star star star star star

Nghề SEO là gì? Làm SEO như thế nào hiệu quả nhất hiện nay

dịch vụ SEO digital marketing SEO SEO là gì SEO tổng thể seo từ khóa
avt
Hiền Trần
16 tháng 5, 2023  

SEO là thuật ngữ phổ biến trong ngành Marketing hiện nay. Vậy bạn đã từng nghe qua về SEO nhưng không biết SEO là gì? Làm SEO như thế nào? Những kỹ năng nào cần có? Người mới làm SEO sẽ cần biết làm SEO như thế nào đúng và hiệu quả nhất. Bài viết này, TOS sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên cho bạn.

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO như thế nào hiệu quả?
Nghề SEO là làm gì? Làm SEO như thế nào hiệu quả? (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

1. SEO là gì? Nghề SEO là gì?

1.1. SEO là gì?

SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization, dịch sang tiếng Việt là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO giúp cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo. Mục tiêu của SEO là làm cho trang web xuất hiện ở vị trí cao nhất có thể trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, từ đó thu hút lượng truy cập chất lượng và tăng khả năng chuyển đổi. Vậy làm SEO như thế nào?

Xem thêm: Top 20 công cụ tìm kiếm tốt nhất phổ biến năm 2024

SEO là gì
SEO là gì (Nguồn: TOS)

1.2. SEO là làm gì? Làm SEO như thế nào?

Trong thời đại công nghệ số, khi các phương tiện truyền thông và Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ, nghề SEO đã và đang dần trở nên phổ biến hơn. Vậy, một SEOer cần làm những công việc gì?

  • Lập kế hoạch SEO: Điều kiện đầu tiên đối với một SEOer đó là lập kế hoạch cho toàn dự án, nhằm mục đích cho cấp trên thấy được tỷ lệ cũng như khả năng thành công của dự án. 

  • Nghiên cứu từ khóa: Nghiên cứu từ khóa, cũng như nghiên cứu thị trường để nắm được những xu hướng người dùng đang tìm kiếm điều gì, từ đó xây dựng chiến lược SEO hiệu quả. 

  • Thiết lập cấu trúc Website chuẩn SEO: Cấu trúc Website là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lượng traffic bởi nếu cấu trúc website của bạn chuẩn SEO, Google sẽ có xu hướng thích hơn và sẽ đọc hiệu quả hơn. 

  • Xây dựng Content chuẩn SEO: Một content chuẩn SEO là content đáp ứng được các tiêu chí đánh giá. Sau khâu viết nội dung, khâu QC bài viết đáp ứng các yêu cầu về SEO Content cũng vô cùng quan trọng. 

  • Phân tích và tối ưu các yếu tố Onpage: Đây là công việc mà có lẽ SEOer nào cũng cần làm. Tối ưu onpage bao gồm một số mục như: Meta title, meta description, headings, hình ảnh,… 

  • Triển khai Offpage: Sau các yếu tố Onpage, thì các yếu tố như xây dựng backlink và internal link cũng vô cùng quan trọng. Nếu có thể cân bằng và kiểm soát tốt 2 yếu tố này, sẽ giúp tăng độ uy tín và tính chuyên gia cho website của bạn. 

  • Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX/ UI): Người làm SEO phải đặt vị trí của mình vào khách hàng để có thể hiểu được và tối ưu website của mình cho phù hợp. 

  • Tương tác với khách hàng: Hãy tạo ra những nội dung đánh đúng được vào tâm lý cũng như mong muốn của khách hàng để nhận được sự phản hồi tích cực nhất từ khách hàng. 

  • Chia sẻ thông tin trên các trang social media: Đây là một cách để bạn cho nhiều người biết đến trang web của mình. 

  • Phân tích và nghiên cứu đối thủ: Một trong những cách SEO hiệu quả đó là nghiên cứu đối thủ xem họ đang có gì và đang làm gì bởi vì biết người biết ta trăm trận trăm thắng. 

  • Đo lường hiệu quả: Thông qua các con số trên các công cụ như Google Analytics hoặc Google Search Console, bạn có thể phân tích được hiệu quả của chiến lược đang thực hiện. 

  • Lập báo cáo và so sánh với plan đã đặt ra: Báo cáo giúp bạn nắm được liệu dự án có đạt những mục tiêu đặt ra ban đầu hay không, dự án đang đi đến những bước nào rồi, có gặp khó khăn gì hay không?
Làm SEO như thế nào? Những công việc của SEO là gì?
Làm SEO như thế nào? Những công việc của SEO là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

1.3. Phân biệt SEO và SEM

SEO (Search Engine Optimization) trước đây là một phần của SEM (Search Engine Marketing) bao gồm các chiến lược tối ưu hóa cả tìm kiếm có trả phí và không trả phí.

Tuy nhiên, hiện nay, thuật ngữ SEM thường được sử dụng dành riêng cho việc tối ưu hóa tìm kiếm có trả phí. Theo Search Engine Land, SEM là “quá trình tăng lượng truy cập vào website bằng cách mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm.” Ngược lại, SEO được định nghĩa là quá trình tăng lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên hoặc miễn phí.

Tóm lại, SEO kiếm được lưu lượng truy cập miễn phí và tự nhiên từ Google và các công cụ tìm kiếm khác. Còn SEM là hoạt động phải trả phí để tăng lượng truy cập vào website.

SEO khác gì với SEM
SEO khác gì với SEM (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

2. Tầm quan trọng của SEO hiện nay

Bill Gates từng nói: “Nếu bạn không kinh doanh trên Internet, hãy dừng lại”. Hiện nay, Internet đã trở thành nền tảng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, và đây cũng là nơi mà SEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến lược Marketing. Thực tế số liệu cho thấy sự quan trọng của SEO như sau:

  • Trong tổng số 52 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, khoảng 35 triệu người sử dụng Internet để tìm kiếm và mua hàng trực tuyến. Tối ưu hóa SEO sẽ tăng cơ hội tiếp cận đến một lượng khách hàng tiềm năng lớn này.

  • Gần như tất cả các thương hiệu thành công và đã khẳng định trên thị trường hiện nay đều có sự đóng góp từ SEO. Đồng thời, SEO giúp giảm đáng kể tới 90% chi phí tiếp thị, là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn xây dựng và củng cố thương hiệu mà vẫn đảm bảo ngân sách hạn chế.

Tăng lượng truy cập website: Một trong những lợi ích lớn nhất của SEO là tăng lượng truy cập tự nhiên (organic traffic). Khi website của bạn xuất hiện ở vị trí cao trên SERP, nhiều người dùng sẽ nhấp vào và truy cập vào trang web của bạn.

Nâng cao thương hiệu: SEO giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu. Khi website của bạn xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, người dùng sẽ dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn hơn.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo: So với các hình thức quảng cáo trả phí như Google Ads, Facebook Ads, SEO là một cách tiếp cận dài hạn và bền vững, giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo mà vẫn đem lại lượng truy cập ổn định.

Tăng tỉ lệ chuyển đối: Khách hàng tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm thường có nhu cầu cụ thể. Nếu website của bạn đáp ứng đúng nhu cầu của họ, tỉ lệ chuyển đổi từ truy cập thành khách hàng sẽ cao hơn.

Xem thêm: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và cách Google hoạt động

Tầm quan trọng của SEO hiện nay
Tầm quan trọng của SEO hiện nay (Nguồn: TOS)

3. Mục đích học nghề SEO để làm gì?

Học nghề SEO không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển kỹ năng cá nhân, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh riêng, đón đầu xu thế công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Đối với sinh viên:  Là sinh viên, bạn có thể tìm hiểu về SEO để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Nó sẽ giúp bạn tăng cơ hội tìm kiếm được một công việc tốt ngay sau khi ra trường.

Đối với nhân viên sale hoặc người kinh doanh: Nếu bạn là nhân viên sale hoặc có ý định kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online, việc học SEO sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể tận dụng các công cụ trên internet để hỗ trợ và phát triển việc kinh doanh của mình.

Đối với chủ doanh nghiệp: Là chủ doanh nghiệp, bạn có thể giảm chi phí marketing bằng cách tự quản lý đội ngũ nhân viên SEO của mình. SEO không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng cường hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Đối với những bạn muốn start up: SEO là nghề rất hot hiện nay, vì vậy khởi nghiệp một công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO là một ý tưởng kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia SEO, bạn có thể cung cấp dịch vụ SEO giá rẻ trọn gói cho các doanh nghiệp, giúp họ tối ưu hóa website và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm: Google Search Console là gì – 7 tính năng cần biết cho SEO

Học SEO để làm gì
Học SEO để làm gì (Nguồn: TOS)

4. Những kỹ năng cần có của một nhân viên SEO

Để trở thành một nhân viên SEO, bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt các chiến lược SEO hiệu quả. Dưới đây là một số kỹ năng cụ thể mà một nhân viên SEO cần có:

4.1. Nghiên cứu và phân tích

– Nghiên cứu từ khóa: Khả năng nghiên cứu và chọn lọc từ khóa phù hợp với sản phẩm/dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường.

– Phân tích thị trường và đối thủ: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” Dù bạn có giỏi đến đâu, vẫn luôn có đối thủ săn đón bạn. Vì thể bạn cần phải hiểu được đối thủ là ai, cách họ thực hiện chiến lược SEO như thế nào. Điều này giúp SEOer điều chỉnh chiến dịch hiệu quả hơn.

4.2. Tối ưu On-page SEO

– Tối ưu hóa nội dung: Điều chỉnh và tối ưu các yếu tố nội dung trên trang web như tiêu đề, mô tả meta, URL, và các thẻ heading..v.v.

– Cải thiện trải nghiệm người dùng: Đảm bảo nội dung hấp dẫn, dễ đọc và thân thiện với người dùng.

4.3. Tối ưu Off-page SEO

– Xây dựng liên kết: Phát triển chiến lược xây dựng liên kết chất lượng từ các trang web uy tín và có liên quan giúp tăng độ uy tín cho trang web của bạn. Các liên kết như: Báo chí, Forum, Social,…

– Quản lý danh sách liên kết: Theo dõi và quản lý các liên kết để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định của Google.

Xem thêm: Hướng dẫn SEO Web từ A-Z cho người mới bắt đầu 2024

Làm SEO On-page và Off-page như thế nào?
Ở những ngành nghề cạnh tranh thì tầm quan trọng của các yếu tố này là như nhau (Nguồn: Internet)

4.4. Viết content chuẩn SEO

Kỹ năng viết và sáng tạo nội dung rất cần thiết đối với một SEOer. Bạn sẽ 

tạo ra các bài viết, bài blog, và nội dung website phù hợp với chiến lược SEO và nhu cầu của người đọc.

Kỹ năng viết Content chuẩn SEO
Kỹ năng viết Content chuẩn SEO (Nguồn: Internet)

4.5. Sử dụng công cụ SEO

Làm SEO như thế nào? Một người làm SEO cần phải biết đến những công cụ hỗ trợ trong công việc như:

– Google Keyword Planner, SEMrush, Ahref,..: Nghiên cứu từ khóa

– Google Search Console: theo dõi kết quả, thực trạng của trang Website

– Google Analytics: theo dõi những chỉ số của Website: traffic, pageview, user,…

Và các công cụ bổ trợ khác,…

4.6. Hiểu thuật toán Google

Luôn cập nhật và hiểu rõ các thay đổi trong thuật toán của Google để điều chỉnh chiến lược SEO một cách linh hoạt và hiệu quả.

4.7. Lập kế hoạch SEO

– Xây dựng chiến lược SEO: Lên kế hoạch chi tiết và thực hiện các hoạt động SEO theo từng giai đoạn để đạt được các mục tiêu đề ra.

– Quản lý thời gian và nguồn lực: Phối hợp và quản lý thời gian, ngân sách và nguồn lực để đảm bảo hoàn thành kế hoạch một cách hiệu quả.

4.8. Đo lường hiệu quả

Đánh giá hiệu quả các chiến dịch SEO bằng cách đo lường các chỉ số như lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, thứ hạng từ khóa để điều chỉnh và cải thiện chiến lược.

Xem thêm: Hướng dẫn 28 cách SEO web WordPress hiệu quả cho người mới bắt đầu

Đánh giá, đo lường hiệu quả chiến lược SEO
Đánh giá, đo lường hiệu quả chiến lược SEO (Nguồn TOS)

4.9. Kỹ năng Excel – Google Sheet

– Phân tích dữ liệu: Sử dụng Excel để phân tích dữ liệu SEO như lưu lượng truy cập, chỉ số từ khóa, và hiệu quả các chiến dịch.

– Xử lý số liệu: Tính toán và xử lý số liệu để đánh giá và báo cáo hiệu quả SEO.

– Tạo biểu đồ và đồ thị: Biểu diễn dữ liệu SEO dưới dạng biểu đồ và đồ thị để dễ dàng hiểu và phân tích.

4.10. Các kỹ năng mềm bổ trợ

– Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác để thực hiện chiến lược SEO.

– Quản lý thời gian: Phối hợp và quản lý thời gian để đáp ứng các mục tiêu và kế hoạch SEO.

– Kỹ năng đàm phán: Đàm phán và xây dựng mối quan hệ với các đối tác liên quan đến việc xây dựng liên kết và chiến lược SEO…v.v

Kỹ năng mềm rất cần thiết cho công việc SEO
Kỹ năng mềm rất cần thiết cho công việc SEO (Nguồn Internet)

Xem thêm:

5. Cơ hội việc làm cho SEOer tại Việt Nam

Khi bạn đủ tự tin với trình độ chuyên môn của mình trong lĩnh vực SEO, bạn có thể  kỹ năng mới của mình cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. May mắn thay, cơ hội dành cho những người có kiến thức chuyên môn về SEO là rất lớn và sẽ tiếp tục phát triển.

Dưới đây là một vài trong số các cơ hội việc làm SEO sinh lợi nhất để xem xét:

5.1. Marketing công cụ tìm kiếm

Các Marketer công cụ tìm kiếm không chỉ thành thạo về SEO mà còn cả các hình thức quảng cáo, tạo khách hàng tiềm năng và tiếp thị tìm kiếm khác nhau. Những SEOer có hiểu biết toàn diện về cách tiếp thị trực tuyến bằng cách tạo quảng cáo và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm. Họ được các doanh nghiệp thuê để kết nối họ với khách hàng của họ và cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến.

5.2. Tư vấn Marketing

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các nhà tư vấn Marketing cần có hiểu biết kỹ lưỡng về SEO. Quá nhiều hoạt động xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến đến mức không thể đưa ra lời khuyên đầy đủ về hoạt động kinh doanh và nhận diện thương hiệu mà không tính đến cách hoạt động của sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp liên quan đến các yêu cầu tìm kiếm trực tuyến. 

Xem thêm: TOP 6 dịch vụ SEO Traffic, tăng Traffic User website thật, uy tín hàng đầu tại Việt Nam

5.3. Nhà phân tích Marketing

SEO hoạt động chặt chẽ với các con số và thuật toán và có yếu tố khoa học đối với nó. Vì lý do này, rất có thể tùy thuộc vào hiệu suất của các chiến thuật SEO để phân tích để có thể điều chỉnh và tối đa hóa hiệu quả của bất kỳ chiến lược SEO nhất định nào. Các nhà phân tích SEO chuyên theo dõi hiệu suất của nội dung SEO và lập nên chiến lược để điều chỉnh việc tối ưu hiệu quả có thể.

5.4. Quản lý SEO

Để làm việc trong lĩnh vực SEO, thường cần phải tuyển dụng toàn bộ nhóm chuyên gia về chủ đề này. Các nhà quản lý SEO tiến hành tập hợp các nhóm chuyên gia SEO có thể bao gồm các nhà thiết kế và phân tích web. Đồng thời có thể được các công ty hoặc cá nhân thuê để thực hiện một chiến lược SEO toàn diện nhằm tối ưu hóa lưu lượng truy cập trực tuyến và hiệu suất của công cụ tìm kiếm.

Xem thêm:

5.5. Chuyên gia SEO tự do

Như đã đề cập, tất cả các doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc áp dụng một chiến lược SEO tốt, do đó, cơ hội cho các chuyên gia trong lĩnh vực này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là một cách tuyệt vời để áp dụng kiến thức của bạn về lĩnh vực này đồng thời cho phép bạn làm việc năng động và linh động theo thời gian của riêng bạn.

Nghề nghiệp của SEO trong tương lai rất tiềm năng
SEO là nghề tiềm năng của tương lai (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Dịch vụ SEO chất lượng: Đạt Top lâu bền, ổn định nhất tại Việt Nam

6. Mức lương và thăng tiến của nghề SEO?

Mức lương khởi điểm: Đối với những người mới bắt đầu với nghề SEO, mức lương khởi điểm thường dao động từ 4 triệu đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương này phụ thuộc vào quy mô của công ty, lĩnh vực hoạt động và khu vực làm việc.

Mức chuyên viên SEO: Sau khi tích lũy được một vài năm kinh nghiệm và nắm vững các kỹ năng SEO cơ bản, mức lương của chuyên viên SEO có thể tăng lên từ 7 triệu đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Những người ở cấp độ này thường đã có khả năng tự quản lý các dự án SEO nhỏ và có kiến thức về các công cụ SEO nâng cao.

Mức lương SEO Manager, Leader: Đối với các vị trí cao cấp hơn như quản lý SEO, trưởng phòng SEO hoặc chuyên gia SEO, mức lương có thể dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Những người ở cấp độ này không chỉ có kinh nghiệm sâu rộng mà còn có khả năng lãnh đạo và xây dựng chiến lược SEO tổng thể cho doanh nghiệp.

Mức lương CEO SEO: Với các chuyên gia SEO hàng đầu hoặc những người làm việc tại các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, mức lương có thể vượt quá 50 triệu đồng mỗi tháng. Ở cấp độ này, các chuyên gia không chỉ có kiến thức chuyên sâu mà còn có khả năng tối ưu hóa SEO ở quy mô lớn, kết hợp các chiến lược marketing khác nhau.

Quy trình thăng tiến:

  • Chuyên Viên SEO (SEO Junior): Bắt đầu với các nhiệm vụ cơ bản như nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung và xây dựng liên kết. Nếu bạn đã có kinh nghiệm từ 3-4 năm, bạn có thể được xét lên bậc SEO Senior.
  • Quản Lý SEO (SEO Manager): Quản lý dự án, lập kế hoạch và thực hiện chiến lược SEO, theo dõi và báo cáo kết quả.
  • Trưởng Phòng SEO (Head of SEO): Lãnh đạo đội ngũ, xây dựng chiến lược SEO toàn diện, phối hợp với các bộ phận khác.
  • Chuyên Gia SEO (SEO Specialist): Làm tư vấn độc lập hoặc được thuê để giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Giám Đốc Marketing Kỹ Thuật Số (Digital Marketing Director): Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động marketing trực tuyến của doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch Vụ Entity SEO TOP Google Uy Tín, Chất Lượng Hàng Đầu Việt Nam

Mức lương và quy trình thăng tiến nghề SEO
Mức lương và quy trình thăng tiến nghề SEO (Nguồn: TOS)

7. Các loại hình SEO phổ biến hiện nay

SEO tổng thể: SEO tổng thể là quá trình tối ưu toàn bộ trang web của khách hàng dựa trên user intent (xu hướng người dùng), từ đó giúp Google hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà website đó đang hướng tới và tăng độ nhận diện thương hiệu hơn. Loại hình SEO này được thực hiện nhằm mục đích đưa những từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm thuộc lĩnh vực của doanh nghiệp lên TOP Google. 

  • SEO từ khóa: SEO từ khóa tập trung vào việc tối ưu các từ khóa ngắn để đưa từ khóa lên thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm của Google. 

  • SEO hình ảnh: SEO hình ảnh là tối ưu hình ảnh để đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google hình ảnh. 

  • SEO Social: Đây là cách sử dụng những kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, … để tối ưu SEO cho website. 

  • SEO Local: SEO Local là chỉ quá trình tối ưu hóa trang web bằng các từ khóa liên quan nhằm tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp của bạn tại một khu vực, địa phương cụ thể. 

  • SEO App: SEO app chính là việc SEO các các ứng dụng lên TOP Google để người dùng có thể tìm thấy & cài đặt ngay trên trang kết quả tìm kiếm.

  • SEO Youtube: kỹ thuật giúp video của bạn trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm của YouTube, nhằm đưa video lên top tìm kiếm. Tương tự như SEO website để đạt vị trí cao trên Google, SEO YouTube tối ưu video để dễ dàng tiếp cận khách hàng và mang lại giá trị tốt nhất từ Internet.
Có 6 loại hình SEO phổ biến (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

8. Làm SEO như thế nào? Quy trình SEO cơ bản

Tối ưu khả năng thu thập dữ liệu của Google

Bước quan trọng nhất đó chính là tối ưu được vào trang web giúp cho Googlebot dễ dàng thu thập được dữ liệu.

Một số tiêu chí để tối ưu quá trình thu thập dữ liệu như:

  • Server, máy chủ của nơi đặt hosting
  • File Robots.txt
  • HTTP
  • Thẻ Robot meta tags
  • Phần nội dung trên web code HTML

Với những tiêu chí trên, bạn nên cần sự trợ giúp từ các chuyên gia lập trình hoặc cần phải liên hệ trực tiếp tới người đã tạo website cho bạn. Chỉ một vài thao tác nhỏ nhưng có thể sẽ giúp cho website của bạn trở nên thân thiện hơn với google bot.

Những điều cần lưu ý khi tối ưu SEO Website
Những điều cần lưu ý khi tối ưu SEO Website (Nguồn: TOS)

Research từ khóa có thể tối ưu SEO

Đây được coi là một công cụ quan trọng nhất của chiến dịch SEO có ảnh hưởng tới ngân sách đầu tư của cả dự án và có thể tác động tới chiến lược SEO.

Công việc quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu từ khóa đó chính là cần phải tìm ra được bộ từ khóa cần phải tối ưu và xây dựng được chiến lược phù hợp. Nếu như không có chiến lược thì rất tốn thời gian và tài nguyên của doanh nghiệp mà không đem lại kết quả như mong muốn.

Tính tới thời điểm hiện tại thì việc nghiên cứu từ khóa, bạn cần lưu ý tới các công cụ tìm kiếm như:

  • Ý định tìm kiếm
  • Long-tail keyword
  • LSI keyword

Việc nghiên cứu và lựa chọn từ khóa SEO thực sự không hề dễ dàng, chính vì vậy hãy dành thời gian nghiêm túc để xây dựng bộ từ khóa để kéo traffic và tăng thứ hạng cho website của bạn.

Tìm được bộ từ khóa cần tối ưu cho chiến lược SEO
Tìm được bộ từ khóa cần tối ưu cho chiến lược SEO (Nguồn: Internet)

Tối ưu cấu trúc website

Việc tối ưu cấu trúc website chính là cách tổ chức cho trang web bao gồm nội dung và nhiều chủ đề được trình bày trên các bài đăng và trang page.

Các dạng liên quan tới cấu trúc của trang web như:

  • Chuyên mục của bài viết
  • Danh mục sản phẩm
  • Bài viết tin tức và độc lập
  • Bài viết sản phẩm

Viết Content chuẩn SEO

Việc viết content chuẩn SEO là một trong những bước khó nhất trong quá trình SEO. Vì nội dung cần phải chỉnh sửa và cập nhật mỗi ngày sao cho đúng với User intent của khách hàng.

Tối ưu nội dung On-page chuẩn SEO

Việc tối ưu Onpage là một công việc rất quan trọng trong quá trình SEO website. Công việc này được hiểu đơn giản là bạn tối ưu nội dung trên trang web của bạn, quyết định bởi các yếu tố tối ưu trên trang bao gồm các khía cạnh liên quan như như: nội dung và chất lượng nội dung trên trang web.

Tối ưu SEO Off-page

Tất cả những actions tối ưu bên ngoài website thì được gọi là off -page. Những công việc này sẽ bao gồm cả quá trình xây dựng link building hoặc tối ưu mạng xã hội, xây dựng hình ảnh thương hiệu. Những hoạt động liên quan tới off-page tốn rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm và xây dựng hệ thống nhằm tạo ra tín hiệu để quảng bá cho website của bạn. Người làm SEO vẫn luôn dành hầu hết thời gian thực hiện các chiến lược SEO off-page để cải thiện E-A-T cho website.

Trong trường hợp tài nguyên của bạn không đủ để SEO offpage bằng backlink thì nên tập trung vào mạng xã hội. Sức mạnh của của các trang mạng xã hội nếu được khai thác triệt để sẽ giúp cho website của bạn dễ dàng tăng rank hơn.

Tối ưu cấu trúc của Website chuẩn SEO
Tối ưu SEO On-page và Off-page cho Website (Nguồn: Internet)

Đo lường và phân tích hiệu quả của SEO

Sau một thời gian dài tối ưu thì website của bạn sẽ nhận được nhiều tín hiệu từ SEO onpage và offpage. Để phân tích được bạn có thể sử dụng các công cụ như GA (Google Analytics) và GSC (Google Search Console).

Google Analytics sẽ giúp bạn hiểu được hành vi của người dùng thông qua những dữ liệu quan trọng như:

  • Số lượng người truy cập
  • Nhân khẩu học của người dùng
  • Thời gian ở lại trên site
  • Số lượng trang của mỗi sessions

Google Search Console trước đây có tên gọi là Google Webmaster Tool, công cụ này sẽ giúp bạn phân tích được hiệu suất của trang web, phát hiện và khắc phục được các lỗi như trùng lặp title, meta description. Bên cạnh đó GSC giúp bạn biết được những nguồn liên kết đang trỏ về website của bạn cùng với một số yếu tố khác nữa.

Tối ưu SEO trên điện thoại

Theo các số liệu thống kê về việc sử dụng internet tại Việt Nam thì hiện tại đã có hơn 70 triệu người dùng sử dụng smartphone để truy cập internet. Chắc chắn bạn không thể không dành thời gian để tối ưu trang web của mình trở nên friendly với các thiết bị di động.

Bên cạnh đó Google hiện tại cũng ưu tiên lập chỉ mục trên các thiết bị di động đã trở thành những tiêu chí rất quan trọng.

Dưới đây là một số cách giúp tối ưu website trở nên thân thiện hơn với thiết bị di động:

  • Tạo giao diện trên website và máy tính và điện thoại riêng trên cùng một đường dẫn
  • Sử dụng 2 đường dẫn khác nhau dành riêng cho điện thoại và máy tính 
  • Sử dụng công nghệ Responsive

Công nghệ Responsive đa số được các webmaster lựa chọn để tối ưu trang web thân thiện hơn với mobile vì sự linh hoạt cũng như công nghệ thực sự tương thích với các thiết bị di động.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể quan tâm tới công nghệ AMP với tính năng tối ưu hiệu suất tổng thể của trang web. Và đây cũng chính là công nghệ được khuyến khích sử dụng vì nó tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi truy cập vào website.

Tối ưu SEO để gia tăng trải nghiệm của khách hàng
Tối ưu SEO để gia tăng trải nghiệm của khách hàng (Nguồn: Internet)

Tối ưu trải nghiệm của người dùng

Để tối ưu trải nghiệm người dùng bạn nên tập trung vào các yếu tố như:

  • Dwell time
  • Search intent
  • CTR
  • Bounce rate

Xem thêm:

9. Câu hỏi thường gặp

Làm SEO có khó không?
Làm SEO có khó không? (Nguồn: TOS)

  1. u003cstrongu003e9.1. Làm SEO có khó không?u003c/strongu003e

    Nghề SEO rất dễ học, bạn có thể bắt đầu bằng việc đăng ký các khóa học tại trung tâm. Tuy nhiên, cần biết rằng SEO không có quy chuẩn cụ thể hay tài liệu đầy đủ. Do đó, học SEO thì dễ, nhưng để làm SEO tốt mới thực sự khó. Bạn cần chăm chỉ tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm để trở nên thành thạo trong ngành này.

  2. u003cstrongu003e9.2. Mất bao lâu để thành thạo SEO?u003c/strongu003e

    Thời gian để thành thạo SEO ít nhất là 6 tháng liên tục và không ngừng nghỉ. Khoảng thời gian này giúp bạn đánh giá tác động của các thay đổi liên quan đến SEO trên một trang web. Khi hiểu rõ từng cột mốc thời gian, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp việc học SEO phù hợp với các dự án mà bạn sắp triển khai.

  3. u003cstrongu003e9.3. Lương nhân viên SEO bao nhiêu?u003c/strongu003e

    Mức lương cơ bản của nhân viên SEO sẽ dao động tùy vào kinh nghiệm và từng cấp bậc khác nhau:u003cbru003e- SEO Junior: Từ 5 – 10 triệu đồng /tháng u003cbru003e- SEO Senior: Từ 8 – 10 triệu đồng / tháng và 10 – 15 triệu đồng / tháng u003cbru003e- SEO Leader: Từ 15 – 30 triệu đồng / tháng.u003cbru003eĐây chỉ là mức lương tham khảo trên thị trường hiện nay. Mức lương có thể cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, dự án tham gia, và nhiều yếu tố khác.

Kết luận

Hi vọng, với những thông tin TopOnSeek đã cung cấp sẽ giúp bạn đã phần nào hiểu được làm nghề SEO là làm gì? Làm SEO như thế nào? Và vì sao doanh nghiệp của bạn nên đầu tư ngay từ hôm nay.

TOS – PREMIUM SEO PERFORMANCE AGENCY

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) – Global Award-winning Agency luôn tự hào là một trong những công ty mang lại giải pháp SEO tổng thể, toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành cùng với đội ngũ chuyên viên SEO dày dặn kinh nghiệm, TOS cam kết không chỉ cung cấp các dịch vụ như kiểm tra audit website, tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên bền vững mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi mang lại nguồn doanh thu ổn định cho khách hàng.

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) vinh hạnh khi được CLUTCH vinh danh với các danh hiệu:

  • Top 3 công ty SEO tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho Cơ Sở Giáo Dục tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO hàng đầu cho Công nghệ tài chính tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

QUÝ DOANH NGHIỆP VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ HỢP TÁC: 

Hotline: 028 7302 2558

Email: long.bui@toponseek.com

Báo giá: Liên hệ

Địa chỉ: 

  • HCM: Lầu 4 Tòa nhà Nguyên Giáp, 42/37 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM, Việt Nam. 
  • Đà Nẵng: Lầu 6 DanaBook, 76-78 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam.
Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thể,SEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO