star star star star star

Trademark Là Gì? Khác Biệt Giữa Thương Hiệu Và Trademark

avt
adminTopOnSeek
08 tháng 7, 2024  

Trademark là gì? Trademark là một nhãn hiệu đã được bảo hộ khi nó được đăng ký và công nhận bởi cơ quan chức năng về luật sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Thương hiệu theo một khái niệm rộng hơn, bao gồm các yếu tố về giá trị, hình ảnh và trải nghiệm của khách hàng.

1. Trademark là gì? 

Trademark là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để chỉ định một nhãn hiệu nhận dạng đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty hoặc tổ chức. Đây có thể là một tên thương mại, logo, biểu tượng, khẩu hiệu, hoặc bất kỳ phần nào khác mà công ty sử dụng để phân biệt và nhận dạng sản phẩm của mình khỏi các sản phẩm của đối thủ trong thị trường.

Mục đích chính của Trademark là để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, ngăn chặn việc sử dụng trái phép hay lạm dụng biểu hiện nhận dạng đó bởi các bên khác. Theo luật pháp của mọi quốc gia, một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ không thể được sử dụng bởi một cơ quan khác trong quốc gia đã đăng ký. Một Trademark đã được đăng ký sẽ tồn tại mãi mãi với cùng một thương hiệu.

Trademark là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để chỉ định một nhãn hiệu nhận dạng đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty hoặc tổ chức.

Trademark cung cấp cho chủ sở hữu quyền pháp lý để ngăn chặn người khác sử dụng trái phép (Nguồn ảnh: sưu tầm)

>> Xem thêm:

Marketing Tích Hợp: Chiến lược marketing trong thời đại số

Trade Marketing là gì? Các hình thức Trade Marketing và ví dụ

4P là gì? 6 bước xây dựng hiệu quả chiến lược Marketing Mix 4P

2. Tại sao cần có Trademark?

Trademark giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nó giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và chọn lựa sản phẩm/dịch vụ của bạn trước sự lựa chọn đa dạng trên thị trường, bảo vệ khỏi việc bị người khác sử dụng trái phép hoặc nhái lại thương hiệu.

Hãy tưởng tượng nếu một công ty sản xuất nước ngọt mới thành lập đăng tải và bán các sản phẩm giả mạo với bao bì mang nhãn hiệu “Coca-Cola” thì người dùng sẽ dễ bị nhầm lẫn mà mua phải hàng giả. Khi đó “Coca-Cola” sẽ mất đi một lượng khách hàng thân thiết, trong trường hợp xấu hơn là mất đi tên thương hiệu của mình nếu không có Trademark. Bởi những sản phẩm giả này thường có chất lượng kém, nhưng được bán với giá không chênh lệch nhiều so với sản phẩm chính thức, bao bì giống sẽ khiến người tiêu dùng không phân biệt được nước ngọt thật hay giả. Doanh nghiệp sẽ được lợi thế hơn trong các tranh chấp quyền pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ khỏi việc bị người khác sử dụng trái phép hoặc nhái lại thương hiệu nếu có Trademark.

>> Xem thêm:
Xây dựng Local business listings hiệu quả

Brand Marketing là gì? Brand Marketing làm những công việc nào?

Lợi thế cạnh tranh là gì? Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ được lợi thế hơn trong các tranh chấp quyền pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ khỏi việc bị người khác sử dụng trái phép hoặc nhái lại thương hiệu nếu có Trademark.

Thương hiệu Coca-Cola đã được xây dựng qua nhiều năm và có giá trị lớn (Nguồn ảnh: sưu tầm)

3. Phân biệt giữa Trademark và Brand (thương hiệu)

Hãy xem bảng so sánh sau để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa Brand (thương hiệu) và Trademark

TrademarkBrand (thương hiệu)
Sự khác nhauNhãn hiệu là một biểu tượng, dấu hiệu, hoặc từ ngữ đặc biệt được sử dụng để nhận dạng và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty với các sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ.
Đây là một phần trong chiến lược thương mại của một công ty để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ và ngăn chặn việc sao chép không cho phép.
Nhãn hiệu có thể là một logo, một slogan, một tên thương mại, một biểu tượng đặc biệt, hoặc một kết hợp của các yếu tố này.

Thương hiệu là cách mà một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ được nhận diện và phân biệt so với các đối thủ khác trên thị trường.
Thương hiệu có thể được xây dựng qua thời gian dựa trên trải nghiệm của người tiêu dùng và các hoạt động marketing của công ty.
Branding là một khái niệm lớn hơn, bao gồm tất cả các yếu tố như logo, hình ảnh, màu sắc, website, giá trị, sự phân biệt, cam kết, và lòng trung thành của khách hàng.
Mức độ nhận diện của người dùngNhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận dạng và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty so với các công ty khác trên thị trường.Một nhãn hiệu mạnh sẽ có mức độ nhận diện cao hơn, khi người tiêu dùng có thể dễ dàng nhớ và liên tưởng đến nó khi thấy biểu tượng, logo, hay slogan của nhãn hiệu đó.Mức độ nhận diện thương hiệu phản ánh sự nhận thức và sự quan tâm của người tiêu dùng đối với nó.Thương hiệu thường được nhận diện không cao bằng vì nhiều yếu tố tương đồng như dịch vụ, sản phẩm cùng loại với những doanh nghiệp khác.

>> Xem thêm:

Brand Awareness là gì? Cách tăng mức độ Brand Awareness

OEM là gì? Tầm quan trọng của OEM đối với doanh nghiệp

Brand Monitoring – Giám sát danh tiếng thương hiệu của bạn

4. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu đã được cấp Trademark

Các dấu hiệu nhận biết một thương hiệu đã được cấp Trademark (nhãn hiệu đã đăng ký) bao gồm:

  1. Biểu tượng TM: Những thương hiệu đã được cấp sẽ có biểu tượng “TM” (đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ thương mại) hoặc biểu tượng “®” (nếu đã được cấp bằng sáng chế) được đặt sau tên thương hiệu. Biểu tượng “®” chỉ được sử dụng khi thương hiệu đã được chính thức đăng ký.
  2. Bản đăng ký trong cơ sở dữ liệu: Có thể kiểm tra thông tin về thương hiệu trong cơ sở dữ liệu công cộng của cơ quan sở hữu trí tuệ tại đất nước đó (ví dụ: Cục Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ – USPTO, Cục Bằng sáng chế và Thương hiệu Anh – IPO, …). Nếu thương hiệu đã được đăng ký, bạn sẽ tìm thấy thông tin về nó trong cơ sở dữ liệu này.
  3. Giấy chứng nhận: Cơ quan cấp Trademark thường cung cấp giấy chứng nhận chính thức cho những người sở hữu thương hiệu có bằng sáng chế.
  4. Thông tin trên sản phẩm hoặc dịch vụ: Nếu thương hiệu đã được đăng ký, thường sẽ có thông tin về bằng sáng chế trên nhãn mác sản phẩm, tài liệu quảng cáo hoặc trang wed riêng của công ty.
  5. Các tài liệu pháp lý: Trong các hợp đồng hoặc tài liệu liên quan đến thương hiệu, thông tin về việc thương hiệu đã được đăng ký có thể được chỉ rõ.
Các dấu hiệu nhận biết một thương hiệu đã được cấp Trademark

Nếu bạn nhìn thấy biểu tượng này có nghĩa là chủ sở hữu đang tuyên bố quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thương mại của họ đối với nhãn hiệu đó (Nguồn ảnh: sưu tầm)

>> Xem thêm:

Checklist: 10 bước để xây dựng thương hiệu khác biệt và đáng nhớ

Customer Engagement Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Customer Engagement Hiệu Quả

Marketing xanh là gì? Cách áp dụng Marketing xanh thành công

5. Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu đối với Brand

Việc đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng đối với một thương hiệu vì nó mang lại nhiều lợi ích và bảo vệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Dưới đây là một số điểm quan trọng về việc đăng ký nhãn hiệu:

  1. Bảo vệ pháp lý: Đăng ký nhãn hiệu cung cấp quyền sở hữu pháp lý cho chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu đó trên thị trường. Điều này ngăn chặn người khác sao chép hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu của bạn.
  2. Xây dựng giá trị riêng của thương hiệu: Có thể tạo ra giá trị thương hiệu lâu dài bằng cách sử dụng nhãn hiệu đăng ký, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hàng hóa và dịch vụ.
  3. Cạnh tranh công bằng: Đăng ký nhãn hiệu giúp ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không minh bạch, bảo vệ thương mại công bằng cho doanh nghiệp.
  4. Chống lại việc sao chép và giả mạo: Khi nhãn hiệu đã được đăng ký, chủ sở hữu có quyền sử dụng các biện pháp pháp lý để ngăn chặn việc sao chép, nhái lại hoặc giả mạo sản phẩm/dịch vụ.
  5. Giá trị tài chính: Nhãn hiệu đăng ký có thể là một tài sản có giá trị đáng kể trong các giao dịch mua bán, nhượng quyền thương hiệu, hay thế chấp.

>> Xem thêm:

Brand Equity là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của tài sản thương hiệu

Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược định vị thương hiệu

Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả

Trên đây là những giải đáp về Trademark là gì và sự khác nhau cơ bản giữa Trademark và Brand (thương hiệu). Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn. 

>> Bài viết khác: 

Nguồn tham khảo: