Tổng Quan Các Vị Trí Trong Ngành IT – Công Nghệ Thông Tin
Công nghệ thông tin đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhiều doanh nghiệp. Tiếp nối với câu hỏi IT là gì? Cùng TopOnSeek tìm hiểu về các vị trí trong ngành IT phổ biến hiện nay. Từ đó giúp bạn hiểu sâu hơn về ngành IT và có cho mình những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì? Chức năng Top 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
Xem thêm: Bài viết này để biết được vai trò của IT đối với Big Data
IT department là gì?
IT department là bộ phận IT của công ty. IT có nghĩa là Information Technology, tiếng Việt là Công nghệ thông tin. Vì thế IT department là phòng ban nắm giữ chức năng cấu tạo, điều hành và duy trì hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin.
Trong quá trình làm việc, phòng ban công nghệ thông tin sẽ chịu trách nhiệm phát triển nền tảng công nghệ hạ tầng của công ty. Những kỹ thuật viên từ các vị trí trong ngành IT phải đảm bảo tất cả các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phải hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Các vị trí trong ngành IT
Công nghệ thông tin là một khái niệm lớn và cần sự cấu thành từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc công nghệ đang phát triển vượt bậc càng khiến vị trí trong ngành IT càng được mở rộng nhiều hơn. Dưới đây, TopOnSeek xin cung cấp thông tin của một số các vị trí trong ngành IT phổ biến.
Backend / Frontend Developer
Backend và Frontend developer là hai vị trí phổ biến trong ngành IT. Vậy Backend là gì? Công việc của Backend developer là hoàn chỉnh và phát triển những đoạn code, những chương trình quản lý phần mềm để vận hành một trang web. Có thể hiểu, các hành động Backend không được thể hiện trên trình duyệt của người dùng.
Ngược lại, Frontend developer đảm nhiệm công việc tạo ra website có giao diện thân thiện với người dùng. Họ sẽ trực tiếp tác động lên những cấu tạo mà người sử dụng có thể tương tác, ví dụ: Màu sắc, hình ảnh, nội dung, tốc độ duyệt trang,…
IT Developer là gì?
Developer thường được gọi tắt là Dev, là tên gọi chung dành cho những vị trí trong ngành IT. Vị trí này sẽ áp dụng ngôn ngữ lập trình vào việc triển khai, duy trì những chương trình, ứng dụng, phần mềm công nghệ.
IT developer yêu cầu ứng viên công nghệ thông tin phải có hiểu biết chuyên sâu về viết mã lập trình. Ngoài ra, bạn có thể làm dev trong nhiều chuyên môn khác nhau cùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Frontend/Backend Developer, PHP Developer, iOS/Android Developer.
IT Audit là gì?
IT audit – Kiểm toán công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để chắc chắn hệ thống máy tính công ty được kiểm tra và không gặp bất kỳ rủi ro nào. Quá trình đánh giá yêu cầu chuỗi hành động phân tích dữ liệu và đưa ra nhận xét nhằm mục đích đảm bảo an toàn thông tin, tài sản và thực hiện hoá các mục tiêu của tổ chức.
IT Audit sẽ phải trang bị nhiều kiến thức chuyên ngành để có thể đánh giá tỉ mỉ những chi tiết từ hệ thống để biết được lỗ hổng nằm ở đâu và cách để giải quyết vấn đề như thế nào.
>>>Xem thêm: Blockchain là gì? Hiện nay Blockchain được ứng dụng như thế nào?
IT Admin là gì?
IT Admin còn có tên gọi khác là System Admin (System Administrator) – Quản trị viên hệ thống. IT Admin sẽ phụ trách vấn đề hoạt động của máy chủ, máy tính của tổ chức, bao gồm: Quản lý cấu hình, duy trì và sửa chữa lỗi hoạt động hệ thống.
Hệ thống công nghệ ở các doanh nghiệp luôn ưu tiên vào công cuộc quản lý thông tin và hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu này, các quản trị viên hệ thống sẽ đảm bảo cung cấp ứng dụng công nghệ phù hợp, hạn chế rủi ro sự cố cho các doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Top 19 phần mềm quản lý công việc năm 2022
Công nghệ thông tin QC / QA/ Tester
Ba khái niệm QC, QA, Testing thường xuyên bị lẫn lộn. Dưới đây TopOnSeek sẽ giải thích tóm tắt định nghĩa ba vị trí trong ngành IT.
- QA (Quality Assurance): Đây là quy trình nhằm đảm bảo các hoạt động trong hệ thống được thực hiện chính xác theo thứ tự và tạo ra kết quả đạt tiêu chuẩn.
- QC (Quality Control): Bao gồm quá trình đảm bảo việc phát triển phần mềm đạt được những yêu cầu tương ứng với các điểm được nêu trong tài liệu đặc tả có liên quan.
- Tester: Là hoạt động truy tìm lỗi hệ thống, các ảnh hưởng xấu và bugs của phần mềm
Xem thêm: Tháng 12 cung gì? Bật mí về vận mệnh, tình yêu và sự nghiệp 2023
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm tạo ra các sản phẩm thuộc phần mềm và hệ thống máy tính. Software Engineer sẽ dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp và xây dựng nên những phần mềm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Kỹ năng cần thiết của kỹ sư phần mềm là nắm bắt được xu hướng người dùng kịp thời và kết hợp vốn kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình với khả năng vận dụng tính toán, khoa học, thiết kế. Ngoài ra, vị trí trong ngành IT này yêu cầu sự trao đổi liên tục giữa người kỹ sư với khách hàng, nhà quản lý và bên liên quan để lên kế hoạch tạo phần mềm.
Lập trình viên (Programmer)
Lập trình viên là những cá nhân đã có kinh nghiệm dày dặn trong việc viết code. Ngoài việc tạo code chuyên nghiệp, họ còn được đánh giá cao bởi vốn am hiểu về thuật toán máy tính kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn.
Programmer có thể “sáng tác” phần mềm máy tính bằng các ngôn ngữ lập trình như: Java, Python, Lisp,…Vị trí này tương đối giống với Dev, tuy nhiên, nhân viên Dev thường sẽ có khả năng thiết kế cấu trúc dữ liệu tốt hơn.
Nhân viên phân tích (BA)
BA là Business Analyst, là là cầu nối giữ khách hàng với bộ phận kinh doanh và phòng ban công nghệ thông tin của tổ chức. Khác với những kỹ thuật viên chuyên viết code, nhân viên phân tích thiên về mảng nghiệp vụ hơn.
BA phải biết rõ định hướng của dự án để có thể giải thích những thuật ngữ chuyên ngành đến đối tác, trao đổi thông tin hợp tác cho phòng kinh doanh. Thêm vào đó, họ phải chuyển đổi những yêu cầu của khách hàng thành ngôn ngữ lập trình cho phòng công nghệ thông tin.
Tất nhiên các công việc trên sẽ thay đổi tuỳ thuộc theo yêu cầu của từng công ty. Thêm vào đó, các BA còn phải tìm hiểu về những kiến thức liên quan dựa trên dự án, ngành của khách hàng doanh nghiệp.
Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật IT
Đây là những chuyên viên luôn xuất hiện để giúp bạn khi các thiết bị điện tử hoặc sản phẩm phần mềm gặp vấn đề về sự cố kỹ thuật. Các chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật sẽ được đào tạo chuyên sâu về khoa học công nghệ để lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện điện tử.
Bài viết đã tổng hợp các các vị trí trong ngành IT mà bạn đang tìm kiếm. Hãy theo dõi TopOnSeek để tìm đọc thêm những bài có nội dung tương tự nhé.
Tags: cách tạo chatbot, html là gì
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành