USP là gì? Những USP nổi bật của các doanh nghiệp thế giới
Xác định và xây dựng USP sản phẩm thành công mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển và cạnh tranh với các đối thủ khác. Từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng và bán hàng hiệu quả. Vậy USP là gì? Làm thế nào để tạo được USP của sản phẩm? Hãy cùng TopOnSeek giải mã thuật ngữ này và xem một số ví dụ thực tế từ các thương hiệu lớn xem họ áp dụng chúng ra sao nhé.
Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
USP là gì?
USP (điểm bán hàng độc nhất) là viết tắt của 3 chữ cái đầu Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition. Đây là một yếu tố để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như chất lượng cao, chi phí thấp nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường,…
Một Unique Selling Point được đánh giá là tốt khi thể hiện được rõ ràng lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp thông qua một vài câu thông điệp đáng nhớ. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng USP làm khẩu hiệu hành động của họ để có thể truyền tải thông điệp này tới đông đảo khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: CPC là gì? Cách tối ưu chiến lược CPC trong Marketing hiệu quả
Vai trò của USP trong Marketing là gì?
- Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả: Khi đã có một USP cụ thể, bạn sẽ biết được đâu là yếu tố quan trọng cần tập trung vào để có thể thiết lập các chiến dịch Marketing thành công cho sản phẩm và thương hiệu của mình. USP sẽ đóng vai trò là nhân tố truyền đạt những lợi ích độc đáo cho người tiêu dùng, từ đó họ dễ dàng ghi nhớ sản phẩm. Đây là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp chiến dịch trở nên đáng nhớ và tạo ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: Việc thành bại của doanh nghiệp không thể hên xui, vì thế cần phải tạo sự khác biệt và USP chính là giải pháp. Xác định lợi điểm bán hàng độc nhất sẽ tăng tỷ lệ khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn, từ đó tăng tỷ lệ thành công cho doanh nghiệp.
- Tạo chỗ đứng cho thương hiệu: Đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển, thông qua USP khách hàng có thể tìm hiểu xem bạn là ai. Từ đó sẽ có nhiều người biết và coi trọng thương hiệu của doanh nghiệp hơn. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết Branding là gì.
Xem thêm: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
Làm thế nào để tạo được USP của sản phẩm
- Đặt bản thân ở vị trí của khách hàng: Bạn cần đặt đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để hiểu được họ muốn gì. Từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu và thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.
- Trả lời các câu hỏi trên cương vị khách hàng: Một USP được xem là hiệu quả khi hội đủ hai yếu tố là độc nhất và phù hợp với kinh tế của người tiêu dùng. Vì thế, bạn cần phải cố gắng đứng trên cương vị của khách hàng để trả lời các câu hỏi một cách khách quan. Khi đã hiểu được suy nghĩ của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ biết mình cần làm gì để cải thiện sản phẩm.
- Tổng hợp thông tin: Thực hiện các cuộc khảo sát khách hàng và tổng hợp lại thông tin để so sánh kết quả lại với nhau. Sau đó chọn lọc những thông tin mà bạn thấy hữu ích nhất.
- Xác định giá trị mà sản phẩm mang lại: Liệt kê tất cả những tính năng của sản phẩm để xác định bạn có thể đáp ứng được những nhu cầu nào của khách hàng.
- Xác định USP của brand: Hãy tìm kiếm một giá trị độc nhất chỉ bạn mới có thể đem lại cho khách hàng. Tuyệt đối không được bắt chước đối thủ cạnh tranh sẽ khiến người tiêu dùng nghĩ là sản phẩm của bạn là một bản sao chép, kém chất lượng.
Xem thêm: CPM là gì? So sánh 2 phương thức quảng cáo CPM và CPC
Ví dụ về USP của sản phẩm từ doanh nghiệp Thế giới
- M & Ms: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”
M & Ms đã đưa ra một Unique Selling Point có thể đối với nhiều người là kỳ quặc nhưng lại thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Trong khi các thương hiệu khác đua nhau truyền tải thông điệp về chất lượng thì M & Ms nghĩ đến việc sản phẩm của họ không tan chảy khi khách hàng cầm trên tay.
Cách làm này đã khiến thương hiệu bán socola M & Ms trở nên thực sự nổi bật. Điều này cho thấy rằng, miễn là ý nghĩa với khách hàng thì bất kể USP là gì vẫn sẽ có hiệu quả, mang lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp.
- DeBeers: “Kim cương là mãi mãi”
Đây là một khẩu hiệu độc nhất đã tồn tại với doanh nghiệp từ năm 1948 cho đến nay. Khẩu hiệu chỉ ra rằng một viên kim cương không thể phá vỡ, sẽ tồn tại mãi mãi và chúng tượng trưng cho tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Kết quả là kim cương trở thành sự lựa chọn hoàn hảo 100% cho nhẫn đính hôn. “Kim cương là mãi mãi” được bầu chọn là khẩu hiệu tốt nhất của thế kỷ 20.
Xem thêm: Brand Strategy là gì? 7 yếu tố giúp xây dựng chiến lược thương hiệu
- Vinamilk: “Xây dựng thương hiệu dựa trên tinh thần Việt”
Vinamilk là thương hiệu đi theo con đường khai thác niềm tự hào quốc gia để định vị thương hiệu và giữ vững vị thế trong nhiều năm qua. Vào năm 2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều chương trình nổi bật như 6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam hay Ươm mầm tài năng,… và quyên góp 7 tỷ đồng vào quỹ từ thiện “Cùng Vinamilk vươn tới trời cao” cho những trẻ em khuyết tật, mồ côi. Tất cả những hoạt động Marketing đều diễn ra trong một concept chung, góp phần quan trọng đối với sự thành công và vị thế của thương hiệu.
Bài viết trên đây, TopOnSeek đã phân tích USP là gì và những vai trò của USP trong Marketing. Hy vọng những thông tin trên sẽ làm bạn cảm thấy hài lòng và có thể áp dụng vào trong chiến lược kinh doanh của mình.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành