Zapier là gì? Zapier có những công dụng gì cho Marketing?
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng làm thế nào để giảm bớt công việc lặp đi lặp lại trong marketing? Hoặc bạn đã mệt mỏi với việc phải liên kết các ứng dụng và dịch vụ khác nhau làm cho chiến dịch tiếp thị của mình hoạt động một cách hiệu quả? Nếu câu trả lời là “có”, thì hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho bạn một công cụ hữu ích có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Vậy Zapier là gì – một công cụ tự động hóa marketing đột phá xuất hiện và giúp bạn tăng cường hiệu quả cho chiến dịch marketing.
>> Tham khảo thêm:
- Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn
- WP rocket là gì? Sử dụng plugin WP Rocket để tăng tốc website
- Làm Youtube kiếm tiền không khó với 4 ý tưởng “triệu view”
- Khung giờ đăng bài Facebook kéo tương tác tốt nhất 2024
1. Zapier là gì?
Zapier là công cụ tự động hóa và tích hợp ứng dụng rất hữu ích. Zap cho phép người dùng kết nối các ứng dụng và dịch vụ khác nhau một cách dễ dàng. Và giúp tự động hóa các quy trình và nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Ví dụ như:
Zapier cho phép kết nối hàng trăm ứng dụng và dịch vụ khác nhau như Gmail, Facebook, Slack, Google Sheets,… Giúp người dùng tăng năng suất làm việc khi tự động hóa nhiều quy trình giữa các ứng dụng.
Với Zapier, người dùng có thể xây dựng các “Zap” như cập nhật dữ liệu, gửi email, lưu trữ dữ liệu,… Giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc. Giao diện của Zap rất thân thiện, người dùng chỉ cần kết nối các ứng dụng và thiết lập các “Zap” bằng cách kéo thả, không cần viết code phức tạp.
Zapier được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như marketing, bán hàng, quản lý dự án,… Bởi Zap giúp tự động hóa các quy trình trong doanh nghiệp nên được sử dụng rất phổ biến.
>> Xem thêm:
- Domain Authority là gì? 10 Bước tăng điểm DA cho website mới nhất
- CSAT là gì? Tính chỉ số CSAT và đo lường trải nghiệm hiệu quả
2. Cách hoạt động của Zapier
Zapier cho phép người dùng tạo ra các lệnh mang tên “Zap” – các quy trình tự động hóa. Mỗi Zap bao gồm hai thành phần chính:
- Trigger (Trình kích hoạt): Đây là sự kiện hoặc hành động xảy ra trong một ứng dụng, kích hoạt việc thực hiện Zap. Ví dụ như khi một email mới được gửi đến, một ghi chú mới được tạo trong ứng dụng,… Sau khi thiết lập Zap, Zapier sẽ theo dõi và quản lý việc giám sát ứng dụng để phát hiện sự kiện kích hoạt.
- Action (Trình hành động): Đây là những bước cụ thể để hoàn thành Zap, như lưu email vào Google Sheet, tạo một công việc mới trong ứng dụng quản lý dự án, v.v. Trình hành động tổng hợp các bước cần thiết để thực hiện tự động hóa.
Khi người dùng thiết lập và bật Zap, mỗi khi Trigger xảy ra và Zapier sẽ tự động thực hiện các Action tương ứng. Nhờ Zapier liên tục giám sát và quản lý các ứng dụng được kết nối để kịp thời phản hồi khi các sự kiện được kích hoạt. Zap giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng. Vì vậy, bạn có thể tập trung vào công việc chính thay vì phải thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại.
>> Tham khảo thêm:
- Workflow là gì? Quy trình xây dựng workflow hiệu quả (kèm mẫu)
- Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất
- Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google
- Cách tag tên tất cả thành viên trong group Facebook
3. Zapier có những công dụng gì cho Marketing?
3.1. Giúp chuẩn hóa và ghi nhớ thời gian
Trước đây, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải đối mặt với các hình phạt của Google. Vì những trang web không tuân thủ quy định. Vấn đề phổ biến nhất là nhân viên phải đánh lại toàn bộ dữ liệu khi chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Điều này gây mất thời gian và giảm năng suất đáng kể.
Zapier cho phép doanh nghiệp kết nối các ứng dụng và chuyển giao dữ liệu tự động. Nhờ đó, quy trình làm việc trở nên ngắn gọn và tinh tế hơn. Với Zapier, người dùng có thể tự động kích hoạt các quy trình từ việc. Ví dụ như: thêm hàng, cột vào bảng tính, nhận email, cập nhật bản ghi cho đến tạo các giao dịch tài chính. Vì vậy, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian quý báu và tăng hiệu suất công việc.
3.2. Giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô
Zapier cho phép doanh nghiệp tự động hóa cách sắp xếp và vận chuyển các chuỗi công việc lặp lại. Khi quy trình làm việc được tự động hóa, nhân viên có thể tập trung vào các công việc cốt lõi của doanh nghiệp thay vì vùi đầu vào đống giấy tờ.
Việc này không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc mà còn tạo điều kiện để nhân viên nhìn nhận tổng thể về doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các kế hoạch cải thiện và nâng cấp kinh doanh. Đây là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển bền vững.
3.3. Giúp chinh phục khách hàng dễ dàng hơn
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, khách hàng luôn được coi là nguồn sống và là nơi tạo ra giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng là mục tiêu quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Zapier hỗ trợ doanh nghiệp trong việc này bằng cách tự động hóa các quy trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng.
Ví dụ, khi có một khách hàng mới đăng ký, Zapier có thể tự động gửi email chào mừng và thông tin cần thiết. Hoặc khi khách hàng thực hiện một giao dịch, hệ thống sẽ tự động cập nhật và theo dõi. Nhằm đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng được xử lý kịp thời và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng từ phía khách hàng.
>> Tham khảo thêm:
- CC trong email là gì? Cách sử dụng CC và BCC trong gmail chính xác
- Cách đăng nhập Gmail trên máy tính và thiết bị di động
- B2B Email Marketing: Bí Quyết Triển Khai Hiệu Quả Và Ví Dụ Thực Tế
4. Cách sử dụng Zapier đúng chuẩn
4.1. Truy cập trang chủ Zapier và đăng ký
Truy cập trang chủ của Zapier trên trình duyệt web và chọn phương thức đăng ký phù hợp với bạn, có thể là qua tài khoản Gmail, Facebook hoặc Google. Sau đó, nhấn nút “Sign Up”.
4.2. Tạo tài khoản Zapier mới
Sau khi đăng ký, truy cập vào tài khoản đã tạo và chọn “Tạo Zapier Mới”.
4.3. Chọn trigger (kích hoạt)
Bạn sẽ được yêu cầu chọn ứng dụng bạn muốn kích hoạt. Từ danh sách tìm kiếm, chọn các ứng dụng liên quan và bắt đầu cấu hình sự kiện để kích hoạt ứng dụng.
4.4. Thiết lập trigger (kích hoạt)
Tiếp theo, bạn cần chia sẻ quyền truy cập và liên kết tài khoản để chọn các sự kiện cụ thể bạn muốn theo dõi. Sau khi thiết lập, kiểm tra kích hoạt bằng cách nhấn “Lấy và Tiếp Tục”.
4.5. Chọn action (hành động)
Sau khi kích hoạt thành công, bạn sẽ chọn ứng dụng bạn muốn thực hiện hành động. Từ menu dropdown, chọn hành động bạn muốn thực hiện.
4.6. Bổ sung chi tiết cho action
Cung cấp thông tin chi tiết cho hành động của bạn và cấp quyền truy cập cho Zap để thực hiện hành động này. Sau đó, kiểm tra hành động để đảm bảo hoạt động chính xác.
4.7. Đổi tên và kích hoạt Zapier
Cuối cùng, đặt tên cho Zap của bạn và hoàn thiện cài đặt. Bây giờ bạn đã có thể sử dụng Zapier một cách dễ dàng và hiệu quả.
>> Xem thêm:
- Allintitle là gì? Cách sử dụng Allintitle phân tích từ khóa SEO hiệu quả
- Kick off là gì? Cách tổ chức kick off dự án hiệu quả
Sau khi đã hiểu về Zapier là gì và những lợi ích mà Zapier mang lại cho doanh nghiệp. Zapier không chỉ đơn thuần là một công cụ tự động hóa. Bên cạnh đó còn là đối tác đáng tin cậy trong việc tối ưu hóa các quy trình làm việc. Với Zapier, doanh nghiệp có thể dễ dàng thích nghi với môi trường kinh doanh biến động. Vì vậy họ nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả. Tóm lại, Zapier là một bí quyết giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trên con đường thành công.
>> Nguồn tham khảo:
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành