ. Tuy nhiên, các sản phẩm mới vẫn còn nhiều nhược điểm. Đồng thời, sự xuất hiện của những đối thủ như Samsung, Oppo cũng là thách thức lớn với Apple.
Product Life Cycle là vòng đời của sản phẩm kể từ khi ra mắt đến lúc ngừng sản xuất. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn kéo dài chu kỳ các mặt hàng mình đang kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích vòng đời sản phẩm là điều vô cùng quan trọng. TopOnSeek hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn nhận được nhiều thông tin bổ ích.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành