ROAS là gì? Cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing
ROAS là gì có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều Marketer khi thực hiện quảng cáo. Đây là chỉ số giúp bạn đo lường được tính hiệu quả của chiến dịch thông qua tỷ lệ hoàn vốn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại ngân sách và tối ưu hóa doanh thu. Ngoài ra, ROAS cũng là thước đo giúp đội ngũ Marketing xây dựng chiến lược hoàn hảo. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu về khái niệm này qua bài viết bên dưới nhé.
ROAS là gì?
ROAS là tên viết tắt của cụm từ Return on Ad Spend. Khái niệm này được hiểu là tỷ lệ doanh thu bạn kiếm được trên số tiền bạn đã bỏ ra cho quảng cáo.
Bởi vì các thước đo như Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi) hay Click-through rate (Tỷ lệ nhấp chuột) không thể cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về hiệu quả đầu tư quảng cáo. Do đó, sự ra đời của ROAS sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc tính toán về tài chính khi thực hiện chiến dịch.
Xem thêm: CR là gì? Ý nghĩa của chỉ số CR trong Marketing Online
Ý nghĩa của ROAS đối với thương hiệu
Ý nghĩa của ROAS là gì? Khi hiểu rõ được lợi ích mà thang đo này mang lại, doanh nghiệp có thể áp dụng ROAS vào kế hoạch Marketing để tối ưu lợi nhuận và doanh thu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của chỉ số này nhé.
Điều chỉnh ngân sách hợp lý
Dựa vào việc phân tích ROAS, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về kế hoạch chi tiêu cho việc quảng cáo. Nhờ đó, bạn có thể điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp với nguồn tài chính hiện tại. Bên cạnh đó, ROAS cũng hỗ trợ nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho trang web.
Tối ưu doanh thu cho doanh nghiệp
Chỉ số ROAS đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ biết đâu là sách lược phù hợp nhất để thu hút nhiều sự chú ý và đảm bảo doanh thu cao.
Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Điểm nổi bật của ROAS là giúp doanh nghiệp đầu tư ít nhưng lại thu về hiệu quả đáng kinh ngạc. Nếu bạn phải bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc quảng cáo mà vẫn không thể hoàn vốn thì chiến dịch được xem là thất bại. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã tính toán chỉ số ROAS và phân tích cặn kẽ hơn để đưa ra chiến lược hợp lý.
Ví dụ: Một công ty cung cấp các phần mềm nhận doanh thu là 75% và có thể cao hơn vào những ngày cuối tuần. Trong trường hợp này, bạn nên xây dựng lại chiến lược Marketing dựa trên ROAS bằng cách chi gấp đôi hoặc cắt giảm quảng cáo dựa theo tình hình.
Chỉ số ROAS bao nhiêu là tốt?
Có lẽ nhiều Marketer sẽ thắc mắc chỉ số ROAS bao nhiêu được xem là tốt. Yếu tố này cần phải xét từ nhiều phía như mục tiêu (Target), lĩnh vực và công cụ truyền thông. Cụ thể, doanh thu và ngân sách của công ty sẽ ảnh hưởng đến chỉ số ROAS.
Tuy không có mẫu số chung rõ ràng, chỉ số ROAS được xem là tốt khi có tỷ lệ 4:1. Với những công ty start up hoặc nhỏ, chỉ số này có thể dao động từ 3:2 đến 2:1. Tuy nhiên, các thương hiệu kinh doanh trực tuyến sẽ có ROAS cao hơn.
Nhiều doanh nghiệp lớn sẽ yêu cầu ROAS là 10:1 hoặc cao hơn. Trong khi đó, các công ty nhỏ chỉ cần tỉ lệ 4:1 là đã có thể đạt lợi nhuận cao và phát triển. Trường hợp doanh thu nhận được quá thấp so với chi phí bỏ ra, bạn hãy cân nhắc xây dựng lại chiến lược Marketing hợp lý.
Xem thêm: ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong marketing 2023
Cách tính ROAS trong Marketing
Để tính ROAS, doanh nghiệp chỉ cần áp dụng công thức sau:
Tỷ số ROAS = Tổng số doanh thu từ chiến dịch quảng cáo/Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho cho chiến dịch chạy quảng cáo
Ví dụ: Một doanh nghiệp chi trả 300 triệu cho việc quảng cáo thông qua Facebook và thu về được 900 triệu. Từ đó, bạn có thể suy ra tỉ lệ ROAS là 3:1 (900/300). Chỉ số này được hiểu là doanh nghiệp đầu tư 3 đồng và thu về 1 đồng từ chiến dịch.
Xem thêm: Cập nhật 15 chỉ số KPI marketing quan trọng cho marketer
Cách tối ưu chỉ số ROAS hiệu quả
Cách tối ưu chỉ số ROAS là gì? Để có tỉ lệ hoàn vốn tốt, bạn cần biết cách xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay những bí quyết tối ưu ROAS sau đây nhé.
Tối ưu nội dung quảng cáo
Quảng cáo hấp dẫn là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người xem. Do đó, bạn cần tối ưu hóa nội dung và thông điệp cho chiến dịch của mình. Nếu tỉ số ROAS không cao, điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra lại tính hiệu quả của quảng cáo.
Để tối ưu hóa nội dung quảng cáo, bạn hãy đề cao tính trung thực và giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ Marketing cũng nên tạo sự độc đáo và khơi gợi sự tò mò của người xem khi xây dựng content.
Tối ưu từ khóa
Thông qua những từ khóa mà người dùng truy vấn, Google sẽ chọn lọc và đề xuất kết quả. Do đó, bạn cần tối ưu keyword ngắn gọn và rõ ràng để công cụ tìm kiếm dễ dàng phân tích. Đặc biệt, từ khóa phải với gần đúng với nhu cầu của người dùng để tránh việc CPA và CPC tăng lên nhưng vẫn không đem đến hiệu quả chuyển đổi.
Tối ưu Landing Page
Để khách hàng bị thu hút và quyết định mua sản phẩm, bạn cần xây dựng Landing Page hiệu quả. Cụ thể, bạn phải đảm bảo trang đích đủ hấp dẫn và có các tính năng dễ thao tác. Điều này giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện và sẵn sàng tìm hiểu kỹ hơn để mua sản phẩm. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng nên tạo nhiều trang đích khác nhau để quảng cáo cho từng phân khúc khách hàng.
Xem thêm: 9 bước tối ưu landing page với khách hàng tiềm năng
Tối ưu Mobile Friendly và Page Speed
Hiện nay, mỗi khách hàng đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại di động. Do đó, nhu cầu lướt web trên thiết bị này sẽ ngày càng tăng. Điều doanh nghiệp cần làm là tối ưu trang đích thân thiện với mobile (mobile friendly). Nhờ đó, khách hàng sẽ cảm thấy thuận tiện và dễ dàng thao tác. Đặc biệt, các danh mục phải được sắp xếp khoa học và phù hợp trên giao diện điện thoại.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh tốc độ tải trang để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của khách hàng. Theo một vài thống kê, việc load trang chậm 3s cũng sẽ khiến bạn mất đi tỉ lệ chuyển đổi người dùng rất lớn. Chính vì thế, bạn hãy tối ưu hình ảnh, điều chỉnh code và dung lượng của website để trang chạy mượt hơn nhé.
Xem thêm: Cập nhật 15 chỉ số KPI marketing quan trọng cho marketer
Sự khác biệt giữa chỉ số ROAS và ROI
Hiện nay, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa ROAS và ROI. Tuy nhiên, hai chỉ số này hoàn toàn có khái niệm khác nhau. ROI (Return on Investment) được hiểu là tỉ lệ giữa lợi nhuận thu được và chi phí đầu tư. Thông qua ROI, doanh nghiệp sẽ tính được tỷ suất hoàn vốn bằng cách lấy lợi nhuận trừ cho các khoản phải chi.
Ngoài ra, ROI cũng được sử dụng cho những chiến dịch ngắn hạn thay vì dài hạn. Khi thực hiện Marketing, bạn phải chú trọng đến chỉ số này vì lợi nhuận luôn là yếu tố mà các doanh nghiệp cần nhắc khi kinh doanh.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu ROAS là gì và những lợi ích mà chỉ số này mang lại. Để có một chiến dịch Marketing hiệu quả, bạn cần dựa vào ROAS để điều chỉnh chi phí và xây dựng phương án thực hiện tốt. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ thu về nhiều lợi nhuận và phát triển dài hạn. Hãy liên hệ TopOnSeek nếu bạn vẫn còn thắc mắc về khái niệm này nhé.
Xem thêm:
- ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong marketing 2023
- Performance Marketing là gì? Ví dụ về Performance Marketing
- Amazon SEO: Hướng dẫn toàn tập từ A đến Z
- Audience Insights Là Gì? Cách dùng Facebook Audience Insights hiệu quả cho người mới 2023
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành