Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược xây dựng quy trình quản trị thương hiệu
Xây dựng thương hiệu chưa bao giờ là việc dễ dàng nhưng để duy trì và phát triển nó lại càng khó khăn hơn. Để có thể nâng tầm thương hiệu, đòi hỏi bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện việc này một cách thật hiệu quả. Vậy bạn đã biết quản trị thương hiệu là gì? Trong bài viết này, TOS sẽ chia sẻ đến các bạn tất tần tận về khái niệm, phân loại, quy trình,…
Xem thêm:
- Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0
- Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả
Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu hay còn biết đến nhiều hơn với thuật ngữ tiếng Anh Brand Management. Đây là một khái niệm liên quan đến việc xây dựng chiến lược và đánh giá thương hiệu trên một số các khía cạnh như: định vị thương hiệu, nhận thức thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, phân khúc khách hàng mục tiêu,… Nói đơn giản, Brand Management chính là đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ có thể làm nổi bật chất lượng và duy trì hình ảnh tốt của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Các loại Quản trị thương hiệu
Có thể phân Brand Management thành hai loại đó là trực tiếp (hữu hình) và gián tiếp (vô hình).
- Brand Management trực tiếp bao gồm các khía cạnh hữu hình thương hiệu. Chẳng hạn như: sản phẩm, giá cả, bao bì, SKU,…
- Brand Management gián tiếp bao gồm các khía cạnh vô hình hơn như USP, định vị thương hiệu, lợi ích, giá trị, nhận thức khách hàng,…
Xem thêm:
- Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
- Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu
Xem thêm: Guideline Là Gì? Vai Trò Và Cấu Trúc Guideline Trong Marketing
Quy trình Quản trị thương hiệu
Bước 1: Xác định giá trị thương hiệu
Để có thể thực hiện được Brand Management, bước đầu tiên các bạn cần phải hiểu sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên 2 phương diện là định vị và giá trị thương hiệu mà nó có thể đem đến cho khách hàng. Đây chính là bước cơ sở đầu tiên để thực hiện Brand Management vì cách khách hàng cảm nhận về sản phẩm và dịch vụ là một phần quan trọng để phát triển thương hiệu.
Xem thêm: Brand Equity là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của tài sản thương hiệu
Bước 2: Lập kế hoạch để xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là bước tiếp theo để bạn có thể thực hiện Brand Management. Quá trình này bao gồm cả việc tạo ra các thành phẩm như giá cả, bao bì, hình ảnh hay dịch vụ khách hàng,… Đồng thời các kỹ thuật nhận diện thương hiệu như tiếp thị, xây dựng, quảng cáo,… cũng được thực hiện trong bước này. Thông thường, các công ty sẽ sử dụng truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) như Coca-Cola, Vinamilk,… để thực hiện quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Những chiến dịch marketing tích hợp của các công ty này quá nổi bật và đem lại hiệu quả khá cao.
Xem thêm:
Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing
Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online hiệu quả
Email Marketing là gì? Sự lựa chọn tiếp thị hợp lý
Bước 3: Đo lường hiệu suất thương hiệu
Tạo ra thương hiệu là điều quan trọng thế nhưng bạn cũng phải chú trọng vào việc đo lường hiệu quả hoạt động của nó so với các đối thủ cạnh tranh và các khía cạnh thị trường khác. Cụ thể trong bước này bạn cần phải xác định được các thông số như thu hồi thương hiệu, sở thích thương hiệu hay bộ nhận diện thương hiệu,…
Xem thêm: KPI là gì? Giải pháp đo lường hiệu suất tốt nhất dựa trên các mục tiêu kinh doanh chính
Bước 4: Tăng trưởng và bền vững
Bước cuối cùng trong quy trình Brand Management đó chính là thực hiện cải thiện hoạt động của thương hiệu. Điều này đảm bảo cho sự phát triển và bền vững của thương hiệu. Bạn hãy nên nhớ rằng giá trị thương hiệu chính là thước đo chính xác nhất của một sản phẩm và dịch vụ.
Xem thêm:
- Growth Hacking là gì? Những bước đơn giản để áp dụng hiệu quả
- Inbound Marketing là gì? 8 cách tăng trưởng hiệu quả
- Content – Cách xây dựng nội dung SEO bền vững
Vai trò của Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu là khái niệm được các nhà tiếp thị áp dụng nhằm mục đích tạo ra sợi dây liên kết giữa khách hàng sản phẩm. Thông qua hành động Brand Management hình ảnh của thương hiệu sẽ được tạo ra trong nhận thức của người tiêu dùng, trở thành nền tảng thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành. Cùng với đó, quản trị thương hiệu còn giúp cho các công ty có thể đánh giá một cách tốt hơn các hoạt động của thương hiệu từ đó đưa ra đường lối cải thiện, thay đổi phát triển.
Xem thêm: 14 cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả trong Marketing
Chiến lược xây dựng quy trình quản trị thương hiệu
Để có thể xây dựng được chiến lược quản trị thương hiệu, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn muốn hướng đến. Trong đó, bạn cần phải xác định được trong danh sách khách hàng của mình, ai là người thật sự có nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
- Bước 2: Xác định lợi thế cạnh tranh: Bước tiếp theo để có thể xây dựng được chiến lược đó chính là bạn cần thực hiện phân tích những ưu và nhược điểm của đối thủ. Đồng thời, cần xác định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
- Bước 3: Nhận định cơ hội phát triển: Nhận định cơ hội phát triển sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn dễ dàng xác định được đường lối đúng đắn và phù hợp nhất.
- Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi: thực hiện điều này để định dướng hành vi của từng thành viên hoạt động trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.
- Bước 5: Định vị thương hiệu: đây chính là bước quan trọng để khách hàng có thể nhanh chóng liên tưởng đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả
Quản trị thương hiệu và Marketing có phải là 1 không?
Quản trị thương hiệu và marketing có những sự tương đồng và thường đi chung với nhau để tạo ra sự hiệu quả nên nhiều bạn lầm tưởng hai khái niệm này là một. Tuy nhiên đây là ý nghĩ sai lầm và bạn nên chú ý phân biệt thật rõ ràng.
Marketing là việc tập trung vào các hoạt động nhằm quảng bá và phủ sóng rộng rãi về thương hiệu. Hoạt động này thường đi đôi với các chương trình khuyến mãi hay phân phối sản phẩm dịch vụ. Còn quản trị thương hiệu bao quát rộng hơn và bao gồm cả hoạt động marketing. Nhìn chung thì marketing sẽ hỗ trợ bán hàng và đồng thời hỗ trợ các hoạt động quản trị thương hiệu được hiệu quả hơn.
Giải đáp các câu hỏi về ngành Quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu đang là một ngành khá hot và dành được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Cùng Toponseek tìm hiểu về ngành học này nhé!
Quản trị thương hiệu là ngành học như thế nào?
Quản trị thương hiệu là ngành học đào tạo ra người thực hiện đưa ra những chiến lược, định hướng đi đúng đắn cho thương hiệu của công ty mình. Đồng thời còn phải tạo được sự đồng nhất trong thương hiệu và tạo được thiện cảm luôn hiện hữu trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm: 25+ Mẫu & Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ấn Tượng, Hay Nhất [2023]
Cơ hội của sinh viên học Quản trị thương hiệu sau khi ra trường
Khác với ngày xưa, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc tạo ra doanh số trực tiếp thì trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu. Chính vì thế cơ hội việc làm cho các bạn theo học ngành này trong tương lai rất khả quan vì nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này đang rất cao.
Xem thêm: Top việc làm thêm cho sinh viên chất lượng
Trường nào đào tạo ngành Quản trị thương hiệu?
Đa phần hiện nay chưa có nhiều trường đại học đưa ngành Quản trị thương hiệu vào để đào tạo chính quy. Thế nhưng không phải là không có, các bạn nếu quan tâm đến ngành học này có thể tham khảo một số trường top đầu như:
- Đại học Thương Mại
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội
Tùy vào phương pháp giảng dạy của từng trường mà chương trình đào tạo ngành Quản trị có thể khác nhau đôi chút. Tuy vậy nhưng có những kiến thức căn bản, chuyên môn mà các cử nhân học ngành này chắc chắn được đào tạo để thực hiện được quản trị thương hiệu đó là:
- Marketing căn bản;
- Hành vi khách hàng;
- Quan hệ với khách hàng;
- Chiến lược thương hiệu;
- Quản trị thương hiệu;
- Định giá và chuyển nhượng thương hiệu;
- Truyền thông marketing;
- Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế.
Trên bài viết, Toponseek đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về quản trị thương hiệu và trả lời các câu hỏi liên quan đến ngành này. Các bạn đừng quên truy cập Toponseek thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Tags: Nhượng quyền thương hiệu là gì; Quản trị website là gì; Brand Awareness là gì; Sponsor là gì?, Brand guideline là gì;
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành