Profit là gì? Tầm quan trọng của Profit đối với doanh nghiệp
Profit là gì có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Đây chính là khoản tiền lời mà công ty nhận được sau khi kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Nhờ vào Profit, doanh nghiệp sẽ có đủ chi phí để chi trả cho các hoạt động trong tương lai như sản xuất, đầu tư, quảng bá,… Một công ty kiếm được nhiều lợi nhuận có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường và cung cấp thêm nhiều sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá thêm về khái niệm này nhé.
Profit là gì?
Profit là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ doanh thu cho các chi phí đã bỏ ra trong một giai đoạn nhất định. Nói theo cách khác, Profit chính là tiền lời của công ty khi kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Lợi nhuận luôn được xem là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra.
Xem thêm:
- Product Marketing là gì? So sánh vs Brand Marketing
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Tại sao Profit (lợi nhuận) lại quan trọng?
Lợi nhuận đại diện cho những nỗ lực và kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình kinh doanh. Profit thu về cao là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty của bạn đang hoạt động hiệu quả.
Profit đóng vai trò quan trọng vì doanh nghiệp sẽ dùng khoản tiền lời này để đầu tư vào quá trình sản xuất, cơ sở vật chất, nâng cấp thiết bị, nhân sự,… Nhờ đó, sản phẩm và dịch vụ khi đến tay người dùng luôn được đón nhận vì có chất lượng tốt. Đây cũng chính là yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong tương lai.
Công thức tính Profit (lợi nhuận)
Công thức tính Profit là gì? Để xác định khoản tiền lời của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng ngay hai công thức sau:
Cách 1: Tổng lợi nhuận là kết quả của tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm trừ đi tổng các chi phí đã bỏ ra để sản xuất.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = TR(Q) – TC(Q)
Cách 2: Tổng lợi nhuận sẽ được tính bằng cách nhân một đơn vị sản phẩm với số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm tiêu thụ = (P – ATC) x Q
Trong đó:
- Lợi nhuận đơn vị = Giá bán sản phẩm – Tổng chi phí bình quân
- Tổng chi phí bình quân (ATC) = TC/Q
Thông qua việc tính lợi nhuận theo cách 2, bạn sẽ thấy được tổng của các khoản lời sẽ phụ thuộc vào cả lợi nhuận trung bình và số lượng sản phẩm đã bán ra. Do đó, một doanh nghiệp có Profit dựa trên mỗi sản phẩm cao không hẳn sẽ đạt được tối đa lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận có thể bị tác động và thay đổi bởi nhiều yếu tố như quy mô, giá bán, chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp luôn phải quan tâm và theo sát những nhân tố này để Profit không bị ảnh hưởng. Cụ thể là:
- Quy mô sản xuất: Mối quan hệ cung và cầu trên thị trường sẽ liên tục tác động đến quy mô sản xuất. Nếu lượng sản phẩm cung ứng quá nhiều nhưng nhu cầu của khách hàng lại khá ít, bạn sẽ không thể đạt lợi nhuận cao.
- Yếu tố đầu vào: Nguồn lao động, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,… là những yếu tố có tác động lớn đến lợi nhuận. Chi phí đầu vào quá cao làm buộc bạn phải đẩy giá bán lên. Điều này cản trở khả năng thu hút khách hàng.
- Giá bán hàng hóa: Sản phẩm có giá cả hợp lý sẽ nhanh chóng được tiêu thụ. Do đó, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các hoạt động Marketing cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng.
Các mức lợi nhuận mà nhà đầu tư quan tâm
Lợi nhuận chính là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài. Do đó, các nhà đầu tư thường khá quan tâm đến Profit khi đánh giá tổng quan của một công ty. Cùng tìm hiểu thêm về những mức lợi nhuận quan trọng mà bạn cần chú ý khi nhìn vào báo cáo kinh doanh nhé.
Lợi nhuận gộp (Gross Profit)
Gross Profit là lợi nhuận có được sau khi lấy doanh số bán hàng trừ cho giá vốn của sản phẩm (chi phí sản xuất). Đây là khoản phí cố định mà doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư để cho hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận gộp được tính như sau:
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) = Tổng doanh số (Total Sales) – Giá vốn bán hàng (COGS)
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ doanh số.
Trong bảng báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh, doanh thu (sales) sẽ được xếp đầu tiên, sau đó là giá vốn của sản phẩm.
Ví dụ: Doanh nghiệp A đạt được doanh số là 100 triệu và giá vốn sản phẩm là 40 triệu. Vậy Gross Profit sẽ là 0 triệu (100 – 40 = 60). Khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp A là 60% (60/100 triệu).
Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit)
Lợi nhuận hoạt động được hiểu là khoản tiền lãi thu được từ giá vốn sản phẩm và chi phí hoạt động như quản lý, bán hàng. Operating Cost là kết quả của lợi nhuận gộp trừ cho chi phí hoạt động. Công thức tính như sau:
Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit) = Lợi nhuận gộp (Gross Profit) – Chi phí hoạt động (Operating Expenses)
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) = Lợi nhuận hoạt động/Tổng doanh số
Gross Profit cho bạn biết về khả năng thu được lợi nhuận sau khi đã trừ các khoản phí trực tiếp. Trong khi đó, Operating Profit lại phản ánh tỷ lệ nhận doanh thu cao khi đã trừ đi chi phí hoạt động.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có lợi nhuận gộp là 50 triệu và chi phí hoạt động là 30 triệu. Khi đó, Operating Profit sẽ là 50 – 30 = 20 triệu. Tỷ số lợi nhuận hoạt động là 20%.
Lợi nhuận ròng (Net Profit)
Net Profit còn được biết đến là lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ tổng doanh số cho tất cả chi phí (thuế và lãi). Khi nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ đặc biệt chú ý đến con số này. Công thức tính lợi nhuận ròng là:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế và Lãi (Taxes & Interest)
Ví dụ: Nếu công ty A có lãi là 10 triệu và thuế là 5 triệu, lợi nhuận ròng sẽ được được tính là 20 – 10 – 5 = 5 triệu. Tỷ suất net Profit sẽ là 5% (5 triệu/100 triệu).
Làm thế nào để tăng lợi nhuận hiệu quả?
Profit đại diện cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, làm thế nào để tăng lợi nhuận luôn là bài toán đau đầu với nhiều nhà lãnh đạo. Bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau để đẩy mạnh Profit của công ty nhé.
- Thông thường, doanh nghiệp sẽ tìm cách làm tăng Net Profit để đẩy mạnh doanh thu. Điều này có thể làm bằng việc tăng giá bán của sản phẩm, tăng số lượng hàng bán hoặc thu hút thêm người tiêu dùng mới.
- Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng chọn cách cắt giảm đi một phần chi phí đầu tư cho sản phẩm hoặc các khoản phí bên ngoài như Marketing.
- Những sản phẩm không còn được đón nhận trên thị trường hoặc có chất lượng kém sẽ bị loại bỏ.
- Doanh nghiệp có thể chọn cách giảm số lượng hàng hóa tồn kho để cải thiện các khoản phí. Đây cũng là cách tối ưu chi phí cho những công ty đang phải thuê kho bên ngoài.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Profit là gì và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khi kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và tìm cách cải thiện Profit. Điều này giúp bạn có thêm chi phí để đầu tư vào các hạng mục khác cũng như chi trả cho nhân công. Hãy theo dõi TopOnSeek để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé.
Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành