Thương hiệu là gì? 5 yếu tố xây dựng nên một thương hiệu thành công
Để xây dựng được một thương hiệu không phải là điều dễ dàng mà doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Vậy để biết được thương hiệu là gì và cách xây dựng nên một thương hiệu thành công, hãy cùng TopOnSeek theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu được định nghĩa là một cái tên, thuật ngữ hoặc bất kỳ dấu hiệu giúp mọi người nhận thức về sản phẩm, công ty hay một cá nhân nào đó. Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã định nghĩa về thương hiệu như sau: “A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers” – Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, thiết kế, ký hiệu hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của những người bán khác nhau.
Trong khi đó, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lại cho rằng thuật ngữ “thương hiệu” đôi lúc cũng đồng nghĩa với “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại. Thế nhưng thực tế, thương hiệu được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm các yếu tố hữu hình và vô hình.
Xem thêm:
- Dịch Vụ SEO Traffic: Cam Kết Tăng Traffic Website Chất lượng
- Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0
Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường (Nguồn: Sưu tầm)
Giá trị của một thương hiệu bền vững trong Marketing
Giá trị thương hiệu có thể được xem là các yếu tố đại diện niềm tin, cam kết thương hiệu về sản phẩm/dịch vụ hay những trải nghiệm của khách hàng. Giá trị khác biệt nhất, độc đáo nhất của một thương hiệu chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Trong dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, thương hiệu có vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu không thể đo đếm cụ thể, nhưng được thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn phải quản trị thương hiệu và phát triển thương hiệu của mình một cách mạnh mẽ, bền vững hơn.
Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược định vị thương hiệu
Người sử dụng nhận thức thương hiệu theo các hình thức nào?
Sau khi đã nắm được khái niệm thương hiệu là gì, hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu xem người dùng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) theo những hình thức nào nhé!
Nhận thức thương hiệu một cách cảm tính
Nhận thức cảm tính là việc các thương hiệu chinh phục được người dùng từ cảm nhận hay các hình thức bên ngoài. Hiện nay, các thương hiệu chi rất nhiều tiền để xây dựng hình ảnh, đưa ra những lời quảng cáo để thu hút khách hàng. Tăng độ nhận thức thương hiệu của doanh nghiệp theo hình thức này không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nếu mục đích sử dụng của đội ngũ xây dựng thương hiệu sai thì đây lại là chuyện cần được quan tâm.
Nhận thức thương hiệu một cách lý tính
Nhận thức thương hiệu lý tính sẽ được thể hiện khi người dùng đã sử dụng qua sản phẩm. Sau đó, họ sẽ đưa ra những nhận xét và đánh giá khách quan nhất cho sản phẩm đã mua. Tóm lại, cách để có được nhận thức tích cực từ người dùng chính là kết hợp giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Các doanh nghiệp cần phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy được giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp hoàn toàn đúng với những gì quảng cáo. Đồng thời giá trị này cũng xứng đáng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.
Nhận thức lý tính giúp người dùng đưa ra nhận xét khách quan nhất về sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
- Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu
- Brand Strategy là gì? 7 yếu tố giúp xây dựng chiến lược thương hiệu
5 yếu tố cấu thành đặc điểm của một thương hiệu
Ngay sau đây, TopOnSeek chia sẻ đến các bạn 5 yếu tố cơ bản để làm nên một thương hiệu mạnh.
Tên thương hiệu
Tên thương hiệu không chỉ đóng vai trò làm nên tên tuổi mà còn thể hiện rõ nét văn hóa cũng như tính cách đặc thù của các thương hiệu trên thị trường. Một thương hiệu mang tính cách dễ gần và hướng đến khách hàng mục tiêu trẻ tuổi thì tên thương hiệu phải thể hiện một phần hoặc toàn bộ định hướng đó.
Ngược lại, một thương hiệu tài chính hay mô hình đầu tư hướng đến khách hàng mục tiêu (Target Audience) có tuổi đời lẫn vốn sống dày dặn thì tên thương hiệu phải thể hiện được tầm nhìn chứ không thể qua loa hay đi theo xu hướng nhất thời nào đó.
Tên thương hiệu muốn tạo được ấn tượng với khách hàng tiềm năng thì phải dễ đọc, dễ nhớ và thể hiện rõ ràng bản sắc thương hiệu. Cần hạn chế một cái tên có nhiều âm tiết, trừ trường hợp bạn tạo ra được một cái tên đặc biệt ấn tượng.
Tên thương hiệu thể hiện văn hóa cũng như tính cách đặc thù của các thương hiệu trên thị trường (Nguồn: Sưu tầm)
Bản sắc thương hiệu
Nhiều doanh nghiệp luôn đề cao tầm quan trọng của tên thương hiệu hay thiết kế logo mà quên mất rằng nền tảng tạo ra những thành quả quan trọng chính là bản sắc thương hiệu. Khi bản sắc thương hiệu chưa được tạo dựng thì văn hoá thương hiệu chỉ là con số không tròn trĩnh.
Tính cách thương hiệu chưa được định hình, giá trị thương hiệu chưa được cam kết, thậm chí việc định vị thương hiệu trên thương trường vẫn còn rất mông lung. Tất cả không chỉ làm giảm sút hiệu quả của thiết kế logo, hình ảnh, bộ nhận diện mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
Bản sắc thương hiệu bao gồm các hạng mục cơ bản như tầm nhìn thương hiệu, sứ mệnh thương hiệu, đặc tính thương hiệu,… Với mỗi hạng mục là một đại diện rất quan trọng cho thương hiệu về mặt ngôn ngữ, hình ảnh và giá trị mà thương hiệu vẫn luôn theo đuổi từng ngày.
Logo thương hiệu
Logo là đại diện cho thương hiệu về mặt hình ảnh và thay mặt lãnh đạo doanh nghiệp truyền đạt văn hoá cũng như giá trị cốt lõi của thương hiệu. Thiết kế logo là bước đi đầu tiên trong quy trình xây dựng hình ảnh, vì thế cần đòi hỏi sự thấu hiểu của đội ngũ thiết kế và đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp.
Thương hiệu là gì? Logo là bước đi đầu tiên trong quy trình xây dựng hình ảnh (Nguồn: Internet)
Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò đảm bảo, duy trì tính nhất quán về mặt hình ảnh của thương hiệu để quảng bá đến hàng triệu khách hàng tiềm năng. Nhận diện thương hiệu không nhất thiết phải là một hình ảnh hoành tráng mà chỉ cần thông qua một câu chữ, một lời nói ngắn gọn hay hoạ tiết đơn giản nhưng phá cách giúp thương hiệu lan tỏa thông điệp đến đúng người cần. Đề xuất giá trị phù hợp mà vẫn chinh phục được thị giác, cảm xúc lẫn niềm tin của khách hàng.
Kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu là một phần không thể thiếu trong chiến lược thương hiệu. Bất cứ một thương hiệu lớn nhỏ nào cũng phải sẵn sàng, chuẩn bị và lên phương án tạo dựng kiến trúc thương hiệu từ trước.
Kiến trúc sẽ hướng dẫn cách một thương hiệu chọn thương hiệu mẹ, quản lý nhóm thương hiệu con và xây dựng mối liên kết giữa chúng để đảm bảo phát triển một thương hiệu bền vững. Khi thương hiệu gốc đã đạt đến một vị thế nhất định thì cần được giảm tải, hạn chế tối đa rủi ro giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Khi thương hiệu gốc hay một thương hiệu con dính phải rắc rối thì các thương hiệu còn lại cũng phần nào tránh bị liên lụy.
Không chỉ vậy, kiến trúc thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tiếp cận và chinh phục được nhiều khách hàng tiềm năng mới. Vì nhóm khách hàng này sẽ khác với những định hướng sản phẩm cũng như định vị thương hiệu ban đầu. Do đó, cần có các thương hiệu con với vai trò thăm dò thị trường, thậm chí trực tiếp chiếm lĩnh thêm thị phần.
Kiến trúc thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận và chinh phục được nhiều khách hàng tiềm năng mới (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
- Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện, thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
- Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả
- Organic traffic là gì? Vai trò của organic traffic trong SEO & Marketing
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm thương hiệu là gì cũng như các yếu tố tạo nên một thương hiệu thành công nhất. Hy vọng bài viết mà TopOnSeek chia sẻ trên đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành