Storytelling là gì? Công thức xây dựng Storytelling trong Marketing
Storytelling là nghệ thuật Marketing được nhiều công ty, nhãn hàng áp dụng trong các chiến dịch quảng cáo hiện nay. Đó là cách giúp các thương hiệu lớn như Biti’s Hunter, Coca Cola, Pepsi,… có thể chạm đến cảm xúc của người xem và thành công trong các đợt “ra quân” của mình. Vậy Storytelling là gì và công thức nào để xây dựng Storytelling hấp dẫn, cuốn hút? Bài viết dưới đây của TopOnSeek sẽ giải đáp từ A – Z cho bạn.
Xem thêm: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
Storytelling là gì?
Trước khi tìm hiểu công thức để xây dựng một Storytelling thành công, bạn cần hiểu rõ Storytelling là gì.
Storytelling có nghĩa là gì?
Storytelling là nghệ thuật kể chuyện thông qua từ ngữ, hình ảnh và video. Những tình huống, lời nói, hành động chân thực sẽ giúp khơi gợi ở khách hàng (người xem, người nghe, người đọc) sự tưởng tượng và đồng cảm về thông điệp mà người kể muốn truyền tải. Đây là phương pháp Marketing tuyệt vời, được nhiều Marketer sử dụng trong các chiến dịch truyền thông. Các Storytelling thành công sẽ tác động mạnh tới cảm xúc của khách hàng, từ đó truyền tải được thông điệp và dẫn dắt khách hàng một cách tự nhiên nhất đến mục tiêu của doanh nghiệp.
Xem thêm: Plan content: Hướng dẫn cách lập kế hoạch nội dung hiệu quả
Xem thêm: Content là gì? Cấu trúc bài viết và 15 chiến thuật content đột phá
Phân biệt Content Marketing và nghệ thuật Storytelling
Content Marketing là một lĩnh vực trong Marketing. Thông qua việc sản xuất nội dung (Content) bằng từ ngữ, hình ảnh, video,… Content Marketing giúp thương hiệu tiếp thị và phân phối nội dung có giá trị đến đúng khách hàng mục tiêu. Từ đó, người dùng nhận được lợi ích và muốn mua sản phẩm để thực sự trải nghiệm. Từ định nghĩa đó, bạn có thể phân biệt thuật ngữ Content Marketing và nghệ thuật Storytelling như sau:
Điểm giống nhau:
- Cả hai đều sử dụng nội dung và nghệ thuật ngôn từ để tiếp cận khách hàng.
- Mục đích tiếp cận khách hàng là khuyến khích, thúc đẩy họ thực hiện mua sắm (Customer Journey), từ đó mang lại lợi ích cho thương hiệu (quyết định mua sắm hoặc lan truyền thông tin về thương hiệu,…).
Điểm khác nhau:
- Nghệ thuật Storytelling kể chuyện theo một cách chỉn chu, đa dạng về nội dung và hình thức.
- Content Marketing là phạm trù rộng hơn, được doanh nghiệp sử dụng nhằm cung cấp thông tin và giao tiếp với khách hàng.
Xem thêm: Content Marketing Là Gì? UPDATE 5 Xu Hướng Marketing Mới Nhất
Tầm quan trọng của nghệ thuật Storytelling trong Marketing
Con người có xu hướng được kết nối với những câu chuyện có chủ đề liên quan, gần gũi với đời sống của họ cũng như dễ dàng đồng cảm với các nhân vật trong câu chuyện đó. Do đó, nghệ thuật Storytelling được gói gọn trong câu chuyện hấp dẫn được xem là một cách tiếp cận khách hàng thông minh và cực hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông. Tầm quan trọng của nghệ thuật Storytelling trong Marketing có thể kể đến như:
- Tạo cho khán giả trải nghiệm thực tế về sản phẩm: Người dùng đều muốn biết trải nghiệm của người khác trước khi trải nghiệm một sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách áp dụng nghệ thuật Storytelling, sản phẩm của bạn sẽ trở nên gần gũi hơn.
- Câu chuyện làm tăng lượt tương tác: Khách hàng sau khi nghe một câu chuyện truyền cảm hứng, một câu chuyện mà người ta thấy mình trong đó sẽ giúp họ nhận ra lý do họ cần sản phẩm của bạn, từ đó thúc đẩy mua hàng cũng như tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
- Giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: Kể một câu chuyện độc đáo theo lối riêng của mình sẽ là cách giúp bạn khác biệt so với đối thủ. Bằng sự đặc biệt và xuất chúng, Storytelling giúp thương hiệu quả bạn được in sâu trong tâm trí khách hàng. Sau khi nghe câu chuyện, khán giả sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn mà không phải bất kỳ đối thủ nào khác.
Xem thêm: 9 kỹ năng phát triển bản thân giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
5 loại Content Storytelling phổ biến hiện nay
Để phân loại một cách chuyên nghiệp và chính xác và chuyên nghiệp thì Content Storytelling được chia thành 4 loại. Cụ thể các loại như sau:
Digital Storytelling là gì?
Digital Storytelling là gì? Digital là nền tảng kỹ thuật số kết hợp với một hoặc nhiều phương tiện khác nhau để triển khai Storytelling. Ví dụ: website, podcast,… hay các trò chơi tương tác để hỗ trợ phát triển Digital Branding. Digital Storytelling được thể hiện qua hình ảnh, video, âm thanh,… mang nhiều lợi thế khi có khả năng thu hút khách hàng trên nhiều phương tiện truyền thông.
Xem thêm: Digital Marketing Là Gì? Digital Marketing Ra Trường Làm Gì? Kiến Thức Căn Bản
Visual Storytelling là gì?
Visual Storytelling là cách kể chuyện bằng hình ảnh, điển hình như phim, video, album nhiếp ảnh, motion graphic,… Bằng cách tác động đến con người qua thị giác, Storytelling trở nên gần gũi, chân thực và mang lại hiệu quả cao trong Marketing.
Data Storytelling là gì?
Data Storytelling là hình thức kể chuyện qua số liệu. Trên thực tế, những báo cáo về doanh thu, thành tựu, hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ là câu chuyện gây ấn tượng lớn với công chúng. Mặc dù những số liệu thường khô khan, song nếu biết vận dụng đúng cách thì loại Content Storytelling này sẽ thể hiện được triệt để ưu điểm của mình.
Brand Storytelling là gì?
Brand Storytelling là cách kể câu chuyện thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp khi vừa thành lập đều sẽ xây dựng câu chuyện thương hiệu cho riêng mình. Câu chuyện này có thể liên quan đến ý tưởng để thương hiệu ra đời, quá trình để cho ra mắt sản phẩm,… Tóm lại, Brand Storytelling phải làm cho khách hàng đồng cảm và hiểu về giá trị mà thương hiệu đem lại.
Transmedia Storytelling là gì?
Transmedia Storytelling có nghĩa là kể chuyện trên các nền tảng truyền thông tiếp biến. Theo đó, thông qua việc xây dựng nhân vật, mâu thuẫn, bối cảnh, tính căng thẳng,… cũng như việc thay đổi góc nhìn và góc tiếp cận sẽ giúp việc sáng tạo không chỉ dừng lại ở hạn mức “hay nhỉ” mà còn được ghi nhớ và đem lại trải nghiệm sản phẩm tốt đối với khán giả.
6 bước hình thành bài viết Storytelling hiệu quả
Sau khi nắm rõ Storytelling là gì, TopOnSeek sẽ gợi ý cho bạn các bước để hình thành bài viết Storytelling hiệu quả.
Lựa chọn cốt truyện phù hợp
Cốt truyện là những sự kiện, biến cố, hành động thể hiện mối quan hệ giữa các tính cách nhân vật trong một hoàn cảnh cụ thể nhằm thể hiện chủ đề chính của tác phẩm. Vậy, bạn muốn chủ đề của mình thể hiện điều gì?
Đó có thể là dạng cốt truyện Storytelling kể về nhân vật chính thất bại đến thành công (before – after); dạng chuyện kể về sự dũng cảm vượt qua giới hạn của bản thân; dạng chuyện về nhân vật đầy hoài bão và hành trình theo đuổi ước mơ; dạng chuyện kể về kỉ niệm của bản thân hoặc một trải nghiệm ấn tượng nào đó.
Xác định nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân tố không thể thiếu để xây dựng một câu chuyện hấp dẫn. Nhân vật chính ở đây có thể là sản phẩm, thương hiệu hoặc một khách hàng điển hình. Để biến nhân vật chính cụ thể và gần gũi, bạn nên đặt ra các câu hỏi như: Tính cách nhân vật chính là gì? Hành vi khách hàng và tâm lý của họ như thế nào? Có những sự kiện nào tác động đến nhân vật chính?
Thêm vào đó, bạn cần phải đặt mình ở vị trí của khán giả, khách hàng để hiểu được những mong muốn của họ về câu chuyện mà bạn sắp kể. Nghĩa là, bạn phải có góc nhìn của cả nhân vật chính và khán giả để làm nổi bật cốt truyện và thông điệp của câu chuyện.
Phác thảo cốt truyện
Phác thảo cốt truyện là bước quan trọng giúp bạn hình dung tổng quát các diễn biến, nhân vật cần có trong câu chuyện. Một cốt truyện được đầu tư công phu, chỉn chu từng phần sẽ giúp người xem dễ dàng hiểu được toàn bộ câu chuyện, từ đó nắm được nội dung chính và nhận ra thông điệp mà cốt truyện muốn truyền tải.
Khai thác content một cách nghệ thuật
Những câu chuyện chỉ khai thác được bề nổi sẽ không gây ấn tượng mạnh với khán giả. Do đó, bạn cần tìm hiểu Insight khách hàng để tìm ra khía cạnh nào có thể đào sâu. Nếu bạn tạo được sự đồng cảm lớn đối với khách hàng bằng những điều gần gũi thì chắc chắn câu chuyện của bạn sẽ thành công.
Đưa ra những dẫn chứng thuyết phục
Khi xây dựng Storytelling, bạn không chỉ nên tập trung vào những chi tiết hư cấu mà còn phải có những tình tiết mang tính thuyết phục cao. Điều này đòi hỏi bạn cần có sự trải nghiệm thực tế hoặc sự nhạy bén đối với cuộc sống để xây dựng lời thoại, hành vi của khách hàng chân thực hơn.
Tạo ra “anh hùng” trong câu chuyện
“Anh hùng” ở đây có thể là một người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dám theo đuổi ước mơ đến cùng để đạt được thành công. Họ cũng có thể là người tử tế, đem đến niềm vui cho người khác. Nhân vật có đặc điểm “anh hùng” sẽ giúp người xem được tạo động lực và có ấn tượng tốt về nhân vật cũng như thương hiệu của bạn.
Xem thêm: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của content marketing trong doanh nghiệp
Công thức G-R-E-A-T cần lưu ý khi tạo Storytelling
Để nghệ thuật Storytelling được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cho quá trình tiếp thị, bạn cần tuân thủ công thức G-R-E-A-T sau:
- G-Glued (Kết nối): Thông điệp trong câu chuyện bạn kể phải có sự kết nối đến giá trị thương hiệu. Bạn phải đảm bảo Storytelling của bạn không phải một câu chuyện kể cho vui mà cần phải liên quan đến thương hiệu.
- R-Reward (Phần thưởng): Storytelling phải thể hiện được thương hiệu đó mang đến giá trị gì cho khách hàng? Điều này sẽ giúp cho khách hàng thấy được lợi ích mà họ nhận được khi trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu bạn.
- E-Emotion (Cảm xúc): Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quyết định mua hàng của khách hàng đa số bị chi phối bởi cảm xúc ở thời điểm đó. Vậy nên, một câu chuyện hay với nhiều cảm xúc là điều quan trọng.
- A-Authentic (tin cậy): Không ai muốn mình bị lừa gạt. Vậy nên, trước khi muốn chiếm được cảm tình của khách hàng, bạn phải kể một câu chuyện có thật. Sự chân thật trong câu chuyện của bạn sẽ giúp xây dựng niềm tin đối với thương hiệu.
- T-Target (mục tiêu): Storytelling chỉ thành công khi câu chuyện tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu. Nếu câu chuyện của bạn đầy nghệ thuật nhưng khách hàng mục tiêu không hiểu thì cũng rất khó để đạt được hiệu quả.
Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Trọn bộ những bước thiết kế cơ bản
Ví dụ về Storytelling trong Marketing
Với những thương hiệu nổi tiếng hiện nay như Coca Cola, Pepsi, Channel, Dove,… Storytelling là gì không còn là câu hỏi xa lạ đối với họ. Bởi lẽ, họ đã vận dụng hiệu quả nghệ thuật Storytelling trong nhiều chiến lược Marketing. Vậy họ đã làm như thế nào? Dưới đây là một vài ví dụ điển hình cho bạn tham khảo, cùng xem nhé!
Cách viết Storytelling của thương hiệu thế giới
- Dove – Chiến dịch Real beauty (Vẻ đẹp thực sự): Kết nối cảm xúc với tất cả phụ nữ và khơi dậy sự tự tin bên trong con người họ. Từ đó, thương hiệu khẳng định mỗi người phụ nữ luôn có một vẻ đẹp riêng, dù vóc dáng, tuổi tác, màu da, chiều cao,… như thế nào.
- LEGO – Mỗi sản phẩm là một câu chuyện: Không riêng LEGO, những sản phẩm đồ chơi sáng tạo, nhất là đồ chơi nghệ thuật, đều được xây dựng hệ thống câu chuyện logic. Cụ thể, bộ đồ chơi LEGO City thường tập trung mô phỏng câu chuyện lao động thường ngày của những người lính cứu hỏa, công nhân, sở cảnh sát,… của thế giới LEGO.
- Google – Quảng bá văn hóa doanh nghiệp qua bộ phim The Internship: The Internship là bộ phim duy nhất được quay tại trụ sở chính của Google. Bộ phim đã khắc họa rõ nét môi trường làm việc, văn hóa, quản lý vô cùng thông minh và sáng tạo của Google.
Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Tại sao chiến lược này lại quan trọng
Mẫu Storytelling của thương hiệu Việt Nam
Biti’s là một trong những thương hiệu Việt Nam làm Storytelling thành công nhất.
Năm 2001, khán giả đã bị thu hút bởi đoạn quảng cáo vỏn vẹn 30 giây của Biti’s Hunter:
“Bước chân Âu Cơ lên non
Bước chân Lạc Long Quân xuống biển
Bước chân Tây Sơn thần tốc
Bước chân vượt dãy Trường Sơn
Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới
Bitis – Nâng niu bàn chân Việt.”
Những dòng content ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc, toát lên hào khí của dân tộc đã giúp Biti’s Hunter chiếm trọn trái tim của người dùng.
Đến năm 2016, Biti’s tiếp tục khẳng định là một thương hiệu làm Storytelling tại Việt Nam nhạy bén và sâu sắc. Với mục tiêu là thế hệ Gen Z, Biti’s thể hiện ở các chiến dịch PR âm nhạc, cụ thể:
- Quảng bá sản phẩm thông qua hình ảnh ca sĩ Sơn Tùng MTP trong MV “Lạc trôi”.
- Hình ảnh đôi giày đồng hành cùng Soobin Hoàng Sơn trong MV “Đi để trở về”.
Trên đây, bài viết của TopOnSeek đã giải mã cho bạn Storytelling là gì cũng như cách xây dựng Storytelling trong các chiến dịch Marketing. Hy vọng, những chia sẻ trên hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi trong quá trình trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience). Đừng quên theo dõi TopOnSeek để đón đọc những nội dung hữu ích cùng chủ đề bạn nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành