Phân tích SWOT là gì? Mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh
Mô hình SWOT, một mô hình truyền thống nhưng chưa bao giờ là lạc hậu. Qua ma trận SWOT, mọi người có thể tìm ra những phương pháp giải quyết vấn đề, tối ưu những cơ hội. Qua đó xây dựng một lộ trình để doanh nghiệp đối mặt với những thách thức trên thương trường. Bài viết này giúp chúng ta phân tích SWOT đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào với Marketing nói chung và SEO marketing nói riêng, những cách có thể phát huy điểm mạnh hay giảm thiểu mối nguy với mô hình này.
SWOT là gì?
SWOT là một phương pháp phân tích, lập kế hoạch cho doanh nghiệp thông qua các yếu tố: Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội. Thông qua phân tích SWOT doanh nghiệp có thể đào sâu vào thế mạnh của họ, tối ưu hóa các cơ hội, phát hiện ra những yếu tố có nguy cơ cản trở bước phát triển của họ. SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh Strength (S), Weakness (W), Opportunities (O), Threaten (T), trong đó Strength (điểm mạnh) và weakness (điểm yếu) là hai yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, còn Opportunities (cơ hội) và Threaten (rủi ro) là yếu tố bên ngoài.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Về cơ bản, phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) để giúp bạn xác định mục tiêu và phương hướng chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức, hoặc có thể áp dụng cho các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ thực hiện.
Tóm lại, phân tích SWOT của một công ty bao gồm các điểm quan trọng sau:
- Điểm mạnh: Các đặc điểm của một doanh nghiệp hoặc dự án tạo cho nó lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
- Điểm yếu: Các đặc điểm của doanh nghiệp hoặc dự án làm cho doanh nghiệp hoặc dự án trở nên yếu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Cơ hội: Các yếu tố môi trường có thể khai thác.
- Thách thức: Các yếu tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến một doanh nghiệp hoặc dự án.
Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT
Trong khi thực hiện một dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford từ năm 1960 đến 1970, Albert Humphrey đã phát triển một công cụ phân tích để đánh giá việc lập kế hoạch chiến lược. Đồng thời, công cụ này cũng tìm ra lý do tại sao kế hoạch của các công ty lại thất bại. Ông gọi kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT – 4 chữ cái đầu tiên của:
- S = Hài lòng, điểm hài lòng hiện tại
- O = Cơ hội, cơ hội có thể khai thác trong tương lai
- F = Thất bại, lỗi hiện tại
- T = Đe dọa, thách thức có thể xảy ra trong tương lai
Trong khi hầu hết đồng ý rằng SOFT là tiền thân của mô hình SWOT. Tuy nhiên, một số người tin rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không liên quan gì đến SOFT.
Xem thêm:
Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
Lợi ích của mô hình SWOT
Mô hình SWOT nghe đơn giản như một hình vuông có 4 cạnh nhưng lại giúp doanh nghiệp đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về:
- Mô hình doanh nghiệp và thương hiệu
- Định vị thị trường
- Dự án hay kế hoạch mới
- Từng kênh hoặc chiến dịch marketing
- Vai trò của phân tích SWOT
Nếu bạn chỉ dựa vào cảm tính để đưa ra các quyết định mà bỏ qua phân tích SWOT, doanh nghiệp của bạn sẽ bỏ qua nhiều lợi ích:
- Đem đến cho bạn sự chuẩn bị đương đầu với thử thách và tiếp nhận cơ hội mới: bước phân tích SWOT là bước không thể bỏ sót trong quá trình hoàn thiện chiến lược. Là bước chuẩn bị trước mọi hành động.
- Buộc bạn phải xác định các giá trị mình đang có: thay vì chỉ lao đầu vào lập kế hoạch và thực hiện. Giờ đây bạn phải “nhìn” thật kỹ càng những giá trị mình đang có sau đó tìm ra những điểm còn hạn chế. Áp dụng 2 yếu tố này trước khi thiết lập kế hoạch sẽ cho kết quả lộ trình cụ thể và rõ ràng hơn.
- Cơ hội để bạn suy xét nhiều khía cạnh và tìm ta các phương án: khi biết được những yếu điểm và các mối đe dọa. Bạn có thể ước lượng được những bước tiếp theo để tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp của mình.
- Hiện hữu những yếu tố vô hình lên văn bản: thế mạnh, thách thức,… tất cả là những yếu tố vô hình. Giờ đây bạn có thể ghi chúng ra và trở thành hồ sơ có thể lưu giữ của công ty bạn. Sau khi xác định những khía cạnh này, bạn có thể chỉnh sửa, bổ sung, xác định rõ chúng trên mô hình. Giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh trong toàn bộ quá trình phát triển.
Ưu nhược điểm của mô hình SWOT
Ưu điểm của SWOT
- Không tốn chi phí: SWOT là phương pháp phân tích tình hình kinh doanh hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đây là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT.
- Kết quả quan trọng: Kết quả phân tích SWOT rất quan trọng và có thể giúp tất cả những ai muốn có cái nhìn tổng thể về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Kết quả này là tiền đề cho việc thực hiện thành công các kế hoạch trong tương lai.
- Ý tưởng mới: Mô hình SWOT có thể cung cấp các ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng các phân tích trong 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của SWOT. Mô hình không chỉ cho bạn biết lợi thế, bất lợi mà cả những mối đe dọa để giúp bạn đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất.
Nhược điểm của SWOT
- SWOT tự nó không phải là một bản phân tích, mà là một khung sườn để nắm bắt những ý chính về vấn đề cần giải quyết
- SWOT không đưa ra những hành động cụ thể
- Bạn dễ bị lan man hoặc chưa đủ thực tế, và điều đó phá vỡ cấu trúc sơ đồ SWOT của bạn
- Không bao gồm cách để xem xét, đánh giá tầm quan trọng của những yếu tố trong bảng SWOT.
Ai nên thực hiện phân tích SWOT?
Ma trận SWOT được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau bởi sự linh hoạt của nó. SWOT được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp, các mô hình kinh doanh,… Ngoài ra, các cá nhân cũng có thể thực hiện phân tích SWOT cho bản thân trong công việc, cuộc sống hay bất cứ một lĩnh vực nào. Phân tích SWOT thường được sử dụng khi bắt đầu hoặc là một phần của quá trình lập kế hoạch chiến lược, ví dụ, SWOT có thể xác định một thị trường ngách mà một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Hoặc có thể giúp các cá nhân lập kế hoạch phát triển sự nghiệp bằng cách xác định một con đường tối đa hóa điểm mạnh của họ trong khi cảnh báo họ về những mối đe dọa có thể cản trở thành tích.
Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả
Tìm ra điểm mạnh
Đây là những điểm mà doanh nghiệp của bạn làm cực kỳ tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,..
Một số câu hỏi để xác định thế mạnh nổi trội của công ty bạn:
Câu hỏi mở đầu:
- Bạn làm tốt điều gì?
- Điều gì bạn làm mà các đối thủ cạnh tranh không làm được?
- Vì sao khách hàng đến với bạn?
- Điều mà bạn làm có được chứng nhận?
- Người ta nhận xét tiêu cực gì về bạn?
Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Bạn cần cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành và ngoài ra cũng đừng quên đối thủ. Nếu tất cả đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.
Xác định điểm yếu
Biết rõ điểm mạnh mà mình có thể phát triển, thì xác định điểm yếu để hạn chế và thay đổi cũng là điểm vô cùng cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào điểm mạnh khai thác triệt để mà không để ý tới những điểm yếu cần cải thiện của mình
Bạn cần trung thực đánh giá những yếu điểm để giảm thiểu tác nhân gây hại cũng như tránh lặp lại thất bại của công ty thì phân tích hay quản trị mới đạt hiệu quả.
Một số câu hỏi cần đặt ra để xác định điểm yếu của doanh nghiệp:
- Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
- Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
- Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
- Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
- Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Nhìn ra cơ hội
Cơ hội (Opportunities), yếu tố ngoại cảnh, mở ra một “đại dương mới” cho doanh nghiệp. Cơ hội có thể là khối lượng lớn khách hàng tiềm năng mà đội ngũ Marketing đã tạo ra, hay một mảng hoàn toàn mới mà doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể khai phá.
Vẫn là những câu hỏi cơ bản để xác định:
- Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
- Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
- Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
- Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?
- Hay, những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?
Mẹo nhỏ: Hãy nhìn vào thế mạnh và đặt câu hỏi về cơ hội phát triển thế mạnh ấy
Sẵn sàng đối mặt với các rủi ro
Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threat – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.
Một số câu hỏi giúp bạn xác định thách thức:
– Những chính sách nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn?
– Có những đối thủ tiềm năng nào đang phát triển mạnh?
– Các yếu tố thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của bạn?
Phân tích PEST là gì?
Phân tích PEST – Phân tích môi trường kinh doanh toàn diện dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T).
Mở rộng SWOT thành một ma trận
Bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp bạn có thể mở rộng mô hình SWOT. Đây là một kỹ thuật tiên tiến đặt nền tảng để loại bỏ các chướng ngại vật và kích thích các điểm có lợi, cụ thể là:
- SO (maxi-maxi) tận dụng tối đa những thế mạnh mà bản thân/ doanh nghiệp có để tạo ra cơ hội.
- WO (mini-maxi) khắc phục những điểm yếu để phát huy điểm mạnh.
- ST (maxi-mini) loại bỏ các rủi ro bằng cách sử dụng thế mạnh.
- WT (mini-mini) để giảm thiểu các tác động tiêu cực và rủi ro cần phải giải quyết tất cả các giả định tiêu cực
Phương pháp lập ma trận SWOT
Phương pháp SWOT thông thường có thể được lập thành ma trận SWOT với phương thức đơn giản như sau:
Opportunities (bên ngoài, tích cực) | Threats (bên ngoài, tiêu cực) | |
Strengths (bên trong, tích cực) | Chiến lược Strengths-Opportunities: Dùng những điểm mạnh nào để tối ưu hóa những cơ hội? | Chiến lược Strengths-Threats: Dùng thế mạnh như thế nào để hạn chế những nguy cơ? |
Weaknesses (bên trong, tiêu cực) | Chiến lược Weaknesses-Opportunities: Làm sao tận dụng cơ hội để cải thiện những điểm yếu của doanh nghiệp? | Chiến lược Weaknesses-Threats: Làm cách nào để loại bỏ và khắc phục nhược điểm nhằm tránh những mối nguy? |
– Chiến lược S-O: là chiến lược sử dụng các cơ hội hiện có từ bên ngoài để phát huy các nguồn lực và thế mạnh của tổ chức, công ty. Đây là một chiến lược không đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhưng rất hiệu quả và có cơ hội thành công cao hơn. Các chiến lược S-O thường là các chiến lược ngắn hạn.
– Chiến lược W-O: Đây là một chiến lược tận dụng các cơ hội hiện tại bằng cách cải thiện những điểm yếu và thiếu sót của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Chiến lược này trở nên khó khăn hơn vì có thể một khi bạn đã cải thiện được những điểm yếu thì cơ hội sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nếu nỗ lực hết mình, bạn vẫn có thể thành công và tạo ra những bước tiến mới cho doanh nghiệp của mình. Đây là một chiến lược trung hạn.
– Chiến lược S-T: Một chiến lược sử dụng các điểm mạnh để hạn chế và đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Chiến lược này giúp công ty loại bỏ rủi ro và kiểm soát các tình huống bất lợi cho công ty. Đây là một chiến lược ngắn hạn.
– Chiến lược W-T: Đó là chiến lược khắc phục các lỗ hổng để ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chức và công ty. Bởi vì rủi ro và mối đe dọa thường xuất phát từ các lỗ hổng kinh doanh, bạn phải xác định sớm các mối đe dọa và giải quyết các lỗ hổng bảo mật ngay bây giờ. Chiến lược WT là một chiến lược phòng thủ.
Ví dụ phân tích ma trận SWOT hãng xe hơi Volkswagen
Đây là một ví dụ về phân tích theo dạng ma trận SWOT của Đại học San Francisco phân tích cho hãng xe hơi Volkswagen:
Strengths 1.Mạnh về nghiên cứu và phát triển (R&D) và kỹ thuật cơ khí. 2. Mạnh về mạng lưới kinh doanh và dịch vụ. 3. Sản xuất hiệu quả/Có khả năng tự động hóa. | Weaknesses 1. Phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm. 2. Phí tổn gia tăng ở Đức. 3. Không có kinh nghiệm với liên đoàn lao động Mỹ nếu xây nhà máy tại Mỹ. | |
Opportunities 1. Thị trường phong phú đang phát triển đòi hỏi nhiều xe hạng sang với nhiều lựa chọn. 2. Nhiều lời chào mời hấp dẫn xây dựng nhà máy lắp ráp tại Mỹ. 3. Chrysler và American Motors cần động cơ nhỏ | SO: 1. Phát triển và sản xuất dây chuyền đa sản phẩm với nhiều lựa chọn, nhiều mức giá (dòng Dashes, Scirocco, Rabbit, Audi) (O1, O2, O3). 2. Xây dựng nhà máy lắp ráp sử dụng R&D và ký thuật cơ khí và kinh nghiệm trong tự động hóa (O1, S1, S3). 3. Sản xuất động cơ cho Chrysler và AMC (O3, S3). | WO: 1. Phát triển mẫu xe tương thích với nhiều mức giá (tầm giá thay đổi từ dòng Rabbit tới Audi) (O1, W1). 2. Để thích ứng với chi phí tăng ở Đức, xây dựng nhà máy ở Mỹ, thuê quản lý người Mỹ có kinh nghiệm thỏa thuận với liên đoàn lao động Mỹ (O2, W2, W3). |
Threats 1. Tỉ lệ chuyển đổi: Dollar giảm giá trị so với Deutsche Mark. 2. Cạnh tranh từ hãng sản xuất ô tô Nhật và Mỹ. 3. Thiếu nguồn cung và giá nhiên liệu cao. | ST: 1. Giảm ảnh hưởng của tỉ lệ chuyển đổi bằng cách xây dựng nhà máy tại Mỹ (T1, T2, S1, S3). 2. Cạnh tranh bằng công nghệ thiết kế tiên tiến ví dụ như Rabbit (T1, T3, S1, S2). 3. Cải thiện sử dụng nhiên liệu với công nghệ phun xăng và phát triển động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu (T3, S1). | WT: Khắc phục yếu điểm bằng cách chuyển chúng thành ưu điểm (hướng tới chiến lược OS). 1. Giảm nguy cơ cạnh tranh bằng cách phát triển dây chuyền sản xuất linh hoạt (T2, W1). Những lựa chọn khả thi khác mà VW không thực hiện: – Tham gia vào những chiến lược kinh doanh chung với Chrysler hoặc AMC. – Rút lui khỏi thị trường Mỹ. |
Mô hình SWOT đã không còn xa lạ trong việc đánh giá và lập chiến lược đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ và tận dụng triệt để mô hình này. Hy vọng với những chia sẻ từ Toponseek, các bạn có thể dễ dàng hiểu biết và nắm bắt hơn với một chiến lược SWOT trong SEO nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
>> Tìm hiểu thêm:
- Hướng Dẫn Cách Swot Bản Thân
- Blog là gì? Tìm hiểu về blog, blogging, blogger và cách viết blog
- Competitor Analysis là gì? 10+ Cách thực hiện phân tích cạnh tranh hiệu quả
- Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
- Ahrefs là gì? Cách dùng Ahrefs để tối ưu SEO
- 4p trong marketing là gì | Search Volume: 30 , Trend: -0 … – SEO Tools
- 7P trong Marketing là gì? Mô hình Marketing Mix 7P năm 2022
>> Nguồn tham khảo:
- How to Perform a SWOT Analysis for SEO
- How to Do a SWOT Analysis for Better Strategic Planning
- How to Do a SWOT Analysis (With Examples & Free Template!)
- SWOT Analysis: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats
Mô hình SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức), trong đó Strength (điểm mạnh) và weakness (điểm yếu) là hai yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, còn Opportunities (cơ hội) và Threaten (rủi ro) là yếu tố bên ngoài.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Về cơ bản, phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) để giúp bạn xác định mục tiêu và phương hướng chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp.
Ai nên phân tích SWOT?
Để phân tích SWOT trong kinh doanh đúng và có hiệu quả, những người sáng lập, quản lý, đơn vị, lãnh đạo doanh nghiệp hoặc bất kỳ ngành nào phải tham gia tích cực vào quá trình này và không nên giao phó nhiệm vụ này cho bất kỳ ai khác.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành