Remarketing là gì? 4 bước Remarketing Facebook hiệu quả
Remarketing còn gọi là Tiếp thị lại, đây là hình thức cung cấp thông tin sản phẩm mà trước đây khách hàng đã thêm vào giỏ hàng nhưng chưa kịp thanh toán. Vậy Remarketing là gì? Với doanh nghiệp, hình thức này có vai trò như thế nào? Các bước để Remarketing trên Facebook hiệu quả. Cùng TopOnSeek tìm hiểu hơn về hình thức này nhé.
Xem thêm:
- Khung giờ đăng bài Facebook siêu hiệu quả đạt được nhiều tương tác
- Cách thêm quản trị viên cho Page Facebook đơn giản 2024
Remarketing là gì?
Remarketing (hay còn gọi là Tiếp thị lại) là hình thức gửi lại thông tin về sản phẩm mà khách hàng từng tương tác nhưng đột ngột hủy bỏ hay quên chưa thanh toán sản phẩm. Kiểu quảng cáo bám đuổi này thường xuyên sử dụng trong các chiến dịch Marketing trực tuyến (Internet Marketing).
Tiếp thị lại có thể được sử dụng để quảng cáo những ưu đãi, khuyến mãi của sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, khách hàng được tiếp thị trước đó nhằm tỷ lệ chuyển đổi cao hơn với chi phí quảng cáo thấp hơn. Remarketing được sử dụng trong chiến lược tăng doanh số bán hàng (up-sell) hay bán chéo hàng hóa (cross-sell).
Ví dụ: Ở các trang Thương mại điện tử, Tiếp thị lại có thể sử dùng để làm giảm tỷ lệ từ bỏ mua hàng thông qua việc hiển thị lại các sản phẩm mà khách hàng rời khỏi trang web nhưng chưa mua hàng.
Xem thêm:
- Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Remarketing có tác dụng thế nào đối với doanh nghiệp
Nhiệm vụ của Remarketing là giúp khách hàng luôn nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, tức tăng tỷ lệ xuất hiện của sản phẩm trong tâm trí của họ. Ngoài ra, Remarketing còn giúp khách hàng truy cập vào sâu trong kênh tiếp thị, từ đó, tăng khả năng chuyển đổi và mua hàng. Tiếp thị lại đẩy nhanh nội dung, quảng cáo có liên quan đến khách truy cập dựa trên nhu cầu, sở thích của họ.
Xem thêm: Display Ads Là Gì? Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt Đầu
Khác biệt giữa Retargeting và Remarketing là gì?
Nhiều người vẫn nghĩ “Remarketing” và “Retargeting” có thể thay thế cho nhau. Nhưng thực tế, hai hình thức này có vai trò khác nhau.
Retargeting và Remarketing đều là hình thức quảng cáo lại sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đã truy cập nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Nhưng, Remarketing chủ yếu quảng cáo đến khách hàng tiềm năng dựa trên tài khoản email, trong khi đó, Retargeting lại chủ yếu trên cookies.
Tiếp thị lại hoạt động bằng hình thức thu thập thông tin khách hàng và tạo danh sách, sau này được sử dụng để gửi quảng cáo bán hàng. Retargeting (nhắm chọn lại) sử dụng để tiếp cận lại khách hàng quan tâm đến sản phẩm thông qua quảng cáo trả tiền (Paid Ads).
Hai hình thức tiếp thị này đều cần thiết và hữu ích vì chúng đều hướng đến những khách hàng tiềm năng của thương hiệu, và ưa chuộng hơn cả bởi có ROI (Return On Investment). Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết ROI là gì.
Remarketing bao gồm các hình thức gì?
Để thu hút khách hàng quay trở lại trang web của mình cần có những hình thức Tiếp thị lại hợp lý, thu hút được khách hàng. Sau đây là những hình thức Remarketing phổ biến nhất:
- Quảng cáo hiển thị cho những người đã truy cập trang web của bạn
Đây là hình thức Remarketing phổ biến nhất, hiển thị lại quảng cáo cho những người đã truy cập trang web trước đây. Bạn có thể thiết lập quảng cáo này trên những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter,… Hoặc những người thiết lập tiếp thị ở Google Ads thì tiếp thị lại sẽ xuất hiện trên toàn bộ mạng lưới hiển thị của Google.
- Tiếp thị lại qua Email
Tiếp thị lại qua Email là hình thức tiếp thị lại qua danh sách các tài khoản Email quan tâm về quảng cáo trước đây của doanh nghiệp. Hình thức Remarketing này chỉ cho phép nhắm mục tiêu tới những người nằm trong danh sách email. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Email Marketing là gì của TopOnSeek nhé!
Xem thêm: Marketing Automation là gì? Cách sử dụng tiếp thị tự động hóa
- Quảng cáo tìm kiếm danh sách tiếp thị lại
Ngoài việc quảng cáo cho những người truy cập trang web của bạn, bạn có thể tiếp thị lại tới những khách hàng đã tìm kiếm trên web của bạn với những cụm từ nhất định. Từ đó, bạn có thể xác định được những khách hàng tiềm năng nhất với mức độ chính xác cao.
- Nhắm mục tiêu lại thông qua quảng cáo
Hình thức này nhắm tới những khách hàng tìm kiếm cụm từ và truy cập những sản phẩm khác tương tự với doanh nghiệp của bạn nhưng chưa truy cập vào trang web của bạn.
- Tiếp thị lại thông qua video
Remarketing thông qua video là tái hiển thị những video mà người xem đã truy cập hay tìm kiếm thông qua quảng cáo mà họ duyệt khi qua các trang web khác trên mạng hiển thị của Google. Đây là phương thức Video Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Xem thêm: Google Remarketing là gì? Những ưu thế mà nó mang lại
4 bước Remarketing đơn giản trên Facebook
- Bước 1: Truy cập vào trang quản lý Ads Facebook (Ads Manager).
Bạn có thể truy cập vào Ads Manager như sau:
Chọn Create Ads ở phần Menu phía trên cùng của giao diện trang chủ, hoặc chọn phần Ads Manager ở thanh công cụ bên trái màn hình. Tạo một pixel để thêm Facebook Pixel vào trang của mình nếu bạn lần đầu sử dụng Ads Manager (Facebook sẽ hướng dẫn cách thiết lập).
Xem thêm: Google Ads: Cách dùng để chạy chiến dịch Remarketing
- Bước 2: Thiết lập đối tượng người xem (Custom Audience).
Sau khi thiết lập xong Facebook Pixel, bạn cần thiết lập đối tượng người xem cho trang của mình. Truy cập vào phần Tất cả công cụ, thiết lập đối tượng người xem tùy vào nhu cầu của bạn ở mục Đối tượng.
Tại đây, bạn có thể xác định được đối tượng người xem dựa vào kiểu trang web mà bạn đang muốn hướng đến. Đây có thể là những trang mà bạn muốn trên web như trang sản phẩm, trang giải trí, landing page,… Trong quá trình lựa chọn đối tượng, bạn phải cân nhắc thật kỹ những mục tiêu của trang của bạn và những yêu cầu dành cho người xem.
Sau thi trang web được thiết lập, Custom Audience sẽ được tự động lưu, đồng thời lưu lại những người đã truy cập vào trang của bạn. Quá trình này mất từ 12 đến 24 tiếng sau khi hoàn thành.
- Bước 3: Tạo chiến dịch Campaign
Sau khi thiết lập đối tượng người xem, tạo chiến dịch của trang nào! Ngay tại giao diện Chiến dịch, chọn tạo để tạo chiến dịch Campaign cho trang của mình.
Sau khi tạo campaign, bạn sẽ được chuyển tới trang Ad Set, tại đây bạn có thể cài đặt, thay đổi những audiences (người xem), placements (vị trí) hay budget (ngân sách) tùy vào mục đích chiến dịch. Từ đây, bạn có thể thiết lập audiences mà bạn đã thiết lập ở bước 2
Tại giao diện Audiences, bạn có thể lựa chọn chi tiết về đối tượng xem như: giới tính, tuổi tác, quốc gia, ngôn ngữ, sở thích,… Dựa vào đặc điểm của khách hàng tiềm năng trước đây để rút ngắn thời gian thiết lập Audiences của bạn. Nên cân nhắc kỹ bước thiết lập audience để có thể gia tăng khách hàng tiềm năng cho trang của bạn.
- Bước 4: Tạo quảng cáo
Đây là bước cuối cùng, cũng là bước thú vị nhất! Tại bước 4, bạn có thể thay đổi những lựa chọn mà bạn đã thiết lập từ trước. Bên cạnh đó, với budget có sẵn của công ty, bạn nên tạo Ads đầu tiên đơn giản để rút ra được những kinh nghiệm. Từ đó phát triển ngân sách của công ty và cải thiện những bài quảng cáo tiếp theo.
Để tạo được một Ads được chú ý, bạn cần tập trung vào hình ảnh và nội dung. Hình ảnh yêu cầu phải sinh động, thú vị và thu hút được người xem. Nội dung câu từ cần trau chuốt, rõ ràng và diễn đạt được những thông điệp của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Để mang lại những Ads chất lượng, nên thử với nhiều kiểu hình ảnh, nội dung khác nhau để xác định Ads phù hợp với Audiences. Công nghệ hiện đại đang dần tiếp quản việc tiếp thị trực tuyến, để có thể phát triển doanh thu và khách hàng cho doanh nghiệp thì việc sử dụng hình thức Remarketing vô cùng cần thiết.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Remarketing là gì mà TopOnSeek muốn mang đến cho bạn. Chúc bạn sẽ có những bài remarketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành